Kỹ năng 15/03/2023

7 điều bạn cần lưu ý khi lập kế hoạch tài chính tuổi 30

Bài Tuan Anh

Lập kế hoạch tài chính cá nhân ở tuổi 30 cần lưu ý điều gì để đảm bảo thu nhập của bạn luôn cân bằng nhất? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Độ tuổi 30 là khoảng thời gian thú vị của cuộc đời, khi ở thập kỷ này chúng ta bắt đầu đạt được nhiều cột mốc cá nhân từ cuộc sống riêng tư đến tài chính. Chính vì thế, bạn cần có những hoạch định chính xác về thu nhập của bản thân để vững bước hơn trong tương lai.

Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu những lưu ý để bạn sẽ đặt nền tảng tài chính tốt nhất ở tuổi 30, và cả quá trình sống sau này.

Bói

1. Bước đầu tiên

Trước khi lập kế hoạch tài chính, bạn cần biết bản thân đang ở đâu hôm nay, và muốn trở thành ai trong tương lai. Đây sẽ là một thập kỷ bản lề đối với bạn, vì vậy, điều quan trọng là phải đánh giá xem mình có gì: Bạn có bao nhiêu tiền, tiền sẽ đi đâu và bạn đang nắm giữ bao nhiêu tiền mỗi tuần, mỗi tháng hoặc mỗi năm? Bức tranh tài chính của bạn trông như thế nào ở hiện tại?

Ảnh: Unsplash

2. Tạo dựng ngân sách

Việc tạo dựng ngân sách nhằm hai mục đích. Đầu tiên, nó cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát về cách bạn dùng tiền. Thứ hai, nó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định về cách phân bổ thu nhập cho những thứ quan trọng nhất ở hiện tại và tương lai.

Hãy cộng tiền lương hàng tháng của bạn từ tất cả các nguồn thu nhập, sau đó chia làm ba loại:

– Chi phí cố định: Bao gồm bất kỳ thứ gì bạn cần thanh toán định kỳ như điện nước, tiền nhà, ăn uống. Khoảng này thường chiếm 60%.

– Chi phí cho tương lai: Bao gồm tiết kiệm, chi phí góp mua nhà, bảo hiểm, phòng ngờ chuyện khẩn cấp. Nó thường chiếm 20% tổng thu nhập.

– Chi phí tùy ý: Thường phục vụ những nhu cầu như tiêu xài, mua sắm, giải trí, du lịch,… Nó chiếm khoảng 20% thu nhập.

Ảnh: Unsplash

3. Bảo vệ tài chính

Trong cuộc sống luôn có những thăng trầm, và bạn cần hạn chế các tình huống khẩn cấp ảnh hưởng đến thu nhập của mình như người thân bị bệnh, thất nghiệp,…Đây là điều bạn cần xem xét.

– Lập một quỹ khẩn cấp: Đúng như tên gọi của nó, khoản tiền này nhằm để trả hóa đơn y tế khẩn cấp, thất nghiệp bất ngờ, hỏng hóc hoặc mất xe,…Hầu hết các chuyên gia tài chính khuyên số tiền khẩn cấp nên đủ để bạn trang trải chi phí trong khoảng sáu tháng.

– Suy nghĩ về bảo hiểm thương tật: Nếu bạn bị ốm, bị thương và không thể làm việc trong một thời gian dài, điều quan trọng là phải có kế hoạch tài chính thời điểm đó. Hãy đầu tư một khoản cho mình, hoặc tham gia các loại bảo hiểm thương tật.

– Suy nghĩ về bảo hiểm nhân thọ: Bảo hiểm nhân thọ trở thành một lớp bảo vệ quan trọng khác cho kế hoạch của bạn. Hãy suy nghĩ về vấn đề này.

4. Tìm cách nâng cao thu nhập tài chính của bạn

Khi bạn đã đặt nền móng để bảo vệ kế hoạch tài chính của mình, đã đến lúc bắt đầu thực hiện các bước để phát triển sự giàu có của bạn. Bạn hãy cân nhắc một vài vấn đề:

– Thanh toán các khoản nợ: Khi ở độ tuổi 30, không có gì lạ khi bạn mắc nợ thẻ tín dụng hoặc khoản vay sinh viên. Hãy cố gắng giải quyết chúng càng sớm càng tốt.

Dĩ nhiên, bạn nên phân chia các nợ xấu và tốt. Nợ xấu thường mang lãi suất cao hơn, dùng cho những giao dịch không mang lại nhiều giá trị cho bạn.

– Tìm các khoản đầu tư: Khi ở độ tuổi 30, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu, và đầu tư để tiền có thể tăng lên theo thời gian. Nó có thể là lãi ngân hàng, chứng khoán. Tuy nhiên, hãy chỉ đầu tư vào lĩnh vực bạn biết rõ để hạn chế rủi ro thấp nhất có thể.

Ảnh: Unsplash

5. Hiểu rõ cách mà kế hoạch tài chính được hình thành

Nhiều người nghĩ rằng lập kế hoạch tài chính là hy sinh ngày hôm nay để tiết kiệm cho tương lai. Tuy nhiên, thật ra những điều trên nhằm giúp bạn sắp xếp những điều bản thân muốn một cách khoa học. Bạn được tự do tiêu tiền hôm nay mà không cảm thấy tội lỗi khi đánh đổi một mục tiêu nào đó trong tương lai. Đây là một số câu hỏi để bạn tham khảo.

6. Bắt đầu tìm kiếm các cuộc trò chuyện với những cố vấn

Chắc chắn, tìm cách tham khảo các chuyên gia tài chính, hoặc đơn giản là người đi trước sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong tương lai. Hãy suy nghĩ về các câu hỏi sau:

– Tôi nên mua bảo hiểm nhân thọ thế nào?

– Tôi nên đầu tư vào các lĩnh vực nào ở độ tuổi 30?

– Tôi cần bao nhiêu cho khoản hưu trí ở độ tuổi 30?

– Khoản nợ nào tôi nên thanh toán càng nhanh càng tốt?

Ảnh: Unsplash

7. Tránh lối sống xa hoa không cần thiết

Ở tuổi 30, áp lực liên quan đến thành tựu bên ngoài sẽ nặng nề hơn. Bạn sẽ dễ dàng so sánh với người xung quanh. Đây là điều không nên, bởi nó dễ dàng thúc đẩy chúng ta mua những thứ chỉ có tác dụng bên ngoài.

Một trong những cách tránh lối sống xa hoa hoặc mua quá tay này là coi các mục tiêu tiết kiệm như một khoản chi phí “bắt buộc ngầm” mà bạn phải thực hiện hàng tháng. Hành động trên có thể giúp bạn duy trì ngân sách và tránh bị cám dỗ tiêu “thừa” tiền mặt cho những khoản mua sắm đắt tiền không thực sự cần.

Phương

_________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: northwesternmutual

No more