Thể thao 19/08/2017

Giải bóng đá Ngoại Hạng Anh thay đổi ra sao sau 25 năm?

Bài Rose Nguyen

Một phần tư thế kỉ trước, kỉ nguyên mới của bóng đá Anh bắt đầu. Vào thời điểm đó, giải bóng đá Ngoại Hạng Anh chỉ có vài điểm khác biệt: nhiều camera hơn, một vài trọng tài ngoài mặc đồ màu đen còn chọn thêm màu xanh, và luật backpass mới cấm thủ môn bắt bóng khi đồng đội chuyển về đã mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả khi các thủ môn lúng túng xử lý tình huống.

Giải bóng đá ngoại hạng anh 2

Nhưng đã tạo ra điều khác biệt lớn nhất:

Giải bóng đá Ngoại Hạng Anh đã mang đến sự hưng phấn

Sau khi Sky Sport bắt đầu quảng cáo bóng đá như là một phong cách sống chứ không chỉ đơn giản là một môn thể thao thì nó xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Các cầu thủ cũng nhận biết rõ ràng về sự thay đổi này. Brian Deane – người ghi bàn thằng đầu tiên của giải bóng đá Ngoại Hạng Anh chia sẻ: “Sự hào nhoáng xuất hiện cùng lúc với rất nhiều quảng cáo trên TV. Thời điểm đó, chúng tôi thường chỉ được xem Match of the Day, nên tự dưng được lên TV nhiều như vậy, mọi người đều nhận ra rằng mình sẽ có một cuộc sống nhộn nhịp hơn trước rất nhiều”.

Sự hào nhoáng đó đã tiến đến mộttầm cao mới trong 25 năm qua. Tất cả các môn thể thao đều sẽ phát triển, nhưng bóng đá Anh đặc biệt đã thay đổi đến mức không nhận ra được.

Vậy nó đã thay đổi như thế nào từ lượt đấu đầu của mùa giải bóng đá Ngoại Hạng Anh (NHA) đầu tiên?

Số đội bóng tham dự

Khi giải bóng đá Ngoại Hạng Anh bắt đầu thì có 22 đội bóng một mùa. Mùa giải 1991-92, hội đồng First Division đã bình chọn để tăng số lượng đội bóng lên, nhưng sau đó lại giảm xuống 20 đội ở mùa giải 1995 -96. 4 CLB Norwich, Crystal Palace, Leicester City và Ipswich Town bị loại khỏi giải khi NHA khi số trận đấu trong một mùa giải được giảm từ 42 xuống còn 38 trận. Quy định này được giữ nguyên đến ngày nay.

Giải ngoại hạng

Một trong những điều dễ nhận thấy nhất ở giải bóng đá Ngoại Hạng Anh là số lượng cầu thủ người nước ngoài. Trong loạt trận đầu tiên, có 13 đại diện từ các quốc gia ngoài Anh và Ireland:  Eric Cantona (Leeds United – Pháp), Craig Forrest (Ipswich Town – Canada), Hans Segers (Wimbledon – Hà Lan), Gunnar Halle (Oldham – Na-uy), John Jensen (Arsenal – Đan Mạch), Anders Limpar (Arsenal – Thuỵ Điển), Ronnie Rosenthal (Liverpool – Israel), Robert Warzycha (Everton – Ba Lan), Peter Schmeichel (Manchester United – Đan Mạch), Andrei Kanchelskis (Manchester United – Nga), Roland Nilsson (Sheffield Wednesday – Thuỵ Điển), Michel Vonk (Manchester City – Hà Lan) và Jan Stejskal (QPR – Tiệp Khắc).

Giải bóng đá ngoại hạng anh

Trong 273 cầu thủ từ 22 CLB chơi cho lượt trận này, 205 người có thể chơi cho đội tuyển Anh, 55 người đến từ xứ Wales, Scotland, Bắc Ai-Len và Cộng Hoà Ai-Len. Tổng cộng đã có 15 quốc gia được đại diện ở giải bóng đá Ngoại Hạng Anh lúc đó.

