Gaslighting là gì? Dấu hiệu nhận biết bạn bị thao túng tâm lý?

Bài EM Digital Editor

Gaslighting nhanh chóng trở thành một cụm từ gây chú ý trong những năm trở lại đây. Ý nghĩa của nó là gì? Và gaslighting tạo nên sự thao túng tâm lý mạnh mẽ cho chúng ta thế nào?

Gaslighting được xem là một hình thức thao túng tâm lý liên quan đến việc khiến một phải tự hỏi về thực tế, cảm xúc và trải nghiệm của chính họ về các sự kiện, để duy trì sự kiểm soát đối với người đó. Nguồn gốc của thuật ngữ này là gì và dấu hiệu của hình thức thao túng trên được thể hiện thế nào? Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Hội

Gaslighting là gì?

Nguồn gốc của thuật ngữ này có thể bắt nguồn từ một vở kịch của Anh, trong đó một người chồng bạo hành thao túng môi trường xung quanh và các sự kiện với mục đích khiến vợ anh ta nghi ngờ về thực tế của cô ấy.

Họ sử dụng gaslighting chiếm ưu thế và tránh phải chịu trách nhiệm. Điểm then chốt của gaslighting luôn là sự tự bảo vệ và duy trì quyền lực / quyền kiểm soát — cụ thể là, quyền lực / sự kiểm soát để xây dựng một câu chuyện giữ cho người điều khiển ở thế đúng và đối phương là sai.

Gaslighting có thể xảy ra trong các mối quan hệ tình cảm, gia đình, bạn bè và thậm chí ở nơi làm việc, và đó thường là dấu hiệu của một mối quan hệ lạm dụng.

Một vài ví dụ của gaslighting như:

– Chuyên đó không bao giờ xảy ra

– Anh/em đang tự suy diễn thôi

– Anh/em đang làm quá mọi thứ lên thôi

– Anh/em đang làm hỏng tất cả

Ảnh: Sivani

Những dấu hiệu của gaslighting trong quan hệ tình cảm

Bạn nghi ngờ về thực tại khi ở trong quan hệ gaslighting

Mọi mối quan hệ đều có những thách thức, và đôi khi điều đó có nghĩa là bạn phải tự vấn những hành vi của chính mình. Tuy nhiên, khi bạn đoán già đoán non về bản thân đến mức bạn cảm thấy như thể mình đang đánh mất mình, đây là một dấu hiệu của gaslighting. Điều này có thể xảy ra theo thời gian, vì vậy không dễ dàng phát hiện ngay lập tức, nhưng nếu bạn liên tục thấy mình tự vấn về bản thân hoặc cảm thấy không chắc chắn về những gì bạn cảm thấy. Đó là những dấu hiệu đáng chú ý.

Đối tác của bạn không quan tâm đến cảm xúc của bạn

Khi bạn bày tỏ nỗi lo âu hoặc chia sẻ cảm xúc của mình với đối phương như tranh cãi, chuyện ghen tuông, họ có thể thuyết phục bạn rằng bạn đang nhầm lẫn hoặc suy nghĩ quá lên. Họ có thể nói “Anh/em quá nhạy cảm” hoặc “Anh//em không có quyền cảm thấy như vậy.” Một số thậm chí sẽ phủ nhận những gì đã xảy ra. Trong một mối quan hệ lành mạnh, đối tác của bạn sẽ lắng nghe và giải quyết chúng cùng bạn.

Ảnh: Marco Bianchetti

Họ không bao giờ để bạn nói trong khi xảy ra tranh cãi

Khi đang tranh cãi, bạn có thể cảm thấy như họ liên tục cắt lời và không cho phép bạn nói lên quan điểm của mình.

Họ không đồng cảm hay xin lỗi khi bạn tổn thương

Nếu bạn chia sẻ bạn đang bị tổn thương và họ thiếu sự đồng cảm, đó là một red flag. Nếu đối tác của bạn không an ủi khi bạn chia sẻ đang bị tổn thương nhưng thuyết phục bạn không nên nghĩ những gì bạn đang nghĩ hoặc cảm thấy như thế nào. Nếu đối tác không bao giờ sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của họ và bạn bị vắt kiệt sức, cố gắng biện minh cho cảm xúc của mình để họ xác định xem những cảm xúc của bạn có giá trị.

