5 điều bạn cần biết để xây dựng một mối quan hệ bền chặt

Bài Tuan Anh

Khi nắm được các kỹ năng cần thiết để xây dựng mối quan hệ lành mạnh, bạn và đối phương sẽ ngày càng gắn kết nhau hơn. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu qua bài viết sau.

Để xây dựng một mối quan hệ bền chặt cần rất nhiều yếu tố bên cạnh tình yêu. Khi nắm vững các kỹ năng mềm, bạn và đối phương có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn cũng như tận hưởng phút giây hạnh phúc. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu những yếu tố quan trọng tạo nên sự gắn bó bền vững của một mối quan hệ.

Trắc

1. Luôn cố gắng đem lại hạnh phúc cho đối phương

Đôi khi, hạnh phúc có thể được duy trì bằng những cử chỉ đơn giản, chẳng hạn như nói: “Anh yêu em”, dọn dẹp nhà cửa cho nhau, tặng những món quà hoặc tham gia vào sở thích của đối phương. Trong vài thời điểm, việc đảm bảo cuộc sống lứa đôi được suôn sẻ cần đến cả sự thỏa hiệp như chuyển đến ngôi nhà mới, thay đổi hướng nghề nghiệp của một người hoặc thay đổi vòng kết nối xã hội.

Đặc biệt hơn, bạn và đối phương cần trung thực với chính mình trong việc thích nghi với người kia. Bên cạnh đó, cả hai phải hỗ trợ lẫn nhau nhằm giúp các bên thoải mái nhất có thể.

Ảnh: Unsplash

2. Chọn hạnh phúc hay chọn đúng sai?

Khi cân nhắc xem có nên bắt đầu một cuộc tranh cãi hay không, những người trong một mối quan hệ có thể nghĩ đến câu nói: “Bạn chọn hạnh phúc hay chọn đúng?”

Nếu vấn đềcủa bạn và đối phương không quá quan trọng, hãy dừng tranh cãi, ngay cả khi đôi bên có sự bất đồng. Sau đó, bạn và người kia hãy xử lý vấn đề theo cách của riêng mình. Bằng cách này, mối quan hệ có thể tiến triển “thuận buồm xuôi gió”.

Một cách để xác định xem một vấn đề có cần thiết để tranh cãi hay không là tự hỏi bản thân: “Chuyện này có quan trọng trong vài năm tới?” Từ đó, bạn sẽ tự đưa ra câu trả lời cho riêng mình.

3. Mối quan hệ luôn cần sự giao tiếp

Lắng nghe nhau là chìa khóa của mọi mối quan hệ, không riêng gì trong tình yêu. Đó cũng là cách thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng mà bạn dành cho đối phương. Một cách để đảm bảo đối phương cảm thấy được lắng nghe là bạn tóm tắt lại những gì họ vừa nói. Bằng cách này, người chia sẻ cảm thấy họ đã được tôn trọng, ngay cả khi bên nghe không đồng ý.

Một ví dụ dễ hiểu: Nếu đối phương nói rằng họ muốn mua một món đồ đắt đỏ mà bạn cảm thấy không hợp túi tiền, thì bạn có thể phản hồi: “Anh/em hiểu rằng em/anh muốn mua mặt hàng này, nhưng anh/em cảm thấy chúng ta chưa đủ khả năng có nó.”

Ảnh: Unsplash

4. Buông bỏ quá khứ

Khi thảo luận về những khó khăn trong quá khứ, bạn và đối phương không nên vì mục đích trừng phạt hoặc lo lắng kết quả tồi tệ có thể xảy ra. Thay vào đó, chúng ta nên nhìn nhận nó là điều để học hỏi, giúp cả hai hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, việc nhớ lại những điều đã qua thường thiếu tính chính xác. Bạn và đối phương không nên tranh luận rằng chuyện này có thực sự đúng hay không. Thay vào đó, cả hai nên tập trung vào cách ứng phó nếu tình huống đó lặp lại lần nữa.

Quan trọng hơn hết, tha thứ chính là chìa khóa để lãng quên quá khứ. Hãy nhớ rằng, ôm mối hận thù trong lòng, bạn là người tổn thương nhiều nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ dễ buông bỏ hơn khi biết tha thứ không có nghĩa là quên đi những gì đã xảy ra. Chỉ đơn giản là chúng ta tiếp tục sống trọn cho hiện tại, cùng hướng về tương lai mà thôi.

Ảnh: Unsplash

5. “Điều này rồi cũng sẽ qua”

Một trong những câu nói thú vị mà nhiều cặp đôi thường (và nên) nhớ đến là “Điều này rồi cũng sẽ qua”. Khi hai bạn đang rơi vào giai đoạn khó khăn, hãy động viên nhau rằng tất cả sẽ trở thành quá khứ. Tương tự, trong những lúc vui vẻ nhất, chúng ta cũng hiểu rằng mối quan hệ cũng có những lúc sóng gió. Từ đó, chúng ta biết ơn nhau, và mọi giây phút được ở cạnh đối phương.

Ngoài ra, việc trân trọng từng khoảnh khắc tốt đẹp trong ngày hạnh phúc, vui vẻ này sẽ trở thành ký ức tốt đẹp, nhắc nhở bạn và đối phương trong giai đoạn sóng gió, để cả hai vững bước bên nhau.

6

_____________

Bài: Thùy Dung

Tham khảo: psychologytoday

No more