Tin tức 11/01/2018

Dead Zone: Hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu

Bài ELLE Team

Biến đổi khí hậu không còn là những hiện tượng được dự báo xa xôi mà đã biểu hiện rõ ràng và ngày một ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới.

Một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây là hiện tượng những mảng đại dương đang mất dần lượng oxy và tạo nên nhiều vùng đại dương chết mang tên là ”Dead Zone”. Đây là những khu vực đại dương có nồng độ oxy thấp, không cung cấp đủ lượng oxy để sinh vật và thực vật có thể sinh sống. Hãy để ELLE Man giúp bạn tìm hiểu những ảnh hưởng của vùng đại dương chết ”Dead Zone” đối với hệ sinh vật biển và môi trường sống của con người!

Vấn nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu dẫn đến sự nóng lên của toàn cầu là nguyên nhân chính làm tăng 4 lần diện tích vùng đại dương không có khả năng cho sinh vật có thể sống trên khu vực toàn trái đất.

Những mảng màu xanh và chấm màu đỏ biểu thị vùng chết ''Dead Zone'' ngày càng mở rộng diện tích trên toàn thế giới
Những mảng màu xanh và chấm màu đỏ biểu thị vùng chết ”Dead Zone” ngày càng mở rộng diện tích trên toàn thế giới

Trái

Đáng báo động tại những vùng duyên hải lượng oxy giảm còn 2 miligram/lít, không đủ cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển. Theo nghiên cứu, vùng chết ‘‘Dead zone’’ đang lan rộng. Bạn có thể thấy trên hình ảnh sau những chấm đỏ (khu vực duyên hải) và nhiều mảng màu xanh (đại dương) là sự mở rộng của vùng đại dương chết ‘‘Dead Zone’’.

Oxy mang lại sự sống mọi sinh vật trên trái đất. Vậy mà sự sống đó đang bị đe dọa bởi sự gây ô nhiễm của con người đến tự nhiên: khí thải từ hoạt động sống và sản xuất công nghiệp, chất độc hóa học được đổ trực tiếp ra đại dương mà không qua xử lý.

Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất là những nguyên nhân dẫn đến nhiều mảng đại dương không có sự sống, thiếu oxy trầm trọng. Ảnh: Cnchemical
Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất là những nguyên nhân dẫn đến nhiều mảng đại dương không có sự sống, thiếu oxy trầm trọng. Ảnh: Cnchemical

Sinh vật sẽ không tồn tại và phát triển được trên những vùng ‘‘Dead Zone’’. Điều này khiến môi trường biển bị phá hủy, giảm sự đa dạng sinh học và mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người’.

Với tham vọng ‘‘Đẩy lùi sự mở rộng của những vùng chết’’ các nhà khoa học bắt tay vào sử dụng công nghệ đầu tư xử lý nước thải ở Vịnh Chesapeake (Mỹ). Sau một quá trình nỗ lực tại Vịnh lượng khí ô nhiễm Nitơ đã giảm 24% và nhiều khu vực trên vịnh vùng chết Dead Zone đã biến mất.

Nhât Lệ (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, tham khảo: huffingtonpost)

No more