“Em và Trịnh”: Bộ phim có gây thất vọng như lời đồn?

Bài Tuan Anh

Ngay khi vừa ra mắt, bộ phim "Em và Trịnh" đã gây ra những tranh luận về kịch bản, diễn xuất. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, đây là tác phẩm điện ảnh Việt xứng đáng nhận được sự ủng hộ của công chúng.

Mang chân dung người nhạc sĩ tài hoa bậc nhất của tân nhạc Việt Nam như Trịnh Công Sơn lên màn ảnh rộng là một thử thách không nhỏ với bộ phim “Em và Trịnh”. Với cái tên được đặt riêng cho một dòng nhạc – “nhạc Trịnh”, những đòi hỏi từ khán giả chắc chắn sẽ nằm ở mức cao đến rất cao.

Nói vậy để thấy rằng, áp lực của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và ekip thực hiện sản phẩm “hai trong một” như Trịnh Công Sơn” và “Em Và Trịnh” đã phải nỗ lực như thế nào trong việc tái tạo những giá trị đến từ âm nhạc và cuộc sống của cố nhạc sĩ người Huế.

Diễn

Những nàng thơ gắn liền cùng các tình khúc bất hủ

“Em Và Trịnh” là phiên bản xoay quanh câu chuyện về quãng thời gian trung niên của Trịnh Công Sơn (Trần Lực), khi âm nhạc phản chiến của  ông được cô gái người Nhật Nhật Michiko Yoshii (Nakatani Akari) lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu.

Những câu hỏi từ cô gái này đưa nhạc sĩ họ Trịnh quay lại miền ký ức của những ngày tháng trẻ trung, gặp lại những cô gái xuất hiện trong các bức tranh treo trong phòng của ông.

Michiko đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những cảm xúc của nhân vật Trịnh Công Sơn lúc trung tuần.

Sử dụng âm nhạc để làm trục xương sống cho kịch bản, “Em Và Trịnh” mang đến những lý do về việc vì sao những ca khúc đã làm nên tên tuổi của cố nhạc sĩ như “Mưa Hồng”, “Nắng Thủy Tinh”,… được ra đời.

Mối tình Trịnh Công Sơn thời trẻ (Alvin Lu) – Dao Ánh (Hoàng Hà) có lẽ là màn tương tác ấn tượng nhất trong phiên bản này. 

Khán giả thấy rõ được rằng, không phải ngẫu nhiên, nội dung tình cảm trong âm nhạc Trịnh Công Sơn lại mang theo nhiều triết lý nhân sinh đến vậy. Giữa một thời chiến – loạn, mối tình với sự ngăn cách về địa lý càng khiến con người ta nôn nao và nhiều xúc cảm hơn.

Hình ảnh Dao Ánh trong Em Và Trịnh được Hoàng Hà thể hiện đầy ấn tượng.

Diễm (Lan Thy) trong sản phẩm này cũng chưa thực sự tạo ra được sự ấn tượng như những gì khán giả từng kỳ vọng. Mối tương quan của cả hai trong phim cũng không tạo cảm giác rõ ràng, sâu đậm đến mức Trịnh Công Sơn sẵn sàng viết một ca khúc “Diễm Xưa” cho nhân vật này.

“Nữ hoàng chân đất” Khánh Ly do Bùi Lan Hương thủ vai cũng để lại nhiều ấn tượng trong Em Và Trịnh dù đất diễn của cô không thực sự nhiều. Sự “thản nhiên” của cô trong các cuộc hội thoại với nhân vật của Avin Lu cũng tạo ra những tràng cười sảng khoái. 

Một phân cảnh đầy ấn tượng của Bùi Lan Hương và Avin Lu khi tái tạo lại buổi gặp gỡ “định mệnh” giữa Khánh Ly và Trịnh Công Sơn.

Ở vai diễn Khánh Ly, khán giả vẫn thấy rằng đâu đó có một chút “gượng” trong những phân cảnh “kể khổ” miêu tả lý do vì sao cô không đồng ý xuống Sài Gòn cùng Trịnh Công Sơn.

