Met Gala 2018 và chủ đề tôn giáo có thể gây tranh cãi

Bài ELLE Team

Việc chỉ chọn Công giáo đi cùng thời trang chính là tinh thần chủ đạo của sự kiện Met Gala năm nay đã gây ra không ít tranh cãi. Tuy nhiên, nhà giám tuyển nghệ thuật Andrew Bolton cũng đã đưa ra lời giải thích thoả đáng cho điều này.

Quyết định chọn Công giáo thành chủ đề chính cho Met Gala năm nay đã được nhà giám tuyển nghệ thuật Andrew Bolton cân nhắc và suy nghĩ kỹ. Ông phải đắn đo để chọn được cách tốt nhất thể hiện được toàn diện nghiên cứu của ông về thời trang và tôn giáo trong suốt năm năm qua. Lúc đầu, ông định thể hiện chủ đề qua cái nhìn với đạo Hồi (Islam), đạo Phật, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo và cả Công giáo. Nhưng nhận thức được nội dung quá rộng lớn và mọi người khó có thể tập trung nhớ mặt đặt tên cho show diễn năm nay, chủ đề quá rộng cho một buổi diễn nên ông quyết định giới hạn lại chỉ còn Công giáo. Quyết định như thế là hợp lý với lập luận trên nhưng cũng khó tránh khỏi những ý kiến trái chiều, dễ gây hiểu lầm vì tôn giáo, dù sao đi nữa, vẫn luôn là một chủ đề nhạy cảm không dễ bàn luận.

Công giáo là chủ đề chính của Met Gala 2018
Công giáo là chủ đề chính của Met Gala 2018

Bolton cho biết đến 80% những tác phẩm thời trang phương Tây hiện đại mà ông nghiên cứu được lấy cảm hứng từ Công giáo và đa phần các nghệ sĩ, nhà thiết kế tài hoa người Pháp, Ý, Anh cũng lớn lên như những người con của Công giáo. “Nếu phải chọn tất cả thì mọi thứ trở nên mất cân bằng. Tôi đã lo lắng nhiều người sẽ hiểu nhầm nếu bốn tôn giáo được đề cập trước đó không được thể hiện đầy đủ và trở thành phần nền cho Công Giáo. Chưa kể phần lớn mẫu vật trưng bày năm này đều từ Vatican (cái nôi của Công giáo), khiến cho mọi thứ càng mất cân bằng hơn. Thế nên tôi quyết định mình chỉ nên tập trung vào Công giáo thôi, bởi chất liệu vốn có của Công Giáo đã có sức nặng nhất định rồi.”

Nhà giám tuyển năm nay đã trải qua công trình nghiên cứu suốt 5 năm về mối quan hệ giữa thời trang và tôn giáo.
Nhà giám tuyển năm nay đã trải qua công trình nghiên cứu suốt 5 năm về mối quan hệ giữa thời trang và tôn giáo.

Vatican cũng tham gia và đóng góp lớn cho chương trình triển lãm đồ sộ năm nay khi cho bảo tàng mượn hơn 40 mẫu vật từ nhà nguyện Sistine. Những mẫu vật đa dạng bao gồm áo choàng sang trọng của giáo hoàng, nhẫn đá quý và những chiếc vương miện được bảo quản và giữ gìn từ thế kỷ 18 đến tận nay.

Những vật mẫu này cũng được trưng bày cùng với những mẫu váy của Dolce & Gabbana, váy dạ đêm của Versace và những bộ phục trang từ những video ca nhạc của nữ ca sĩ Madonna. Việc kết hợp trưng bày này mở ra cuộc đối thoại vô hình giữa thời trang và tôn giáo, để ta nhìn thấy rõ hơn những ảnh hưởng của tôn giáo lên những tác phẩm/mẫu vật lên các nhà thiết kế ở mọi thời đại.

Những ảnh hưởng của tôn giáo lên sáng tạo thời trang.
Những ảnh hưởng của tôn giáo lên sáng tạo thời trang.

“Thời trang và tôn giáo từ lâu đã gắn bó với nhau, truyền cảm hứng và báo hiệu cho nhau”. Bolton giải thích thêm, “Mặc dù mối quan hệ này phức tạp và đôi lúc gây tranh cãi, nó đã cho ra đời một trong những tác phẩm sáng tạo gây ảnh hưởng nhất trong lịch sử thời trang”.

Met Gala là sự kiện gây quỹ thường niên cho Viện trang phục của Viện Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York. Người chọn và quản lý danh sách khách mời không ai khác chính là Anna Wintour, tổng biên tập tạp chí thời trang Vouge. Ra đời năm 1946, sự kiện thời trang thảm đỏ Met Gala (hay còn gọi là Met Ball) là một sự kiện gây quĩ hàng năm nhằm phục vụ các hoạt động của bảo tàng Metropolitan Museum of Art thuộc Costume Institute tại New York (năm ngoái đã gây quỹ lên tới 12 triệu đô). Chính những bộ trang phục mà các ngôi sao diện vào ngày này khiến sự khiến đang được mong chờ và tung hô nhất.

Xem thêm:

Những điều bạn cần biết về Met Gala 2018

Met Gala 2018: Khi thời trang gặp gỡ tôn giáo

Lược dịch: Minh Thy (Tạp chí phái mạnh ELLE Man, nguồn The Telegraph)

No more