Thú chơi 21/05/2015

Kinh nghiệm đi phượt tại Irian Jaya, Indonesia

Bài Trúc Đoàn

Hành trình đưa tôi băng qua những mảng núi lở còn vương mùi bùn, đất ướt chưa kịp ráo, những khu rừng nguyên sinh chưa in một lối mòn, lá mục ngập gối, những cây cầu mong manh chực đổ sụp như muốn trao hiến tính mạng và thân xác khách bộ hành cho dòng nước dữ… Những cảm xúc nghẹt thở, một hành trình trekking dài ngày ở Irian Jaya (Indonesia) đã cho tôi những kinh nghiệm đi phượt có một không hai tại địa điểm có độ thử thách và nguy hiểm hàng đầu Đông Nam Á!

TátaĐến được nơi “khỉ ho cò gáy” Wamena, một thị trấn nhỏ trong thung lũng Baliem để chuẩn bị cho hành trình trekking vào rừng già Irian Jaya, phải qua 7 chặng bay với tổng thời gian 24 giờ tính từ lúc khởi hành tại TP.HCM. Đây thật sự là kinh nghiệm đi phượt và trekking đầy kỳ thú, nhưng cũng rất điên rồ của chúng tôi.

Từ sân bay ở thị trấn Wamena về làng, Rufus – một người bản địa từng dẫn đường cho các đoàn phim BBC, National Geographic đi khám phá các bộ tộc hoang dã trong rừng già thung lũng Baliem – cũng là người phiên dịch cho tôi trong hành trình trekking này, anh không ngớt quan sát với ánh mắt lộ đầy vẻ ngạc nhiên, gặng hỏi, Rufus trả lời: “Khi nghe nói có nhóm người Việt Nam sang đây đi rừng, tôi không biết Việt Nam ở đâu cả, tôi hình dung các bạn phải là da trắng, cao to, tóc vàng, thế nên khi gặp lại trái ngược với hình dung của tôi nên tôi ngạc nhiên thôi”.

Nhóm Trekking vào rừng già Irian Jaya lần này có 3 người, nhưng cần đến 15 phu khuân vác hành lý, túi ngủ, đồ dùng cá nhân, gạo, nước, củ quả… để dùng cho các bữa ăn giữa rừng, kèm vai trò phiên dịch từ thổ ngữ sang tiếng Indo và tiếng Anh. Cả nhóm rời thị trấn Wamena thẳng hướng đỉnh núi Puncat Trikora (4.750m) với những khởi đầu hăng say vào hành trình trekking “điên rồ” nhất mà tôi từng trải nghiệm.

kinh nghiệm đi phượt ở Indonesia
2.Những người bạn dẫnđường trong chuyến trekking ở Irian Jaya.
kinh nghiệm đi phượt  ở Irian Jaya, indonesia
Mọi vận chuyển cho chuyến trekking chỉ có thể sử dụng sức người..

Cung đường núi lên cao dần, món “khai vị” ngay từ bìa rừng là một vụ sạt lở núi kinh hoàng xảy ra vài tháng trước, quét trắng cả một vạt rừng chỉ để lại trơ trọi đất đá ngổn ngang. Địa hình quanh dãy Jayawijaya đều là dốc núi hiểm trở, thế nên các vụ lở núi xảy ra thường niên, chẳng gì xa lạ với người bản địa, nhưng với tôi thì đó là một lời đe dọa dư sức… rợn tóc gáy.

kinh nghiệm đi phượt qua vùng núi  Jayawijaya
Vùng bình nguyên dưới chân dãy Jayawijaya được tạo nên sau một vụ lở núi.

Đường đi khởi đầu khá dễ chịu cho đến khi gặp được dòng sông Baliem, thực tình cả đời chưa từng gặp qua dòng sông nào nước xiết đến thế. Những người dẫn đường cho biết không có một phương tiện nào có thể lưu hành trên dòng sông này, ngay cả cá cũng không thấy xuất hiện bởi những đợt sạt lở, kèm lũ bùn diễn ra liên miên, khiến dòng sông lúc nào cũng sùng sục sôi đục một màu phù sa với gầm réo đầy ghê sợ.

kinh nghiệm đi phượt qua vùng núi hiểm trở ở Indonesia
Chiếc cầu treo tử thần bắc ngang dòng sông Baliem.
Hành trình trekking qua những cây cầu tạm bợ
Hành trình trekking qua những cây cầu tạm bợ băng vách núi cheo leo.

