Nguy cơ phá sản của 16 thương hiệu trên thị trường bán lẻ

Bài ELLE Team

Thị trường bán lẻ nói chung và các chuỗi cửa hàng thương hiệu bán lẻ nói riêng đang dần mất đi sức hút đối với thời đại và đứng trước bờ vực suy vong. Mọi thứ ngày một trở nên khó khăn và chật vật hơn đối với những doanh nghiệp bán lẻ.

thi truong ban le - elle viet nam

Sau nhiều năm cạnh tranh giành thị trường với trang bán hàng trực tuyến Amazon, các cửa hàng bán lẻ đã phải đóng cửa hàng loạt vì doanh thu sụt giảm. Các chuyên gia dự đoán rằng ¼ số trung tâm thương mại tại Mỹ phải đóng cửa trong vòng 5 năm tới.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Moody’s Investors Service cho biết vấn đềnghiêm trọng hiện tại là các cửa hàng bán lẻ đang bước vào thời kì suy thoái trầm trọng do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Báo cáo gần đây nhất đã xếp hạng các nhà bán lẻ lớn đang đối mặt với thua lỗ cao.

Thương

Cơn bão của các trung tâm bán lẻ trên trang mạng Amazon và sự chuyển đổi rộng rãi từ mua sắm tại các cửa hàng sang mua sắm trực tuyến đang dần trở nên phổ biến, được yêu thích ngày một nhiều bởi người tiêu dùng. Theo phân tích của Moody có 15% trong sốcác cửa hàng sẽ đứng trước bờ vực phá sản và phải đóng cửa. Sự sụp đổ không mang tính toàn diện mà chỉ thể hiện ở một bộ phận nhất định và “Phần lớn các cửa hàng bán lẻ về cơ bản đều sống tốt” – O’Shea cho biết trong thông cáo báo chí gửi kèm với bản báo cáo của Moody. Tuy nhiên nhóm của hàng bán lẻ đang suy giảm doanh thu mỗi ngày, tình trạng lỗ vốn ngày một tăng cao, nhất là các trung tâm mua sắm và các cửa hàng chuyên vềmột mặt hàng nhất định.

Dưới đây là 16 chuỗi cửa hàng đang cận kề bờ vực phá sản:

1. Boardriders S.A

thi truong ban le - elle viet nam

Boardriders S.A là công ty đồthể thao chuyên dụng, được xem là công ty con của Quiksilver. Cho đến năm 2013, Quiksilver đã đối mặt với khủng hoảng tài chính trong 6 năm và đưa ra các kếhoạch xoay vòng nhằm giải quyết vấn đềnày. Đến 2015, công ty đã đệ đơn xin phá sản. Và đến đầu 2016, Boardriders S.A xuất hiện sau khi Quiksilver thoát khỏi tình trạng phá sản và trở thành công ty tư nhân với cổ đông chính được nắm giữ bởi Oaktree Capital Management.

2. Bon-Ton 

thi truong ban le - elle viet nam

Bon-Ton là chuỗi cửa hàng bách hóa có trụ sở tại New York, Pennsylvania và Milwaukee, Wisconsin. Bon-Ton cũng là chủ điều hành của nhiều thương hiệu: Bergner’s, Boston Store, Carson, Elder-Beerman, Herberger’s và Younkers. Tuy nhiên, Bon-Ton đã báo cáo thua lỗ rất nhiều trong những năm gần đây. Bon-Ton đã có thể tái cấp vốn cho các kì hạn nợ của năm 2017 bất chấp hiệu suất tài chính rớt thảm hại và đối mặt với khoản nợ hàng trăm triệu đô cho đến cuối năm 2018. Nếu tình trạng tài chính vẫn tiếp tục đi xuống và không cải thiện vào năm tới, Bon-Ton sẽ mất đi khả năng đầu tư dài hạn đồng thời mất đi vị thếcạnh tranh trên thị trường. Vì thế, với năng suất bán hàng hiện tại, Bon-Ton có khả năng phá sản trong vòng chưa đầy 2 năm.

3. Calceus Acquisition (Cole Haan)

thi truong ban le - elle viet nam

Calceus Acquisition hay được biết đến dưới tên Cole Haan – là tên của thương hiệu giày được ghép lại bởi tên của hai nữ chủ nhân sáng lập ra nó: Trafton Cole và Eddie Haan. Được thành lập từ 1928, Cole Haan đã trải qua khoảng thời gian khó khăn tài chính trong những năm gần đây vì sự cạnh tranh khắc nghiệt đối với các trang web online. Đồng thời sự bùng nổ của xu hướng mua hàng trực tuyến đã dần “giết chết” các chuỗi cửa hàng và người tiêu dùng cũng trở nên lệ thuộc hơn vào công nghệ bởi những tiện ích to lớn của nó.

