Những điều cần biết về hôi miệng và cách khắc phục hiệu quả

Bài ELLE Team

Miệng bạn có mùi hôi? Mọi người có vẻ "xa cách" bạn mỗi khi bạn nói chuyện? Đừng lo, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể biết được rõ nguyên nhân, cách nhận biết cũng như cách điều trị cho chứng hôi miệng này nhé.

Hôi miệng luôn là một trong những tình trạng gây đau đầu cho một bộ phận người bị mắc phải. Không những mang lại khó chịu cho người khác mà còn làm cho người bị mắc chứng bệnh này tự ti hơn khi giao tiếp. Cùng ELLE Man làm rõ những đặc điểm của việc hôi miệng cũng như đưa ra những phương pháp điều trị chứng hôi miệng hiệu quả nhé.

8

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Những người mắc chứng bệnh này thường mất tự tin khi giao tiếp với người khác và thường xuyên rơi vào tình trạng phiền muộn, lo âu. Ngoài ra, ai cũng có thể mắc chứng hôi miệng. Ước tính cứ 4 người thì có 1 người bị hôi miệng thường xuyên.

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng.
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng.

Một số nguyên nhân gây hôi miệng

1. Thuốc lá

Các sản phẩm thuốc lá có thể gây ra mùi hôi cho vùng miệng của bạn. Ngoài ra, chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu và cũng có thể gây hôi miệng.

Thuốc lá gây mùi hôi
Ảnh: Healthline

2. Thức ăn

Sự phân hủy của các mảnh thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng có thể gây ra mùi hôi. Một số thực phẩm như hành, tỏi cũng có thể gây hôi miệng. Trong quá trình tiêu hóa, các sản phẩm phân hủy của chúng sẽ được đưa vào máu đến phổi, nơi chúng có thể ảnh hưởng đến hơi thở.

Sự phân hủy của các mảnh thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng có thể gây ra hôi miệng
Ảnh: Dupont Dental

3. Không vệ sinh răng miệng thường xuyên

Nếu bạn không đánh răng thường xuyên, một lớp vi khuẩn sẽ được tạo ra và được gọi là mảng bám tích tụ. Mảng bám này có thể gây kích ứng nướu và gây ra tình trạng viêm nhiễm giữa răng và nướu, tạo ra mùi hôi cho vùng răng miệng của bạn.

Không vệ sinh răng miệng thường xuyên
Ảnh: Smile On Dental Studio

4. Thuốc

Một số loại thuốc có thể làm giảm nước bọt và do đó, làm tăng mùi hôi. Các loại thuốc khác có thể tạo ra mùi khi chúng phân hủy và giải phóng hóa chất vào trong hơi thở.  Một số ví dụ có thể kể đến như nitrat được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, một số hóa chất hóa trị và một số thuốc an thần, chẳng hạn như phenothiazin. Những người bổ sung vitamin với liều lượng lớn cũng có thể dễ bị hôi miệng.

Một số loại thuốc có thể làm giảm nước bọt và do đó, làm tăng mùi hôi.
Ảnh: Healthline

5. Bệnh tật

Một số bệnh ung thư, suy gan và các bệnh chuyển hóa khác có thể gây ra chứng hôi miệng do các hỗn hợp hóa chất mà chúng tạo ra. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây mùi hôi do axit dạ dày thường xuyên trào ngược.

Một số bệnh ung thư, suy gan và các bệnh chuyển hóa khác có thể gây ra chứng hôi miệng do các hỗn hợp hóa chất mà chúng tạo ra.
Ảnh: Health Essentials

Cách nhận biết chứng hôi miệng

Bạn có thể phát hiện ra chứng hôi miệng của mình bằng cách nhờ một người bạn thân hoặc người quen đánh giá xem miệng bạn có tỏa ra mùi khó chịu khi nói chuyện với họ hay không. Nếu bạn ngại nhờ người khác kiểm tra, thì bạn cũng có thể tự kiểm tra mùi bằng cách liếm nhẹ lên cổ tay, để khô rồi ngửi. Nếu vùng cổ tay này có mùi hôi thì rất có thể bạn đã mắc chứng hôi miệng.