Độ cao hành trình nâng dần lên hơn 2.000m, cung đường mòn theo vách núi, khi xuống vực, lúc lại bò mình lên, khi cheo leo khi chênh vênh trên con đường mòn mà mây núi ở tận phía dưới xa. Đây cũng là vùng đất lý tưởng được các bộ tộc hoang dã nhất Indonesia như Dani, Lani, Yali đang sinh sống. Hành trình trekking gian khổ ấy giúp tôi cùng những người bạn đồng hành có dịp được trải nghiệm những nét văn hóa, tập tục, cuộc sống gia đình, bộ tộc tại các ngôi làng nơi chúng tôi đi qua.

Người dẫn đường Perius thuộc bộ tộc Lani
Người dẫn đường Perius thuộc bộ tộc Lani với hàm râu rậm rạp khiến anh già hơn so với tuổi thực, Perius để râu vì đó là một tập tục của người Lani. Khi có người thân trong gia đình mất đi, đàn ông Lani trong gia đình sẽ để râu cho đến khi nào kiếm đủ lương thực làm một bữa ăn lớn chiêu đãi những người thân thích, khi ấy hàm râu mới được cạo, còn chưa kiếm đủ số lương thực, bộ râu vẫn phải để nguyên như thế.
Tác giả cùng già Kerao thuộc bộ tộc Lani ở thung lũng Baliem
Tác giả cùng già Kerao thuộc bộ tộc Lani ở thung lũng Baliem, với khuôn mặt trang điểm như một chiến binh sắp ra 16trận. Ông dùng bồ hóng từ bếp lửa và trái cà ri để trang điểm hai màu đen – đỏ trên khuôn mặt, bộ cung tên làm từ tre và mây rừng luôn ở cạnh cùng con dao bên vai phải của ông được làm từ xương ống chân của loài chim lớn Kuskut, đầu đội nói gắn lông chim caswari (một loại chim thuộc họ đà điểu).

Các bộ lạc tỏ ra bỡ ngỡ trước những gì chúng tôi mang đến từ thế giới văn minh, là gói mì, hạt gạo, củ cà rốt, đến máy ảnh, đèn pin, và kể cả trang phục che thân… ngược lại, chuyến trekking vất vả – vất vưởng ngoài sức tưởng tượng đã lưu lại trong tôi những bất ngờ lớn, bởi rằng ở thế kỷ 21, vẫn còn những khung cảnh rừng xanh toàn vẹn, vẫn còn những bộ lạc hoang dã với lối sống đơn sơ như thời cổ đại, tồn tại hồn nhiên như cỏ hoa giữa núi rừng.

Chuyến trekking kéo dài gần 2 tuần theo dấu các bộ tộc trên vùng rừng núi Jayawijaya rồi cũng đến lúc phải tìm lại với thế giới văn minh, hành trang mang về là cả nùi con mù mát cắn nát thắt lưng từ những đêm ngủ trong nùi rơm trốn lạnh, những đôi giày mòn vẹt đáy, há mỏ, các bắp cơ căng cứng, bước chân xiêu vẹo, người giảm đi vài cân mỡ thừa… để rồi cho đến giờ, mỗi khi gợi lại hành trình trekking “điên rồ” ấy vẫn nửa sợ, nửa… sướng và biết đâu lại có ngày… tái ngộ.

cư dân thung lũng Baliem, Indonesia
Heo là vật quý giá nhất trong đời sống cư dân thung lũng Baliem.
Phụ nữ vùng Baliem dùng đầu gùi lương thực vượt núi.
Phụ nữ vùng Baliem dùng đầu gùi lương thực vượt núi.
Đàn ông Dani – một bộ tộc từng có tập tục ăn thịt người nổi tiếng vùng thung lũng Baliem
Đàn ông Dani – một bộ tộc từng có tập tục ăn thịt người nổi tiếng vùng thung lũng Baliem – biểu tượng sức mạnh của núi rừng Irian Jaya với hành trang mang theo bên mình là bộ cung tên săn thú trông như một chiến binh luôn sẵn sàng ra trận.
Thợ săn Dani trong rừng sâu của dãy Jayawija.
Thợ săn Dani trong rừng sâu của dãy Jayawija.
Trong ngôi nhà Honai của người Dani
Trong ngôi nhà Honai của người Dani, vật quý nhất là đống lửa giữ ấm giữa nhà.
ngôi nhà Honai như cây nấm rơm giữa núi rừng.
Ở độ cao trên 2.000m, ngôi nhà Honai như cây nấm rơm giữa núi rừng.
Cảnh đẹp ngoạn mục trong hành trình trekking ở Irian Jaya.
Cảnh đẹp ngoạn mục trong hành trình trekking ở Irian Jaya.

Thực hiện: Nguyễn Đình

No more