Năm 2017, bức tranh Ngoại Hạng Anh còn phong phú hơn nhiều: trong 277 cầu thủ, chỉ có 86 là người Anh và 191 người còn lại đại diện cho 49 quốc gia khác nhau, trong đó nổi bật nhất là Pháp và Tây Ban Nha.

Huấn luyện viên

Giải bóng đá ngoại hạng anh

Năm 1992, 18 trong 23 huấn luyện viên (Tottenham lúc đó có Ray Clemence và Doug Livermore là đồng HLV) là người Anh, 4 người Scotland, và 1 người Ai-Len.

Năm 2017, chỉ có 4 HLV mang quốc tịch Anh, số còn lại đến từ Croatia, Wales, Bồ Đào Nha, Argentina, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Hà Lan, Ý, Ai Len, và Pháp.

Trong mùa giải đầu tiên của giải bóng đá Ngoại Hạng Anh, 22 trong số 23 HLV giữ được ghế (chỉ có Ian Porterfield bị Chelsea sa thải vào tháng 2). Như các bạn có thể thấy, vào thời đại mà những ông chủ bị chi phối bởi cảm xúc như hiện nay thì sẽ không có sự đảm bảo về công việc nào cho các HLV cả! Hầu như chắc chắn sẽ có ít nhất một vụ sa thải diễn ra trong vào sau mùa giải 2017-18.

Giờ ra sân

Lượt trận đầu tiên mùa giải 92-93 chứng kiến 1 sự thay đổi lớn: thay vì bắt đầu vào 3h chiều ngày thứ 7 như thường lệ tại giải bóng đá Anh, trận Nottingham Forest gặp Liverpool diễn ra vào chiều Chủ Nhật, còn trận Manchester City gặp QPR vào tối thứ 2.

Những người lên lịch thi đấu bây giờ thì sáng tạo hơn. Cả tuần, hay cả ngày đều có thể diễn ra các trận đấu của giải bóng đá Ngoại Hạng Anh.

Khán giả đến sân

Đội bóng có lượng khán giả lớn nhất vào tuần mở màn của giải đấu năm 1992 sẽ làm bạn bất ngờ: đó chính là Sheffield United với 28,070 người theo dõi trận đấu của họ với Manchester United. Trận đấu này. Manchester United đã thua 1–2 với 2 bàn thắng của Brian Deane. Thật may mắn cho Quỷ Đỏ – mặc dù thua trận mở màn nhưng cuối giải, họ đã có được danh hiệu vô địch đầu tiên của giải bóng đá Ngoại Hạng Anh.

Tổng cộng, lượt trận mở màn đón 237,026 lượt khán giả đến sân. Cuối mùa giải thì con số này lên đến 9,759,750 người – trung bình 21,125 người mỗi trận.

Cuối lượt trận đầu mùa giải 2017/18, có tổng cộng 399,781 khán giả đến sân. Trận đấu có lượng khán giả tại sân lớn nhất là Manchester United gặp West Ham với 74,928 người.

giải bóng đá ngoại hạng anh

Thực tế, giải bóng đá Ngoại Hạng Anh là một trong những giải đấu có lượng khán giả đến sân cao nhất thế giới. Mùa giải năm ngoái, lượt khán giả đến sân chiếm tới 96.5% sức chứa của các sân vận động – ước mơ của tất cả các nền bóng đá!

Các loại thẻ 

giải bóng đá ngoại hạng anh

Một trong những điều thay đổi lớn nhất chính là luật, hay đúng hơn là trừng phạt dành cho những kẻ lách luật. Trong lượt trận đầu tiên năm 1992, không ai bị đuổi khỏi sân và có đến 3 trận đấu không có thẻ vàng nào cả. Trong 8 trận đấu còn lại, chỉ có 23 lần thẻ vàng được đưa ra. Không ngạc nhiên lắm khi 2 thẻ trong số đó là dành cho Eric Cantona và Roy Keane.

Thế nhưng trong mùa giải năm nay, mặc dù chỉ có 10 trận (so với 11 trận năm 1992) nhưng đã có tận 34 thẻ vàng được rút ra, và đến 3 cầu thủ phải nhận thẻ đỏ là Gary Cahill, Cesc Fabregas, và Jonjo Shelvey. Các trọng tài có vẻ như đã mạnh tay trừng trị các cầu thủ phạm lỗi hơn so với ngày xưa!

