Phong cách 07/01/2022

Phong cách thời trang City Boy: Tinh thần của nước Mỹ và sự hào hoa của châu Á

Bài ELLE Team

Xuất hiện từ đầu những năm 80, phong cách City Boy là một định nghĩa dùng để chỉ một đối tượng đàn ông, một lối sống cũng như một phong cách ăn mặc thể hiện góc nhìn của những người Á Đông, nổi bật nhất là Nhật Bản và Hong Kong về sự pha trộn giữa những phong cách thời trang vốn đã quá quen thuộc của phương Tây. Không chỉ để lại dấu ấn trong văn hóa đại chúng, phong cách City Boy còn góp phần định hình nên xu hướng ăn mặc của khu vực Đông Á xuyên suốt thập niên 80-90.

Kể từ khi được tạp chí Popeye – một tạp chí thời trang thành thị của Nhật Bản – đặt tên trong các ấn phẩm, phong cách City Boy dần trở như một thuật ngữ được dùng để chỉ những gã đàn ông lịch lãm với vẻ ngoài và bí ấn trong tâm hồn, cũng là thứ chất liệu đã tạo nên nguồn cảm hứng cho những nhân vật màn ảnh nổi tiếng của điện ảnh Nhật Bản và Hong Kong thập niên 80-90 như Quách Phú Thành, Lương Triều Vỹ, Lưu Đức Hoa, Takeshi Kaneshiro (Kim Thành Vũ), Ikematsu Sosuke,…

ao len coc tay - elle man - 1221 - the dots
Ảnh: Popeye Magazine Issue #874

Hôm nay, hãy cùng ELLE Man lật lại lịch sử để tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của cụm từ City Boy cũng như sức ảnh hưởng của phong cách thời trangnày lên văn hóa đại chúng châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Nguồn gốc hình thành nên khái niệm phong cách City Boy

Vào giữa thập niên 70 của thế kỉ 20, khi văn hóa truyện tranh Manga bắt đầu nở rộ tại Nhật Bản, người ta đã dự đoán được về sức lan tỏa của ngành công nghiệp này đối với thị trường phương Tây, đặc biệt là ở Mĩ. Đó cũng là lúc người ta bắt đầu tìm kiếm những điểm tương đồng về các mảng khác nhau trong văn hóa đại chung giữa hai quốc gia Mỹ và Nhật, và thời trang chính là một trong số đó.

phong cach city boy - elle man - 1221 - magazine world
Ảnh: Magazine World

Trên thực tế, cách ăn mặc của người Mỹ và người Nhật trong giai đoạn này không có quá nhiều điểm khác biệt. Thậm chí, ngay từ những năm 50 của thế kỉ 20, tín đồ thời trang đã được biết đến với phong cách Ametora – một phong cách pha trộn giữa chất “ngông” của Nhật Bản và tính “cổ điển” của thời trang Mỹ. Tuy nhiên, do Ametora vẫn còn mang nhiều nét đặc trưng của một thứ thuộc về phương Tây, lòng tự tôn dân tộc của người dân Nhật Bản đã không chấp nhận chỉ dừng lại ở đó. Ấy là cho đến năm 1976, khi tạp chí Popeye tung ra ấn phẩm đầu tiên với dòng tagline ““Magazine for City Boys”, khởi nguồn cho một phong cách mới mang ADN của Á Đông được ra đời đầy kiêu hãnh.

Phong

phong cach city boy - elle man - 1221 - magazine world 22
Ấn phẩm đầu tiên của Popeye Magazine. Ảnh: Magazine World

Vào cuối thập niên 70, cả những nhà xuất bản truyện tranh lẫn các nhà mốt thời trang đều hướng đến đối tượng giới trẻ. Họ tập trung vào việc khai thác những thứ liên quan đến giới trẻ và bộ phận biên tập của tạp chí Popeye đã nắm bắt khá tốt điều này. Họ vận dụng những đặc điểm ngoại hình của người châu Á để tạo nên một nhân vật thủy thủ được vẻ theo phong cách Manga quen thuộc của Nhật Bản rồi pha trộn nó với những hình ảnh, những hoạt động có mô tả vềsở thích giới trẻ phương Tây như trượt ván, hip-hop,… Và cứ như vậy, ấn phẩm đầu tiên của Popeye Magazine được được thực hiện tại Los Angeles có màn chào sân vô cùng ấn tượng.

phong cach city boy - elle man - 1221 - carousell
Ảnh: Carousell

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times, tổng biên tập của Popeyes, ông Yoshihisa Kinameri chia sẽ: “Ở Los Angeles, mọi người trông thật vui vẻ và tận hưởng với những thú vui đường phố. Điều đó thật kỳ diệu, cứ như là thiên đường vậy.” Chính điều đó đã tạo nguồn động lực cho ông thay đổi lối suy nghĩ của cánh mày râu Á Đông, nơi có lối sống trọng nguyên tắc và dễ gây áp lực. Chỉ bằng một câu tagline đơn giản “Tạp chí cho những gã đàn ông thành phố” mà không hề có tính gợi mở về những nguồn cảm hứng đằng sau, nhưng nó đã tạo nên một trong những sự thay đổi văn hóa đáng nhớ nhất của thập niên 80-90 tại Nhật Bản và Hong Kong.

phong cach city boy - elle man - 1221 - elleman
Những vai diễn nam nổi tiếng trên màn ảnh Hong Kong mang đậm nét của phong cách City Boy. Ảnh: Thời trang phim Vương Gia Vệ / Tư liệu

20

Những đặc trưng của phong cách City Boy

Cũng giống như bất kỳ phong cách thời trang nào khác, phong cách City Boy từ khi khai sinh và phát triển có những đặc trưng riêng biệt, và chúng cũng thay đổi rất nhiều lần dựa trên tính chất và nhu cầu khác nhau của từng thời kỳ. Mặc dù không được lấy cảm hứng cụ thể từ bất kỳ phong cách nào, thế nhưng ta có thể điểm qua một vài đặc trưng dễ nhận biết của phong cách City Boy.

