Nhân vật 25/05/2017

Trí Trần – Kiên trì từng bước một

Bài Thanh Nha

[Tạp chí ELLE Man tháng 4/2017] Leo núi được xem là bộ môn cardiovascular - giúp rèn luyện cơ tim và đốt mỡ cho cơ thể. trong quá trình leo, việc hít thở đều đặn ở môi trường trong lành còn giúp phổi thải độc.

Ngày 11/1/2014, sau khi hứng chí xin tham gia một đoàn leo núi nghiệp dư lên đỉnh núi Bà Đen, với 6kg trên vai và một cơ thể lười hoạt động thể thao, Trí Trần gần như gục ngã từ cột mốc thứ 90 đến 100: “Lúc đó 4 lít nước tôi mang theo đã hết sạch, tôi đuối sức tới nỗi chỉ có thể bò bằng bốn chi để leo tiếp. Đến cột thứ 100 tôi gần như khuỵu ngã nhưng khi nghe hai cô bạn phía sau nói hãy bỏ cuộc đi, lúc đó mặc dù thân thể không nghe lời song ý chí vẫn giúp tôi tiếp tục bước đi”. Sau cái ngày định mệnh đó, Trí Trần bắt đầu có cảm tình với bộ môn leo núi, anh đã chinh phục núi Bà Đen hơn 100 lần, Fansipan 1 lần, Bạch Mộc Lương Tử 1 lần, Ngũ Chi Sơn 1 lần và mục tiêu sắp tới sẽ là các đỉnh núi phía Bắc và Everest (nếu có điều kiện).

Tri Tran Kien tri tung buoc mot 1

Việt

Đối với Trí Trần, leo núi giờ đây không đơn thuần chỉ là môn thể thao tăng cường sức khỏe, một cách xả stress mà nó là cách hữu hiệu nhất giúp anh rèn luyện ý chí bền bỉ để không khuất phục trước những khó khăn của cuộc sống. Có thể nói, leo núi chính là chìa khóa khiến nhân sinh quan của Trí Trần ngày một thay đổi, từ một người cho rằng cuộc sống rất vô vị trở thành người đàn ông hết mình với bản thân và xã hội. Càng leo lâu, Trí Trần lại càng thích thử thách bản thân hơn nữa. Nếu như có đoàn leo núi đến 10 năm và chỉ dừng lại ở việc leo lên ngắm cảnh rồi xuống, thì Trí Trần dù mới chỉ 3 năm nhưng anh đã có hàng chục lần ép bản thân vượt qua những giới hạn mà người bình thường không thể làm được.

Leo núi với chiếc xe đạp trên vai

Tri Tran Kien tri tung buoc mot 2

Năm đầu tiên leo vì còn ham chơi, Trí Trần thường hay rủ thêm nhiều bạn để cùng lên đỉnh tổ chức barbecue. Càng về sau, khi phong trào leo núi và du lịch phượt trở nên phổ biến, đỉnh núi Bà Đen từ từ đông đúc hơn, Trí Trần quyết định âm thầm leo cùng bạn và lẳng lặng thực hiện những mục tiêu điên rồ của mình. Toàn bộ các cung đường leo lên núi Bà Đen: đường Chùa, đường Cột, Ma Thiên Lãnh, Đá Trắng, Núi Phụng và Hồ Chí Minh đều đã từng có dấu chân của Trí Trần. Dù đường dốc hơn 60 độ hay trời có mưa lũ xối xả, dù máu và nước mắt có đổ thì ý chí của anh cũng chưa một lần thoái lui.