Ảnh: Grill/Getty Immages

Họ đổ lỗi cho bạn hoặc hoàn cảnh bên ngoài

Nếu bạn nhận thấy rằng đối phương thường đổ lỗi cho bạn khi có vân đề phát sinh hoặc đổ lỗi cho hành động của họ vì lý do bên ngoài, đó là dấu hiệu của gaslighting. Những người có dấu hiệu gaslighting có thể chuyển chủ đề sang việc bạn đã làm thay vì đề cập đến việc họ đã làm. Một số người có thể coi thường bạn, gọi bạn là “quá nhạy cảm” như một cách để tránh phải chịu trách nhiệm về mình.

Bạn bắt đầu tin rằng mình chưa đủ tốt cho mối quan hệ

Tại một số thời điểm trong mối quan hệ của mình, bạn có thể bắt đầu tin rằng mình làm chưa đủ. Đối phương đã phủ nhận, hoặc đổ lỗi cho bạn khi bạn cố gắng nói lên những lo lắng của mình. Theo thời gian, điều này có thể khiến bạn tin chúng đến mức tin rằng đó là lỗi của bạn.

Ảnh: Bernard

Sử dụng tiếng nói của bạn để đem đến cảm giác tội lỗi

Mối quan hệ của bạn có thể đi đến mức mà việc chia sẻ bất kỳ cảm xúc nào của bạn trở nên vô cùng khó thực hiện. Nếu ý nghĩ về mối quan tâm hoặc chia sẻ cảm xúc của bạn bắt đầu khiến bạn cảm thấy tội lỗi hay bạn không có tiếng nói, thì đó là dấu hiệu của sự kiểm soát trong mối quan hệ, và là yếu tố then chốt khi nói đến gaslighting.

Cách chấm dứt gaslighting trong mối quan hệ

Tìm kiếm sự hỗ trợ để khẳng định trải nghiệm của bạn.

Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy bên ngoài mối quan hệ của bạn là điều quan trọng để giúp bạn cảm thấy được sự khẳng định trong trải nghiệm của mình. Vì gaslighting có tính thao túng, những lời nhắc nhở và sự đồng cảm có thể mang lại cảm giác hỗ trợ. Hãy tìm đến một người bạn tin cậy hoặc một nhà trị liệu tâm lý.

Bạn có thể chọn đối đầu với đối phương

Có khả năng đối phương không nhận ra họ đang gaslighting bạn. Trong trường hợp này, bạn nên giúp họ hiểu gaslighting là gì, cách họ sử dụng nó và bạn cảm thấy như thế nào. Việc này đặt gánh nặng lên bạn vì bạn là nạn nhân, nhưng nó thực sự có thể tạo ra sự khác biệt khi họ quyết định thay đổi bằng cách loại bỏ những điều độc hại khỏi mối quan hệ.

Ảnh: Harli Marten

Nếu bạn đang đối phó với một người ái kỷ, đối đầu với họ là vô ích.

Không chắc rằng một người độc hại sẽ thừa nhận việc thao túng để có được cảm giác kiểm soát. Nếu bạn đang trong tình huống này, bạn nên thoát khỏi nó. Nếu có thể, hãy kết thúc cuộc trò chuyện. Người thao túng không quan tâm đến quan điểm hoặc cảm xúc của bạn. Và nó sẽ khiến bạn mất nhiều năng lượng hơn để cố gắng thuyết phục họ.

Rời khỏi mối quan hệ gaslighting

Nếu việc gaslighting và đối mặt với đối tác không phải là một lựa chọn, hãy cân nhắc việc rời khỏi mối quan hệ. Nếu họ trở nên tức giận trong khi họ đang gaslighting bạn hoặc khiến bạn gặp nguy hiểm, thì bạn càng nên xem xét việc chấm dứt mối quan hệ hoàn toàn. Điều này có thể không dễ dàng, nhưng nó là một bước cần thiết để an toàn.

Ảnh: Mantas Hesthaven

Chú ý các thói quen

Bất kể bạn chọn ở lại hay đi, hãy phát triển sự thấu hiểu chính bạn. Đôi khi chúng ta không thể nhìn thấy những hành vi này, nhưng khi nhìn lại một mối quan hệ xấu, chúng ta nhận ra tất cả những red flag và linh tính mà chúng ta đã bỏ qua với hy vọng nhận được tình yêu và sự kết nối.

Bạn không phải là người chấm dứt việc gaslighting

Gaslighting không bao giờ là lỗi của bạn. Cho dù đối phương có thể đã thuyết phục bạn rằng sự độc hại là do bạn, nhưng bạn không bao giờ có trách nhiệm ngăn chặn việc gaslighting khi nó xảy ra. Trong một mối quan hệ lành mạnh, cả hai đều phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và sẵn sàng thay đổi.

Những

__

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Vĩnh Khang

Tham khảo: mindbodygreen

No more