Kỹ năng 30/11/2022

Vì sao bạn thường tức giận vô cớ và cách khắc phục?

Bài ELLE Team

Giận dữ là một phản ứng tự nhiên đối với các tình huống tiêu cực và đôi khi là một lối thoát lành mạnh để bày tỏ cảm xúc của bạn về điều gì đó đã khiến bạn tổn thương. Tuy nhiên, tức giận có thể trở thành một vấn đề nếu bạn thường xuyên cảm thấy thù địch mà không có lý do, hoặc khi cơn giận của bạn trở nên quá tải, không thể kiểm soát và dẫn đến bạo lực.

Giận dữ là một cảm xúc thường thấy ở con người. Tất cả chúng ta đều cảm thấy tức giận vào những thời điểm khác nhau, ở những mức độ khác nhau. Trong bài viết này, ELLE Man sẽ giải đáp cho bạn lý do vì sao bạn lại tức giận vô cớ và cách để khắc phục tình trạng này.

Bạn

Tức giận được thể hiện như thế nào?

Mỗi người có mỗi cách thể hiện sự tức bực tức khác nhau, có người thể hiện sự tức tối của mình bằng việc lơ đi, trở nên thu mình và im lặng, cũng có người bộc lộ chúng một cách thẳng thắn như la hét, hoặc chửi thề, đe dọa. Một số hình thái của việc bộc lộ sự tức giận còn liên quan đến các hành động thể xác như ném đồ vật, đánh động vật hoặc tác động vật lí lên người khác và thậm chí là tự gây tổn hại cho bản thân.

Cách thể hiện sự tức giận
Ảnh: Aramyan / Getty Images

Nguyên nhân của sự giận dỗi vô cớ

1. Bạn muốn làm hài lòng tất cả mọi người

Nếu bạn nói “có” với những điều bạn thực sự muốn nói “không” hoặc cảm thấy bị buộc phải làm những việc cho người khác mà bạn không cảm thấy vui vẻ, thì bạn có xu hướng nhận thấy rằng mọi người đang lợi dụng bạn. Là người có xu hướng làm hài lòng tất cả mọi người có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức và thất vọng. Đây cũng là nguyên do khiến những cơn tức giận vô cớ của bạn bùng nổ.

Bạn muốn làm hài lòng tất cả mọi người
Ảnh: Fatherly

2. Bạn bị mất ngủ

Ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ vì căng thẳng là những nguyên nhân khiến cho năng lượng tích cực trong người bạn bị hao mòn. Điều này có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, hay cáu bẳn và là dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình.

Bạn bị mất ngủ
Ảnh: The Guardian

3. Lo lắng là nguyên nhân dẫn đến sự tức giận vô cớ

Lo lắng luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong việc dẫn đến sự bực tức vô cớ. Những người có vấn đề về lo lắng thường cảm thấy quá tải vì họ cần phải nỗ lực để kiểm soát trạng thái cảm xúc của mình. Nếu bạn đang rơi vào tình cảnh lo lắng và một tình huống khó khăn đột ngột xuất hiện, bạn có thể bộc phát tức giận mà không thực sự hiểu tại sao.

Lo lắng là nguyên nhân dẫn đến sự tức giận vô cớ
Ảnh: Irish News

4. Bạn phải chịu cảm giác không được thừa nhận

Cảm giác không được đánh giá cao hoặc không được thừa nhận có thể gây ra sự tức giận. Bạn có thể tức giận với vợ/chồng, con cái, cha mẹ, bạn bè hoặc đồng nghiệp vì bạn cảm thấy mình vô hình hoặc bị đánh giá thấp trong một mối quan hệ.

Bạn phải chịu cảm giác không được thừa nhận
Ảnh: Crosswalk

5. Bạn mắc chứng trầm cảm

Giận dữ là một triệu chứng ít được biết đến của bệnh trầm cảm. Khoảng 10% người bị trầm cảm cảm thấy cáu kỉnh và 40% có biểu hiện tức giận bộc phát.