Michiko Yoshii (Nakatani Akari) đóng vai trò gợi mở và là một trong hai nhân vật dẫn mạch truyện cho bộ phim này. Sự tò mò, mong muốn tìm hiểu của cô cũng tương đồng với nhiều khán giả và dễ dàng đạt được sự thấu cảm dành cho mối quan hệ của riêng cô và cố nhạc sĩ họ Trịnh.

Ấn tượng từ frame-in-frame

Trong bộ phim này, dễ dàng nhận thấy đạo diễn Phan Gia Nhật Linh liên tục thực hiện những câu hình tròn trịa và có chủ đích. Xuyên suốt “Em Và Trịnh”, những khung cảnh gây ấn tượng nhất là những khung cảnh sử dụng frame-in-frame. 

Những khung cửa sổ xuất hiện trong bộ phim cũng giúp tạo ra thêm không gian để khán giả hòa mình vào câu chuyện

Từ khung cửa sổ hướng ra vườn nhà Trịnh Công Sơn với muôn vàn hoa lá, đến cả những khung cửa chứng kiến hình ảnh Dao Ánh đắm chìm trong men say tình cùng những bức thư từ B’lao, tất cả tạo ra một phần nhìn đậm chất Hollywood cho sản phẩm này.

Ngoài ra, những khung cảnh rộng mở với việc mang vùng đồi núi xanh mướt tại Bảo Lộc vào “Em Và Trịnh” cũng khiến nhiều khán giả phải “nghẹt thở. Thật khó để tìm ra được một nơi có không khí trong lành và quá phù hợp với việc sáng tác những bản tình cả hơn vùng đất này.

Tuy vậy, việc lồng ghép cảnh chiến tranh, tư liệu chưa đủ khéo léo đã làm một số đoạn đột ngột trở thành phim tài liệu, lạc lõng với không khí phim trước đó. Ở một số phân cảnh, hình ảnh của một thời khói lửa khiến nhiều khán giả cảm thấy lê thê và không cần thiết.

Những điểm gây tiếc nuối của bộ phim

Thông qua bộ phim này, chân dung âm nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hiện lên rất rõ. Nhiều người nhận định, Trịnh Công Sơn viết nhạc như nói chuyện nên, tạo cảm giác rất dễ cảm, dễ gần. Dung dị, giản đơn mà vô cùng ám ảnh. 

Tái hiện hình tượng Trịnh Công Sơn là một thử thách không hề đơn giản.

Nhưng, về mặt con người, dường như bộ phim vẫn chưa khắc họa được hình ảnh nhạc sĩ có một cái đầu tràn ngập tư tưởng và có lõi triết học gồm cả minh triết phương Đông, đặc biệt là đạo Phật và minh triết phương Tây.

Những câu thoại trong phim vẫn còn quá đơn giản và “đời” hơn rất nhiều so với những gì khán giả luôn nghĩ về tác giả ca khúc “Cát Bụi”. Và cũng bởi vì thế, bộ phim này chỉ đơn giản là ”vừa vặn” như nhận xét từ một số nhà phê bình.

NSƯT Trần Lực là một lựa chọn phù hợp cho vai diễn Trịnh Công Sơn.

Ngoài ra, những vấn đề về ngữ điệu và giọng Huế trong phim cũng là một hạt sạn rất lớn. Sự đầu tư, chăm chút là thứ luôn được đòi hỏi trong các sản phẩm về Trịnh Công Sơn. Nhưng ở sản phẩm này, vẫn có cảm giác rằng sự hời hợt luôn “lởn vởn” xung quanh dù đã được đầu tư hơn 50 tỷ.

Những câu chuyện trong phim, đa phần người yêu nhạc Trịnh đều đã biết cả rồi. Và thứ ấn tượng nhất đọng lại sau “Em Và Trịnh”, hóa ra chỉ là sự bất lực của một gã trai si tình vẫn đang tìm cách khỏa lấp những khoảng trống trong tâm hồn.

____________

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Minh Tân

 

No more