4. Charlotte Russe

thi truong ban le - elle viet nam

Là chuỗi của hàng quần áo thời trang, Charlotte Russe cung cấp mặt hàng thời trang nữ giới bao gồm cả những dòng sản phẩm plus-size, đồng thời cũng tập trung vào thời trang trẻ em với thương hiệu Peek. Chuỗi cửa hàng này chủ yếu đánh vào thị hiếu của những người trẻ, điều này giải thích cho việc nó phải đối mặt cùng sức ép từ các thương hiệu chung mặt hàng của môi trường bán lẻ hiện tại. Bên cạnh đó, sự suy giảm của các trung tâm thương mại và sự gia tăng của các thương hiệu thời trang giảm giá đã dẫn đến sự suy yếu cho Charlotte Russe.

5. Charming Charlie

thi truong ban le - elle viet nam

Được thành lập vào năm 2004, Charming Charlie là chuỗi cửa hàng phụ kiện dành cho nữ giới, nó đang dần mất đi sức hút vì ngày càng ít người tìm đến trung tâm mua sắm. Cũng hướng đến những người trẻ – thành phần khách hàng đang dẫn đầu xu hướng mua sắm trực tuyến, nhất là đối với các mặt hàng thời trang như thếnày là một trong những lý do Charming Charlie vuột mất doanh thu.

6. Chinos Intermediate Holdings

thi truong ban le - elle viet nam

Chinos Intermediate Holdings là công ty mẹ của thương hiệu J.Crew – một công ty đang gặp nhiều khó khăn trước vấn đềthua lỗ. Sự xuất hiện của những thương hiệu cùng mặt hàng nhưng được bán với giá rẻ hơn nhiều lần như H&M hay Zara đã khiến J.Crew phải đối mặt với sự “ghẻ lạnh” của khách hàng bởi sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả. Drexler – người từng giữ chức giám đốc điều hành của J.Crew cho rằng việc đẩy thương hiệu của mình vào hàng giá cao trong khi ngành công nghiệp thời trang đang theo xu hướng giá rẻ là một trong những sai lầm lớn nhất của ông.

Nơi

7. Claire’s Store

thi truong ban le - elle viet nam

Dù không thuộc dòng sản phẩm cao cấp và sở hữu mức giá tầm trung, nhưng chuỗi cửa hàng phụ kiện và trang sức Claire’s Store vẫn phải đóng cửa nhiều chi nhánh và mất khoảng doanh thu lớn trong những năm gần đây. Lý do khiến thương hiệu này đang dần chết đi là vì nó “sống” dựa vào phần lớn lượt khách lui tới trung tâm thương mại. Khi thị trường trực tuyến bùng nổ thì chẳng mấy ai thiết tha tốn công chạy đến trung tâm mua sắm nữa.

8. David’s Bridal

thi truong ban le - elle viet nam

Nếu Walmart là chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm lớn nhất thếgiới thì David’s Bridal lại được biết đến là Walmart của thị trường áo cưới. Tuy nhiên tình trạng hiện tại của David’s Bridal lại chẳng lạc quan là mấy. Chuyên bán váy cưới và các dịch vụ cưới, David’s Bridal sở hữu 300 cửa hàng tại Mỹ, Canada và Anh quốc. Dù bán nhiều “gói” ở đa dạng mức giá khác nhau nhưng David’s Bridal  không nằm trong mức “giá phải chăng” đối với khách hàng, nhất là khi so sánh với các cửa hàng độc lập quy mô nhỏ trong thị trường hiện tại.

9. Everest Holdings

thi truong ban le - elle viet nam

Được điều hành bởi thương hiệu Eddie Bauer, các chuỗi bán lẻ của Everest Holdings đã chịu ảnh hưởng bởi cùng sự cản trở lớn từ thị trường bán lẻ, gây tiêu hao cho ngành công nghiệp cung cấp các mặt hàng thể thao và các sản phẩm ngoài trời. Điều này đã dẫn đến sự chấm dứt của của Sports Authority và gây ra “cái chết” cho nhiều thương hiệu Gander Mountain, MC Sports, Golfsmith, Eastern Outfitters, và Sports Chalet. Sự chuyển đổi chóng mặt của doanh số bán lẻ từ các thương hiệu bán lẻ truyền thống sang các đại lý trực tuyến, các nhà phân phối cạnh tranh, nhà bán lẻ chuyên dụng và sự thay đổi thị hiếu đã đẩy các công ty nói chung và Everest Holdings đến bờ vực sụp đổ.