Bạn mắc chứng trầm cảm 
Ảnh: Help Guide

6. Bạn luôn kìm nén cảm xúc của chính mình

Vì tức giận không phải là cảm xúc được xã hội chấp nhận, nhiều người cố gắng kìm nén cảm xúc thật của mình. Nếu thường xuyên làm như vậy, bạn có thể thấy các cơn thịnh nộ bị kìm nén bấy lâu sẽ “chất chồng” và sẽ bộc phát mạnh mẽ hơn nếu đến thời điểm bạn không thể kiểm soát được chúng nữa.

Bạn luôn kìm nén cảm xúc của chính mình
Ảnh: Her Way

7.  Bạn tức giận vì không kiểm soát được mọi thứ

Đối với một số người, tức giận bắt nguồn từ việc muốn kiểm soát mọi thứ. Nếu có bất cứ việc gì nằm ngoài tầm kiểm soát, họ có khả năng bộc phát sự bực tức bất cứ lúc nào.

Bạn tức giận vì không kiểm soát được mọi thứ 
Ảnh: Guy Stuff Counseling

8. Bạn bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Tức giận là một triệu chứng phổ biến của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và ảnh hưởng đến khoảng một nửa số người mắc chứng bệnh này. Một người mắc chứng OCD có những suy nghĩ ám ảnh rối loạn, thôi thúc hoặc những hình ảnh gây ra hành vi cưỡng chế. Bên cạnh đó, cưỡng chế là bệnh lý gây ra xung lực, nếu được chống lại thì có thể dẫn đến lo lắng và căng thẳng quá mức. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra sự tức giận vô cớ.

Bạn bị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Ảnh: Insider

9. Bạn lạm dụng rượu, bia và chất kích thích

Lạm dụng rượu, bia hoặc chất kích thích có thể làm tăng sự hung hăng và gây ra các hành vi nằm ngoài tầm kiểm soát. Rượu, bia và chất kích thích có thể làm suy giảm khả năng suy nghĩ sáng suốt và đưa ra quyết định hợp lý của bạn, nó cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát cảm xúc và hành vi, khiến bạn có thể có những lời nói không được chuẩn mực và thậm chí  gây ra những hành vi bạo lực.

Bạn lạm dụng rượu, bia và chất kích thích 
Ảnh: Forbes

10. Bạn mắc chứng rối loạn lưỡng cực

Tức giận, cáu kỉnh, hung hăng và thịnh nộ có thể là các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Đây là một chứng rối loạn não gây ra những thay đổi đáng kể trong tâm trạng và dẫn đến sự bất ổn trong tâm lý của người mắc. Những thay đổi tâm trạng này có thể bao gồm từ giai đoạn hưng cảm năng lượng cao đến giai đoạn trầm cảm.

Bạn mắc chứng rối loạn lưỡng cực nên hay tức giận vô cớ
Ảnh: Happy Relationships

Cách khắc phục tình trạng tức giận vô cớ

Mặc dù có ý kiến cho rằng chúng ta cần bộc lộ sự tức giận của mình ra bên ngoài để nó không ăn mòn chúng ta, nhưng bạn phải cần thận trọng trong việc “thể hiện” sự tức giận, đặc biệt là “thể hiện” sự bực tức của mình đối với người khác. Trong nhiều trường hợp, bộc lộ sự cáu bẳn, bực tức trong lúc tức giận có thể làm cho người kia bị tổn thương và sợ hãi, ảnh hưởng đến mối quan hệ của đôi bên.

, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý nếu sự tức giận ảnh hưởng đến các mối quan hệ và cuộc sống tinh thần của bạn
Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý nếu sự tức giận ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần của bạn.

Do đó, để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả, thì câu trả lời luôn là bình tĩnh trước. Bạn nên dành cho mình một khoảng thời gian ngắn để nhìn nhận lại vấn đề cũng như để cho bản thân mình trở nên “nguôi ngoai” hơn trước khi có những “phát ngôn” gây tổn thương người khác. Sau đó, hãy xem xét nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng tức giận của bạn và đưa quyết định phải nói gì cũng như làm gì.

Ngoài ra, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý nếu sự tức giận ảnh hưởng đến các mối quan hệ và cuộc sống tinh thần của bạn, khiến bạn thường xuyên cảm thấy tiêu cực hoặc thù địch hoặc có xu hướng trở nên bạo lực về thể chất.

Học

___

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài viết: Hoàng Giang

Tham khảo: Verywell Mind, MedicineNet

No more