Du lịch 10/03/2018

Sài Gòn, không khó để tìm thấy sự bình yên

Bài ELLE Team

Sài Gòn đại thị luôn nức lòng khách du lịch thế giới từ cái nhộn nhịp vồn vã cho đến những cảnh sắc bình yên, bí ẩn đến lạ kỳ.

Sài Gòn, lúc thì là một anh chàng điển trai hào hoa phong nhã, vội vàng tất bật, thế nhưng lại lắm lúc chuyển mình thành tâm hồn thiếu nữ Viễn Đông e ấp tà áo dài thơ mộng. Nàng chỉ nhẹ nhàng khẽ duyên, mê hoặc một cách ngọt ngào du khách trên toàn thế giới về đây để tận tưởng, về đây để thử thách tìm cái bình yên, cái trầm mặc mà nàng giấu kín!

Có thể chẳng cần thiết để chúng ta có thể bỏ trốn đi đâu đó thật xa, mà chỉ cần biết chỗ để “trốn” tại Sài Gòn đã là điều tuyệt vời. Một sứ mệnh kỳ diệu đã và đang được thực hiện bởi Uber, nhằm giúp mang những địa danh được xem là bí ẩn ra trình làng với thế giới. Bằng những con số, dữ liệu, họ đã phân tích và chọn lựa được những quang cảnh được xem là những chốn “bí ẩn” đối với khách du lịch Việt Nam cũng như Sài Gòn.

Câu chuyện về Sài Gòn của Uber kết hợp với Canon được bắt đầu với những nhiếp ảnh gia địa phương được mời để đi tìm lại nguồn cội của sự bình yên với chiếc Canon’s EOS M. Họ đã có những trải nghiệm tuyệt vời ở chính mảnh đất chôn rau cắt rôn của mình, mỗi người mỗi cách nhìn, mỗi cách trải nghiệm và mỗi câu chuyện khác nhau. Thế nhưng, điểm chung là họ mang lại đó chính là một Sài Gòn rất khác qua lăng kính – Cái đẹp, cái thi vị của sự tĩnh lặng và trầm mặc…

Bán đảo Thanh Đa

Địa chỉ: Cư xá Thanh Đa, Phường 27, Quận Bình Thạnh

PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6
PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6

Thanh Đa – Chiếc đảo nổi thần kì giữa lòng Sài Gòn với lối vào duy nhất chỉ là cây cầu Kinh bé nhỏ, nay đã được thi công trở nên hoành tráng hơn với tên gọi khác Cầu Bình Quới. Còn nhớ những ngày xưa, khi muốn đặt chân tới Thanh Đa, phải trang bị cho mình một tinh thần thép để “leo” qua cây cầu kinh nhỏ bé với bề ngang chỉ vừa hai chiếc xe tải nhỏ. Cầu Kinh xuống cấp đến mức mà cả Sài Gòn lo sợ một sớm mai thức dậy, Thanh Đa chỉ còn là một hòn đảo cô lập giữ lòng đại thị.

PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5
PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5
PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5
PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5

Không phải tự nhiên khi mọi người vẫn hay gọi Thanh Đa là “tỉnh lẻ” bởi quang cảnh và con người nơi đây vẫn không khác gì những vùng sông nước miền Tây. Những rặng dừa ven sông xanh mướt cả góc trời, trước nhà hai bên ven đường Bình Quới vẫn là những con kênh mà người dân có thể di chuyển bằng ghe.

PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100
PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100

Những cánh đồng lúa trĩu nặng bạt ngàn khu Bình Quới, những đầm sen thơm ngát, những chú chó chạy nhảy trên đê, con trâu nằm dưới gốc cây tránh nắng, ngoài kia xa xa là cánh cò bay. Ở Sài Gòn lâu rồi, con người ta dễ dàng yếu lòng trước những gì thân thuộc , những gì quá đỗi Nam Bộ như thế…

PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100
PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100

 

Di tích kiến trúc nhà cổ dân dụng

Địa chỉ: 107A/4, ấp 1, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, Sài Gòn

PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100
PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100

Di tích kiến trúc nhà cổ dân dụng tính đến nay cũng đã tồn tại hơn 130 năm. Được xây dựng từ 1855, nhà cổ chính là nhân chứng hùng hồn cho những cuộc chiến tranh khốc liệt xảy ra tại quê hương chúng ta. Mặc dù đã trải qua tận 4 lần tu sửa là 1923, 1996, 2004, 2006 nhưng tổng thể kiến trúc của công trình vẫn đảm bảo khá nguyên vẹn nét kiến trúc ban đầu.

PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6
PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6

Công trình nhà cổ được thiết kế ở vị trí trung tâm của khu vực sân vườn với nhiều cây cối tạo không gian mát mẻ, thoáng đãng. Sân trước, sân sau và hai sân bên với những mảng màu xanh của cây cỏ làm nổi bậc kiến trúc của ngôi nhà cổ bao gồm 3 gian, 2 chái lợp ngói âm dương, phía trước nhà là khung cảnh trang nghiêm, cổ kính của miếu thờ thiên, miếu thờ ngũ hành nương nương.

PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100
PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100

Song song đó, nét đẹp mộc mạc của bộ khung cửa gỗ không chạm khắc hoa văn, không sơn phết mà chỉ được tô điểm thêm bởi các chậu mai tứ quý. Chất liệu gỗ được sử dụng phần lớn trong các kiến trúc trang trí trong nhà, một số họa tiết trang trí ở nhà cổ có sự kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.

PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5
PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5

Các hiện vật được bày trí hài hòa với không gian nhà cổ, cách bố trí không gian nội thất với bàn thờ gia tiên ở vị trí trang trọng, các bàn thờ vọng, bàn tiếp khách, nơi nghỉ của người đàn ông tại phần trước nhà; buồng ở của phụ nữ, nhà bếp ở phía sau đã phản ánh được nét văn hóa đặc trưng của người Nam Bộ.

PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5
PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5

Chưa kể với cảnh sắc thiên nhiên bao quanh căn nhà đủ để khách du lịch Sài Gòn có những trải nghiệm tìm về với quá khứ sinh sống của người dân Nam Bộ, họ yêu thiên nhiên ra sao, nề nếp thế nào. Trong căn nhà này, từng giọt không khí đều mang âm hưởng thời xa xưa, khác biệt hẳn so với những ngôi nhà cao tầng, cửa kính hiện đại trong khu vực lân cận.

PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6
PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6

 

Làng tre Phú An

Địa điểm: Số 124, đường 774, xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5
PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5

Làng tre Phú An được hình thành từ năm 1999 dựa trên ý tưởng của tiến sĩ Diệp Thị Mỹ Hạnh và là một địa điểm nằm ngoài khu vực Sài Gòn nhưng với nhưng với những ai muốn “trốn chạy” khỏi sự náo nhiệt cuối tuần thì đây là một điểm đến lý thú. Bà là giảng viên của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của 4 đơn vị là: Rhône Alpes (Pháp), UBND tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat (Pháp) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM để cho ra khu bảo tồn độc đáo này.

PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100
PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100
PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6
PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6

Làng tre Phú An là nơi tập trung của hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa thuộc 17 giống chiếm tới 90% giống tre đặc chủng của Việt Nam. Trong đó có những giống cực kỳ quý hiếm như: Phyllostachys, Bambusa, Teinostachyum, mai ống, vàng sọc, tre ngà…

PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5
PHOTO BY: MAIKA ELAN WITH CANON EOS M5

Làng tre chính là địa điểm tuyệt vời cho khách du lịch Sài Gòn muốn hòa mình với thiên nhiên nhưng không cần phải đi quá xa. Đây cũng chính là một trong những địa điểm thu hút giới các nhiếp ảnh gia, bởi thay vì chụp quá nhiều các địa danh nổi tiếng ở Sài Gòn, giờ đây họ được thỏa sức khám phá và khám phá!

PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6
PHOTO BY: HAI AN WITH CANON EOS M6
PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100
PHOTO BY: STU MAX WITH CANON EOS M100

Xem thêm:

Du lịch Manila: Những cảnh sắc trầm mặc bị lãng quên

Du lịch Ấn Độ – Xin đừng bỏ qua “Pink City”

Lược dịch: Lê Chí (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, nguồn tham khảo: Mashable, Canon, Uber)

cùng chuyên mục

No more