Phát sóng truyền hình

Mặc dù mục đích chính là doanh thu, nhưng tại thời điểm đó thì nhìn chung người ta vẫn chưa biết cách kiếm tiền nhiều nhất từ giải bóng đá Ngoại Hạng Anh là như thế nào. Ví dụ kinh điển chính là các hợp đồng phát sóng truyền hình. Mặc dù Sky Sport đã kí hợp đồng khi đó là khá lớn trị giá 304 triệu bảng Anh trong 5 năm (60,8 triệu bảng/mùa), họ đã bỏ quên sức hấp dẫn của giải đấu này ở thị trường quốc tế. Bản quyền phát sóng quốc tế được giao cho một công ty, mà rất khó để biết chính xác giải bóng đá Ngoại Hạng Anh đã được phát sóng trên bao nhiêu quốc gia.

Phải đến cuối thập kỉ 90 thì người ta mới biết phải bán bản quyền theo từng nước – nhờ đó mà ta biết được rằng mùa giải này có đến 189/193 nước sẽ chiếu Ngoại Hạng Anh.

Chỉ tính nội địa thì các hợp đồng phát sóng đã lên đến 5,14 tỉ bảng Anh cho chỉ 3 mùa (1,71 tỉ/mùa). Vậy là trong vòng 25 năm, giá trị truyền hình của NHA đã tăng đến 2728%.

Chi phí

Bóng đá rõ ràng là đã trở nên đắt đỏ hơn trong 25 năm qua. Vào năm 1992, giá vé khán giả chỉ từ 8 – 30 bảng, còn bây giờ bạn phải bỏ ra từ 9 bảng (nếu bạn thật sự may mắn, hoặc là trẻ em) đến 97 bảng mới mua được vé 1 trận đấu ở giải này..

Tuy nhiên, Huddersfield quyết định sẽ giữ mức giá rẻ ở mùa giải này: season tickets (vé xem cả mùa) chỉ có 299 bảng, còn nếu bạn vẫn chăm chỉ đến sân vào thời họ còn đá ở League One thì bạn sẽ chỉ phải trả 100 bảng. Đây chính là cách mà Huddersfield tri ân các fan của mình, cũng như ăn mừng CLB được lên đá ở giải đấu danh giá này.

Phong cách chơi bóng

giải bóng đá ngoại hạng anh

Cuối cùng, điều thay đổi dễ nhận ra nhất kể từ trận đấu đầu tiên năm 1992 ấy chính là cách mà trận đấu được diễn ra. Tốc độ được tăng lên đáng kể, nhất là khi chế độ ăn của các cầu thủ được tinh chỉnh, rượu bia không được khuyến khích, và các bài tập đã trở nên phức tạp hơn.

Các câu lạc bộ giờ đây đã hẳn đội ngũ chuyên viên tập luyện giúp các cầu thủ đạt được phong độ thể lực tốt nhất. Để làm được điều đó, họ phải tính đến cả những chi tiết nhỏ nhất. Cầu thủ, quả bóng (cũng được được tăng lên về kích cỡ) và cách chơi bóng đều được đẩy cao lên với tốc độ khá nhanh nếu so sánh với 25 năm trước.

Mặc dù vậy, cầu thủ gạo cội Deane có cách lý giải cho sự thay đổi tích cực này thực tế hơn nhiều:“Một sự khác biệt rất lớn chính là chất lượng các sân bóng. Chỉ cần nhìn qua vào chất lượng mặt sân là bạn sẽ hiểu ngay lập tức rằng so sánh  khả năng của cầu thủ ngày ấy và bây giờ là không công bằng. Hồi đó có rất nhiều cầu thủ tuyệt vời, nhưng chả ai có thể chơi tiki-taka trên cái mặt cỏ đấy cả”.

Có bao nhiêu điều về sự thay đổi ở giải bóng đá Ngoại Hạng Anh mà bạn biết? Hãy chia sẻ với ELLE Man nhé!

R.Nguyen (Tap chi Phái Mạnh ELLE Man)

cùng chuyên mục

No more