Cách điều trị tại nhà cho chứng hôi miệng

1. Đánh răng

Giữ gìn vệ sinh cho khoang miệng của bạn bằng việc đánh răng thường xuyên và đúng cách. Đảm bảo đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng những loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa chất kháng khuẩn để bảo vệ răng miệng một cách tốt nhất.

Giữ gìn vệ sinh cho khoang miệng của bạn bằng cách đánh răng.
Ảnh: Independent

Gợi ý nước súc miệng bạn có thể mua:

Ngăn ngừa hôi miệng, bảo vệ răng và nướu bằng các hoạt chất hoạt động trong các góc sâu của miệng, giúp hiệu quả hơn là chỉ đánh răng thông thường.

Closeup Red Hot

MUA NGAY

2. Dùng chỉ nha khoa

Đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng, nhưng không thể làm sạch sâu bên trong những kẽ răng. Trong trường hợp này, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước là một sự lựa chọn sáng suốt cho việc vệ sinh răng miệng. Sử dụng chỉ nha khoa sẽ làm giảm sự tích tụ của các mảnh thức ăn giữa các kẽ răng, giúp răng của bạn được vệ sinh một cách sạch sẽ hơn.

Sử dụng chỉ nha khoa sẽ làm giảm sự tích tụ của các mảnh thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng, giúp răng của bạn được vệ sinh một cách sạch sẽ hơn.
Ảnh: McKinsey

Máy cầm tay, kích thước nhỏ gon, có hộp đựng kèm theo Máy sử dụng pin và bộ sạc không dây hiện đại, tiện lợi khi sử dụng. Là lựa chọn tốt nhất cho những người đang niềng răng. Sản phẩm được nha sĩ khuyên dùng hàng ngày để phòng tránh sâu răng, hôi miệng, viêm lợi.

Máy tăm nước cầm tay Procare KHD13

MUA NGAY

3. Làm sạch răng giả và miếng bảo vệ răng

Răng giả, hoặc miếng bảo vệ răng, nên được làm sạch hàng ngày. Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ hoặc truyền trở lại miệng. Thay đổi bàn chải đánh răng 2 đến 3 tháng một lần cũng rất quan trọng vì những lý do tương tự.

Răng giả, hoặc miếng bảo vệ răng, nên được làm sạch hàng ngày.
Ảnh: Panther Lake Dental

4. Tránh khô miệng

Khô miệng cũng là một nguyên nhân khiến vùng miệng của bạn có mùi. Một giải pháp cho trường hợp này đó chính là uống nhiều nước và tránh các sản phẩm như rượu và thuốc lá vì uống rượu hoặc hút thuốc sẽ làm mất nước trong miệng. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm đồ ngọt, tốt nhất là không đường, có thể giúp kích thích sản xuất nước bọt. Nếu vùng miệng bị khô mãn tính, bạn có thể nhờ bác sĩ có thể kê đơn thuốc kích thích tiết nước bọt nhằm phòng tránh hôi miệng.

Khô miệng cũng là một nguyên nhân khiến vùng miệng của bạn có mùi.
Ảnh: iStock

5. Chế độ ăn

Tránh những thức ăn nặng mùi như hành, tỏi và thức ăn cay vì những loại thức ăn này sẽ gây ra mùi hôi trong hơi thở của bạn. Ngoài ra, thực phẩm có đường cũng có liên quan đến hơi thở có mùi. Bạn cũng nên giảm uống cà phê và rượu để hạn chế việc hình thành mùi hôi trong khoang miệng.

Tránh những thức ăn nặng mùi như hành, tỏi và thức ăn cay.
Ảnh: iStock

Nếu hơi thở có mùi hôi vẫn tồn tại mặc dù thử những cách điều trị tại nhà nói trên, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm thêm nhằm loại trừ các bệnh lý khác. Và hãy dành thời gian kiểm tra răng miệng của mình tối thiểu 2 lần/năm để đảm bảo vùng miệng của bạn được khỏe mạnh và thơm tho nhé.

Tác

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Hoàng Giang

Tham khảo: Medical News Today

No more