Tin tức 18/03/2021

Gucci mở bán những đôi giày sneaker “ảo”

Bài EM Digital Editor

Gucci, một trong những thương hiệu thời trang xa xỉ hàng đầu thế giới đang mở bán những những đôi sneakers kỹ thuật số với giá $12 đô la Mỹ, khoảng gần 280,000 VND

Gucci mới đây đã kết hợp cùng nền tảng thời trang AR Wanna để bành trướng vào không gian sản phẩm kỹ thuật số. Đây là động thái thức thời của Gucci trong bối cảnh NFT (non-fungible token) đang nóng lên từng ngày.

Gucci. Ảnh: Williamson Source

NFT là chuỗi mã đại diện cho các vật phẩm kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain, tương tự nền tảng Bitcoin. Khả năng sử dụng của NFT không nằm ở những vật phẩm, như bức tranh JPG hay dòng Tweet, mà nằm ở quyền sở hữu độc quyền chúng, được chứng nhận bởi chuỗi mã NFT. Nhờ đó, món hàng trở thành duy nhất.  Cộng tác với công ty cộng nghệ thời trang Wanna, nhà mốt Ý đang ra mắt một đôi giày thể thao kỹ thuật số có thể mua với giá 11,99 đô la Mỹ trên ứng dụng  của mình, hoặc 8,99 đô la trên ứng dụng của Wanna.

NFT. Ảnh: Fortune

Được thiết kế bởi Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele, đôi giày thể thao này cũng là sản phẩm kỹ thuật số đầu tiên của Wanna, công ty có có trụ sở tại Belarus. Wanna chuyên sử dụng công nghệ “Tương tác thực tế ảo” (AR) để tạo ra các mô hình phụ kiện kỹ thuật số 3D như giày thể thao và đồng hồ. Cho tới nay, công nghệ của ứng dụng đã được Reebok, Farfetch, Puma và Snapchat sử dụng để kiểm tra cách người dùng tương tác với các trải nghiệm thử đồ ảo trên ứng dụng của mình; và quan trọng hơn cả, là cách họ chụp bản thân mình “mặc” lên các sản phẩm ảo sử dụng công nghệ AR đó.

 

Khách hàng thử giày kỹ thuật số của Gucci. Ảnh: BoF
Ý

Trước đây, Gucci đã từng làm việc cùng Wanna để số hóa danh mục giày thể thao của hãng, cho phép khách hàng thử giày bằng công nghệ AR, cũng như tích hợp các tính năng trong ứng dụng Gucci của mình. Sự “náo loạn” xung quanh các sản phẩm kỹ thuật số đã tăng vọt trong những tuần gần đây, một phần là do doanh số khủng từ lượng tài sản kỹ thuật số được tẩu tán dưới dạng Mã báo đại diện (NFT), sự gia tăng chóng mặt trong trò chơi trực tuyến và thị trường thương mại điện từ trong thời đại dịch tiếp tục bùng nổ.

Khách hàng thử đồ online. Ảnh: Protocube Reply

Việc sở hữu NFT được ví như việc mua một món hàng sưu tầm có một không hai. Nhà đầu tư mua NFT gắn với một sản phẩm nào đó, nhằm biến mình trở thành người sở hữu duy nhất, hoặc kỳ vọng sản phẩm tăng giá và bán kiếm lời. Song song với cơn sốt tiền điện tử, NFT cũng trở thành mặt hàng mới, được giới đầu tư quan tâm thời gian gần đây. Nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Wanna, Sergey Arkhangelskiy tự tin vào thị trường thời trang kỹ thuật số và công ty đang tìm cách phát triển ngành hàng đa dạng hơn, từ giày dép, đồng hồ giờ đây sẽ bành trướng qua quần áo. Ông cũng dự đoán công nghệ AR của Wanna sẽ được tích hợp nhiều hơn nữa vào các cửa hàng trực tuyến của các thương hiệu và các nhà bán lẻ.

Ứng dụng Wanna Kicks giúp người dùng thử sneakers trên ứng dụng. Ảnh: Wanna Kicks

“Trong 5 hoặc 10 năm tới, một phần lớn trong doanh thu của các thương hiệu thời trang sẽ đến từ các sản phẩm kỹ thuật số. Mục tiêu của chúng tôi với tư cách là một công ty sẽ thực sự thay thế ảnh sản phầm bằng một thứ gì đó hấp dẫn hơn, gần gũi hơn và giống hơn với trải nghiệm shopping thực tế tại cửa hàng”,  Sergey Arkhangelskiy chia sẻ.

Gucci đã nhanh tróng mở rộng thế giới quần áo kỹ thuật số của mình, hợp tác với các nền tảng trò chơi Roblox, game tạo kiểu thời trang Drest, mạng xã hội 3D Zepeto, Sims 4 và Pokemon để tạo ra các sản phẩm và mặt hàng đại diện có thương hiệu của Gucci. Mặc dù được mua thông qua ứng dụng của hãng, những đôi giày thể thao ảo này vẫn có thể được “mặc” trong các thế giới ảo khác như trên trò chơi Roblox hoặc nền tảng trò chuyện thực tế ảo.

BST Gucci trên game Sims 4. Ảnh: Sims

Những đôi giày thể thao kỹ thuật số phần lớn được nhắm tới thế hệ Gen Z vốn đã vô cùng quen thuộc với công nghệ, những người tiêu dùng quan tâm tới thị trường sneakers nhưng có thể không đủ khả năng mua các sản phẩm Gucci ngoài đời thực. Thay vào đó, họ có thể chi $9 đô la hoặc $11 đô la cho đôi giày để chơi game và đăng bài trên MXH. Trong khi các sản phẩm của NFT dựa trên tài sản có một không hai, thì giày thể thao Gucci ảo không giới hạn và người dùng có thể thay mới chúng.

Tuy nhiên, khác với thị trường giày thể thao, thị trường thứ cấp cho các sản phẩm kỹ thuật số vẫn còn non trẻ: các sản phẩm bán lại hoặc quà tặng hiện nay không thể giao dịch qua Apple, có nghĩa là người mua giày kỹ thuật số của Gucci sẽ không thể bán lại chúng trên StockX, nền tảng bán lại đồ streetwear đình đám, về sau này. Ngành bán lại (resale) nói riêng là một lĩnh vực quan trọng; thị trường giày thể thao là một phần lớn của ngành và là cơ hội để tăng doanh thu và sự tương tác với người dùng nhiều hơn nữa.

Ứng dụng thời trang bán lại StockX. Ảnh: StockX

Arkhangelskiy cho biết Wanna đang làm việc để phát triển khả năng giao dịch, cũng như các sản phẩm kỹ thuật số phiên bản giới hạn như cách vận hành của NFT. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng không gian của sản phẩm kỹ thuật số vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Arkhangelskiy vẫn đang thận trọng với thị trường NFT, viện dẫn những trở ngại trong việc thiết lập ví bitcoin và mua hàng trên blockchain cho người tiêu dùng.

“Nó không thân thiện với người dùng cho lắm,” Arkhangelskiy cho hay. Đối với việc phán triển các sản phẩm kỹ thuật số, “chúng tôi đang ở giai đoạn đầu của quá trình này.”

Năm

__

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Tổng hợp: Hoàng Minh

Tham khảo: Business of Fashion

No more