Kỹ năng 09/04/2023

Cách nhận diện và xử lý 7 kiểu tổn thương trong cuộc sống

Bài Tuan Anh

Trong cuộc sống, chắc chắn chúng ta phải đối mặt với những tổn thương tinh thần khác nhau. Cùng ELLE Man tìm hiểu 7 loại đau buồn thường thấy và cách vượt qua chúng.

Đau buồn và tổn thương là một phản ứng tự nhiên khi mất đi thứ gì đó mà bạn coi trọng. Tuy nhiên, một số người sẽ nhanh chóng cảm thấy sự mất mát đến ngay lập tức. Số khác, lại thấy trống rỗng, thậm chí không đau buồn chút nào.

Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu các kiểu tổn thương, đau buồn thường thấy trong cuộc sống.

Bạn

1. Tổn thương/ đau buồn đột ngột

Đây là dạng tâm lý thông thường, xảy ra khi bạn bất ngờ mất đi thứ gì đó. Nó thường xuất hiện trong các trường hợp như tan vỡ mối quan hệ, mất người thân hay mất việc làm.

Trên thực tế, dạng đau buồn này có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào. Điều bạn cần làm là tạm dừng các hoạt động, tập trung vào cảm giác mà bạn đang trải qua. Nếu như đang lái xe, bạn hãy dừng lại vài phút để xử lý thông tin.

Tiếp theo đó, bạn có thể gọi cho một thành viên gia đình hoặc bạn bè đáng tin cậy để được hỗ trợ ngay lập tức.

Ảnh: Pexels

2. Đau buồn kéo dài

Dạng đau buồn này có thể cản trở cuộc sống hàng ngày, và nếu nó đạt đến mức khiến bạn khó lòng hoàn thành các công việc thường ngày, thì bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia y tế. Họ sẽ giúp bạn tìm ra những cách mới để xử lý đau buồn mà không gây ra sự lo lắng, tức giận hoặc tội lỗi mãnh liệt.

3. Phủ nhận sự tổn thương/ đau buồn

Việc bạn không cảm thấy tổn thương mất mát khi trải qua một sự kiện tàn khốc cũng là dạng đau buồn. Nó thường xảy ra khi bạn bị sốc, không thể chấp nhận được, hoặc phủ nhận sự thật.

Nếu gia đình và bạn bè thúc giục bạn nói chuyện với ai đó, hoặc gợi ý rằng họ lo ngại về quá trình đau buồn của bạn, hãy nên nghe theo lời khuyên của họ và tìm kiếm sự hướng dẫn chuyên nghiệp.

Ảnh: Pexels

4. Tổn thương bị trì hoãn

Lúc đầu, dạng đau buồn này sẽ xuất hiện như sự phủ nhận tổn thương. Tuy nhiên, nỗi mất mát của bạn sẽ từ từ xuất hiện khi bạn dần chấp nhận sự thật đang hiện hữu.

Đây được xem là một chu kỳ đau buồn tự nhiên với một số người. Ngay cả khi biết người đó, hoặc mối quan hệ, thú cưng, địa điểm hoặc đồ vật đã không còn nữa, họ cũng khó có thể chấp nhận được tại thời điểm xảy ra sự việc.

Thông thường, dạng đau buồn này sẽ từ từ bộc lộ và dần kết thúc mà không cần sự can thiệp nào.

5. Đau buồn tập thể

Đôi khi mất mát có thể ảnh hưởng đến một quốc gia, một dân tộc, một nền văn hóa hoặc toàn thế giới. Hình thức đau buồn cấp cộng đồng này được gọi là đau buồn tập thể.

Đó là một trải nghiệm phổ biến sau những thảm kịch như chiến tranh, xả súng hàng loạt, tội ác do thù ghét và vi phạm nhân quyền.

Để vượt qua nỗi đau buồn và tổn thương này, bạn có thể tham gia buổi cầu nguyện, lễ tưởng niệm, hoặc chia sẻ trong những nhóm người đang chịu đựng nỗi buồn tương tự.

Ảnh: Pexels

6. Đau buồn về sự thay đổi khí hậu

Khi nhận thức về các mối quan tâm về môi trường tăng lên, bạn có thể cảm thấy mất mát khi hệ sinh thái suy giảm và tài nguyên thiên nhiên bị mất đi. Nó cũng gắn liền với sự hoài niệm về một “môi trường xưa cũ”.

Thay đổi nhằm để môi trường tốt hơn cần nhiều thời gian và qua nhiều thế hệ, tuy nhiên bạn có thể thực hiện phần việc của mình và giảm bớt cảm giác đau buồn bằng cách tham gia vào các nỗ lực tái chế, phục hồi và giúp nâng cao nhận thức về môi trường.

Ảnh: Pexels

7. Tổn thương/ đau buồn được báo trước

Tổn thương này xảy ra khi bạn biết sự mất mát chắc chắn sẽ đến, và bạn cảm thấy đau buồn trước khi đánh mất điều quan trọng với mình.

Loại đau buồn này, được gọi là đau buồn dự đoán, có thể xảy ra trong các tình huống như mắc bệnh lâu dài, các mối quan hệ mà ly hôn đã xuất hiện trong nhiều năm và các tình huống khác mà bạn có thể nhìn thấy kết quả trước khi nó xảy ra.

Hãy chia sẻ nhiều hơn khi bạn gặp phải loại đau buồn này. Ngoài ra, sự can thiệp sớm của chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn tìm cách kiểm soát nỗi đau trong các tình huống trước mắt, đồng thời giúp bạn chuẩn bị cho sự mất mát khi nó xảy ra.

__________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: psychcentral

No more