1. Dấu ấn của văn hóa và phong cách thời trang California

Một mảng ghép lớn của City Boy đến từ phong cách của bờ Tây nước Mỹ, cụ thể là California, nơi nền văn hóa Hip-hop bắt đầu nở rộ. những mảng văn hóa đường phố như skateboard, break-dance… được thổi hồn vào trong bộ trang phục của phong cách City Boy theo một cách rất Á Đông. Những đôi giày trượt ván như Vans, Converse,áo sơ mi và quần denim ống rộng hay quần đùi cargo là những mảnh ghép từng không thể tách rời khi nhắc đến phong cách City Boy, tạo nên một bộ trang phục vừa mang tinh thần thể thao, đường phố, vừa toát lên vẻ phong trần của cánh mày râu châu Á.

phong cach city boy - elle man - 1221 - seasons 4
Ảnh: Seasons Magazine
phong cach city boy - elle man - 1221 - marie claire
Ảnh: Marie Clair

2. Outerwear (Áo khoác ngoài) – Tinh thần chủ đạo cuả phong cách City Boy

Áo khoác, áo khoác và áo khoác. Dù muốn dù không, khi nhắc đến phong cách City Boy, bạn sẽ phải nghĩ đến những bộ trang phục được layering nhiều lớp, trong đó nổi bật nhất là những chiếc áo khoác to nhỏ với đầy đủ cỡ. Việc chú trọng outerwear trong phong cách City Boy không chỉ mang yếu tố gia tăng thẩm mĩ mà còn liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết. Khác với Los Angeles, thời tiết tại Tokyo nói riêng và Nhật Bản nói chung có sự khác biệt giữa mùa nóng và mùa lạnh khá rõ rệt và điều đó khiến cho việc tận dụng những chiếc áo khoác trở nên hết sức hợp lý hơn bao giờ hết.

phong cach city boy - elle man - 1221 - seasons 3
Ảnh: Seasons Blog
phong cach city boy - elle man - 1221 - Sansdoute
Ảnh: Sansdoute

Top

3. Tinh thần sporty năng động

Bên cạnh văn hóa trượt ván, những môn thể thao khác còn là nguồn cảm hứng tạo nên những mảnh ghép vô cùng thể thao cho City Boy. Nổi bật trong số đó, những môn thể thao được ưa chuộng tại Nhật như bóng rổ, bóng chày… luôn sở hữu những item mang đúng tinh thần của phong cách này nhất. Giày bóng rổ của Jordan, những đôi Nike Cortex chuyên dụng để chạy bộ và cả những chiếc áo khoác bóng chày (varsity jacket) chính là những mảnh ghép hoàn hảo nhất cho một trang phục City Boy.

phong cach city boy - elle man - 1221 - seasons 2
Ảnh: Seasons Blog
phong cach city boy - elle man - 1221 - techbang
Ảnh: Techbang

4. Sự phổ biến của casual menswear

Như đã nói, layering là một phần rất quan trọng trong của một bộ outfit mang tên City Boy. Và trong đó, những bộ suit hay áo khoác blazer phom oversized và cả áo trench coat luôn tạo nên những sự kết hợp tuyệt với những chiếc quần quá cỡ, những đôi giày high-top và boots. Tất cả tạo nên những outfit mang đậm tinh thần casual nhưng vẫn toát lên sự lịch lãm. Sự tương phản trong việc sử dụng màu sắc, cụ thể là gam màu tối ở phần áo khoác và gam màu sáng ở phần quần cũng được xem là đặc trưng của phong cách này.

phong cach city boy - elle man - 1221 - seasonsss
Ảnh: Seasons Blog
phong cach city boy - elle man - 1221 - meiletao
Ảnh: Meiletao

5. Tinh thần Americana

Làn sóng du nhập văn hóa từ những năm 70 đến 90 mang đến làn sống du nhập thời trang rầm rộ mang tên Americana tại Nhật Bản. Những biểu tượng của nước Mỹ ngày một xuất hiện nhiều hơn trên đường phố Nhật Bản, từ những chiếc áo sơ mi của Ralph Lauren, những chiếc nón có in logo của 20th Century Studios cho đến những chiếc áo nỉ chui đầu (sweater) mang phong cách preppy với logo Harvard… tất cả dường như được sinh ra để dành cho phong cách City Boy với những bản phối hết sức thời thượng.

phong cach city boy - elle man - 1221 - magazine world 22
Ảnh: Seasons Blog
phong cach city boy - elle man - 1221 - sohu
Ảnh: Sohu
Phong

Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man

Bài: Chung Quân

Tham khảo: Seasons, Reddit, Tony Lee, DaydayNews

No more