Thú chơi 07/04/2016

Những thuật ngữ giày thể thao bạn nên biết (P.2)

Bài ELLE Team

Sau khi tìm hiểu các thuật ngữ trong cách gọi tên và tình trạng của những đôi giày thể thao trong phần 1, mời các độc giả của ELLE Man tiếp tục đến với những thuật ngữ quan trọng và thường được sử dụng trong mua bán, trao đổi mà bất cứ tín đồ giày thể thao nào cũng nên thuộc nằm lòng.

Trong phần 1, ELLE Man đã giới thiệu đến các tín đồ giày thể thao những thuật ngữ trong cách gọi tên của chúng. Và trong phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những thuật ngữ thường dùng trong mua bán, giao dịch của nền văn hoá sneakers.

1. Condition – Tình trạng

Đây là từ thường được sử dụng khi nói về tình trạng và độ mới của một đôi giày. Trong các cuộc mua bán, người bán thường sẽ đánh giá tình trạng của giày bằng cách tính trên thang điểm 10 như 8,5/10, 9/10 (Điểm càng cao, giày càng mới).

2. DS – Deadstock

giày thể thao thuật ngữ elleman1
Không đơn thuần chỉ là thuật ngữ, Deadstock còn là một từ có giá trị văn hoá trong làng giày.

Deadstock là một tính từ dùng để chỉ những đôi giày còn mới nguyên, chưa bao giờ được mang qua và thường đi kèm với đầy đủ hộp, phụ kiện. Thuật ngữ này thường được sử dụng khá phổ biến trong mua bán tại các diễn đàn giày. Thông thường, những đôi giày “DS” sẽ có giá trị cao hơn các tình trạng khác.

3. VNDS/VVNDS – Very Near Deadstock/ Very Very Near Deadstock

Thấp hơn Deadstock một bậc là VNDS, thuật ngữ dành cho những đôi giày đã mang vài lần hoặc chỉ mang thử nhưng tình trạng còn nguyên như mới.

4. NIB – New In Box / NWT – New with tags

giày thể thao thuật ngữ elleman2
New In Box là một khái niệm khá khắt khe trong văn hoá giày.

Cả hai thuật ngữ này đều dùng để chỉ những đôi giày có tình trạng mới nguyên, đi kèm với đầy đủ hộp, phụ kiện và quan trọng là được giữ nguyên hiện trạng như lúc cửa hàng bán ra, kể mạc giá, giấy gói hay giày cũng không được lấy ra khỏi hộp. Ngoài ra, nếu giày đã bị tháo mạc giá nhưng vẫn còn mới nguyên thì sẽ được gọi là NWOT – New without tags.

Những

5. Pre-owned – Đã qua sử dụng

Pre-owned là tình trạng dành cho giày đã qua sử dụng hoặc đã cũ, trầy xước hay dơ.

6. Beater

giày thể thao thuật ngữ elleman3
Một đôi giày Beater nhưng trông vẫn rất điệu nghệ!

Những đôi giày dùng để đi hàng ngày và thường có tình trạng khá tệ.

7. B-Grade

giày thể thao thuật ngữ elleman4
Một đôi giày thuộc Jordan Brand bị đóng mộc B-Grade.

B-Grade là thuật ngữ để chỉ những đôi giày bị lỗi trong khâu sản xuất. Những đôi giày này thường được đóng mộc chữ B đỏ ở tem giày, có lỗi không đáng kể và được bán chính hãng tại các cửa hàng outlet với mức giá rẻ hơn.

8. Fake/Replica/Unauthorized

Đây là các thuật ngữ dùng để chỉ những đôi giày giả, bị làm nhái hoặc không qua kiểm định, phát hành chính hãng.

9. OBO – Or Best Offer

Or Best Offer có nghĩa là “hoặc đề nghị tốt nhất”. Thuật ngữ này thường đi kèm theo một mức giá và cho phép người mua trả giá thấp hơn so với mức giá đó. Tuy nhiên, người mua trả giá cao nhất sẽ là người sở hữu đôi giày đó.

Ví dụ: Khi người bán ghi $100 OBO – bạn sẽ có quyền trả giá thấp hơn $100 như $70, $80, $90. Nhưng chỉ người trả giá cao nhất, trong trường hợp này là $90 mới là người mua được đôi giày đó.

10. BIN – Buy it now

BIN là mức giá mà người bán sẽ chấp nhận bán ngay lập tức.

11. GS – Grade School’ s Size

giày thể thao thuật ngữ elleman5
Bảng các loại size trẻ em của Nike. Lưu ý: Mỗi hãng giày sẽ có một bảng size riêng.

GS hay còn gọi Youth’s Size là thuật ngữ dùng để chỉ size giày từ 35.5 EU (3.5Y US) – 40 EU (7Y US). Ở một số hãng giày, những đôi giày có size GS thường được thiết kết với nhiều chi tiết, chất liệu được tiết giảm hoặc có một chút khác biệt so với các phiên bản Men’s size.

12. PS – Pre-school’s Size / TD – Toodler’s Size

Đây là hai loại size khác dành cho thiếu nhi và trẻ sơ sinh.

13. Retail’s Price – Giá bán lẻ

Giá bán lẻ là giá gốc, giá được công bố bởi các hãng giày của một đôi giày thể thao. Thông thường, giá này chưa bao gồm thuế, các lệ phí liên quan và được bán tại các cửa hàng gọi là Retailer.

14. Retailer – Cửa hàng bán lẻ

giày thể thao thuật ngữ elleman6
Foot Locker là một trong những cửa hàng bán lẻ nổi tiếng nhất thế giới.

Là cửa hàng chính hãng, nơi bán, phân phối chính thức những đôi giày với giá bán lẻ quy định của hãng.

15. Resell’s Price – Giá bán lại

Resell là thuật ngữ thường dùng để chỉ những đôi giày được mua đi và bán lại với mức giá cao hơn. Mức giá này thường được dựa theo số lượng phát hành, giá trị sưu tập hoặc yếu tố đặc biệt của đôi giày đó.

16. Reseller – Người bán lại

giày thể thao thuật ngữ elleman7
Hình ảnh những Reseller và “chiến lợi phẩm” của họ.

Đây là một bộ phận những người mua giày với giá bán lẻ và bán lại với giá cao hơn nhằm kiếm lợi nhuận. Dù thích hay không, reseller là những người góp phần duy trì sự hấp dẫn và thú vị của thị trường giày.

17. Hypebeast

Hypebeast là một thuật ngữ thú vị nhằm chỉ những người luôn đi theo những xu hướng, những người này luôn cập nhật và dẫn đầu trào lưu. Ngoài ra, một số thường mua những sản phẩm có giá trị cao nhằm phô trương bản thân hoặc chỉ vì sản phẩm đó được nhiều người thích.

18. FSR – Full Size Run

FSR hay còn gọi là Full Size Run, là từ dùng để nói những đôi giày còn đầy đủ size từ nhỏ đến lớn trong cửa hàng.

19. Restock

giày thể thao thuật ngữ elleman8
Một quảng cáo các phiên bản Jordan sẽ được Restock của Foot Locker.

Việc một đôi giày đã được bán hết, nhưng sau đó được phát hành lại, gọi là Restock.

Top

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài viết: Viet Pham – Hình ảnh: tổng hợp

No more