10. Evergreen AcqCo 1LP

thi truong ban le - elle viet nam

Đây là chuỗi cửa hàng đặc biệt với sự đóng góp hàng hóa từ cộng đồng và sau đó bán lại chúng. Evergreen AcqCo 1LP bán các mặt hàng đã qua sử dụng và trả một sốtiền cho các tổ chức phi chính phủ địa phương theo sự chỉ dẫn của khách hàng – những người đã tích cực đóng góp. Chuỗi cửa hàng có hơn 300 cửa hàng khắp Mỹ và Canada, nó giúp đỡ hơn 12 tổ chức phi chính phủ bằng cách trả tiền cho những sản phẩm đóng góp đồng thời giữ gần 200.000kg sản phẩm đã qua sử dụng từ bãi phế thải mỗi năm.

Story

11. Gymboree

thi truong ban le - elle viet nam

Các nhà phân tích trong một thời gian đã từng cho rằng các cửa hàng bán lẻ mặt hàng may mặc trẻ em sẽ ở bờ vực phá sản. Và như dự đoán, sau báo cáo của Moody, Gymboree đã đệ đơn phá sản và tuyên bố có thể đóng cửa lên đến 450 cửa hàng.

12. Neiman Marcus

thi truong ban le - elle viet nam

Trung tâm mua sắm xa xỉ này đã từng thu hút sự chú ý khi bán các mặt hàng với các thiết kếđược cốtình “phá hoại” (như những đôi sneaker bị cắt nhiều đường bán với giá $1,425 hay những chiếc quần jeans “nhuộm” bùn giá $425). Tuy nhiên, Neiman Marcus của hiện tại đang đẩy bản thân vào bối cảnh đi xuống của thị trường kinh doanh.

13. Nine West Holdings

thi truong ban le - elle viet nam

Đảm nhiệm mặt hàng giày dép và phụ kiện cho nữ, Nine West cũng là một trong những thương hiệu đang vật lộn tìm vị trí trên thị trường bán lẻ. Có mặt ở 78 quốc gia, Nine West hoạt động với mức giá full-price cùng các outlet phân bố khắp Mỹ. Giống như đại đa số các cửa hàng giày dép khác, Nine West cũng chật vật giữa thời kì bùng nổ công nghệ số. Đây là vấn đềto lớn với các thương hiệu vì nó làm giảm sốlượng lớn khách lui tới trung tâm mua sắm – “nguồn sống” của các chuỗi cửa hàng này.

14. Sears Holdings

thi truong ban le - elle viet nam

Là một trong những thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, Sears là một trường hợp sụp đổ tiêu biểu trong thị tường bán lẻ. Là chủ sở hữu của Sears và Kmart nhưng chuỗi cửa hàng này phải bán dần tài sản, đóng cửa nhiều cửa hàng và làm bất kì việc gì nhằm giảm chậm nhất tốc độ phá sản. Tuy nhiên, bao nhiêu nỗ lực cũng không thể cứu vãn và đã hơn 250 cửa hàng đã bị xóa sổ trong năm nay.

15. TOMS Shoes

thi truong ban le - elle viet nam

Danh hiệu nhà bán lẻ tốt bụng nhất hẳn thuộc vềTOMS khi chuỗi cửa hàng này quyết định quyên góp một đôi giày cho mỗi đôi được bán ra. TOMS đã trao tặng hơn 60 triệu đôi giày cho trẻ em nghèo kể từ khi được thành lập vào 2006 đến nay. Đồng thời, chuỗi của hàng đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm bằng cách mở xưởng giày tại các quốc gia mà nó đã quyên tặng. Nhưng “nhà hảo tâm” này cũng không nằm ngoài danh sách “sụp đổ” và đối mặt với nhiều vấn đềtài chính.

16. Velocity Pooling Vehicle

thi truong ban le - elle viet nam

Hoạt động dưới tên gọi Motorpsort Aftermarket Group (MAG), Velocity Pooling Vehicle đã bắt tay cùng nhiều thương hiệu khác nhằm sản xuất các phụ tùng cho xe máy, ô tô và xe tải. Đây được xem là thách thức kinh doanh ở hiện tại khi mà internet đang làm tốt hơn rất nhiều “nhiệm vụ” đọ giá giữa các thương hiệu đồng thời tạo điều kiện cạnh tranh cho các dòng sản phẩm lớn nhỏ mà không cần thông qua MAG.

Những

Bài: Vương Tuyền (Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man, Nguồn  tham khảo: fool.com, time.com)

No more