Tri Tran Kien tri tung buoc mot 3

Gần đây, Trí Trần quyết định leo núi với chiếc xe đạp 12kg cùng hành trang hơn 10kg trên vai. “Trước đây tôi mê mô tô, nhưng sau này chuyển qua xe đạp vì thấy có lợi cho sức khỏe và môi trường hơn. Có một lần, thằng bạn thách đạp xe từ thành phố xuống núi Bà Đen trong 4 tiếng rồi vác xe lên tới đỉnh, tôi đã hoàn thành thử thách của nó trong hai ngày cuối tuần”. Có thể chỉ là để thỏa mãn cái sĩ diện của một thằng đàn ông nhưng để rướn mình chạm vào ngưỡng của thể lực, người đàn ông này cần và học được nhiều bài học hơn là sĩ diện. Để kiểm chứng lời của Trí Trần, tôi đã cùng anh leo núi, nếu dân nghiệp dư như tôi mất 3 tiếng lên tới đỉnh thì Trí Trần mặc dù leo núi đã lâu nhưng phải mất tới 6 tiếng chật vật với ba lô và chiếc xe đạp cồng kềnh mới lên được tới đỉnh núi Bà Đen. Lũ trẻ thán phục sức khỏe của anh, còn tôi ngã mũ bái phục sức chịu đựng và lòng kiên trì của Trí Trần.

Núi không phải chỉ của riêng mình

Tri Tran Kien tri tung buoc mot 4

Năm 2014, trên đỉnh Bà Đen đông lắm là 20 người nhưng bây giờ con số là 200 hoặc hơn. Chỉ trong một diện tích rất nhỏ trên đỉnh núi mà đã từng có đoàn gom khoảng 400kg rác mang xuống dưới chân núi. Trí Trần, một người gắn bó với Bà Đen đã lâu rất nghiêm khắc với các bạn mới trong việc quản lý rác thải: “Tôi thường dặn các bạn hãy mang rác xuống, dĩ nhiên rác hữu cơ có thể để lại nhưng rác sinh hoạt và vô cơ nên được đem xuống chứ không nên đốt sẽ ô nhiễm môi trường”. Trong khi vẫn có một số đông chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, Trí Trần và một vài anh em leo núi đã bắt đầu tổ chức những hoạt động leo núi thu gom rác thải cho những bạn mới tham gia leo núi Bà Đen. Một hoạt động giải trí đơn thuần nhưng với ý nghĩa nhân văn cao.

Tri Tran Kien tri tung buoc mot 5

Trương

Vậy cần lưu ý những gì trước khi leo?

Tri Tran Kien tri tung buoc mot 6

Tri Tran Kien tri tung buoc mot 7

Nên biết trước rằng leo núi không phải là trải nghiệm đi bộ từng bậc thang lên tới đỉnh, vì vậy trước tiên cần phải chuẩn bị tinh thần và một chút thể lực. “Dù là núi nhiều người leo, nhưng vẫn có rừng thế nên sẽ có rắn, hãy giậm chân thật mạnh khi bước và đừng dẫm lên lá vì rắn có thể nằm dưới lớp lá”, Trí Trần chia sẻ thêm: “Những ngày nắng nóng, leo ban đêm sẽ khỏe hơn ban ngày vì thế mọi người cần trang bị đèn pin kỹ lưỡng. Nên mua đèn pin xịn có thể sáng trong 4 tiếng hoặc hơn để phòng hờ”. Về chuyện ăn uống, với kinh nghiệm của một người leo núi nhiều năm, Trí Trần khuyên các bạn muốn rèn luyện sức khỏe và thân thể không nên ăn nhiều sau khi lên tới đỉnh, làm như vậy sẽ uổng phí công sức leo núi bỏ ra. Người tập thể lực nhiều có thể uống rất ít nước, nhưng cũng không nên chủ quan mà mang quá ít nước. Nếu không muốn mang vác nặng, bạn nên hỏi những người đi trước điểm có mạch nước ngầm hay không. Một điều quan trọng nữa cần nhớ là ban đêm trên đỉnh núi gió mạnh và rất lạnh, mang thêm 1 bộ độ khô để thay cũng như trang bị 1 cái đều 2 lớp cùng tấm cách nhiệt sẽ giúp bạn vượt qua tiết trời khắc nghiệt.

Tri Tran Kien tri tung buoc mot 8

Bài: Vân Trang – Ảnh: Katsu Phương

Nguồn: Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man

No more