Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 46: Dior

Bài EM Digital Editor

Trải qua hàng loạt triều đại giám đốc sáng tạo, thẩm mỹ tinh tế hiện đại và mộng mơ vẫn luôn thường trực trên những thiết kế của Dior như một cam kết với nhà sáng lập Christian Dior, một sự thủy chung với cái đẹp và tính nữ ngay từ logo thương hiệu. Cùng ELLE Man tìm hiểu hành trình đằng sau logo thương hiệu của đế chế thời trang lừng lẫy.

Một thế giới không có Christian Dior dường như là một nan đề đối với những người yêu thời trang khi nhà mốt Pháp này là cái nôi sản sinh ra những phom dáng kinh điển nhất, hòa trộn nhuần nhuyễn giữa tính cách mạng tân tiến, tinh thần lãng mạn mộng mơ và vẻ hiện đại thanh lịch đã góp phần phục dựng nên đô thành Paris hoa lệ trong quá khứ. Kể từ sự ra mắt lịch sử của thiết kế New Look vào tháng Hai năm 1947, logo thương hiệu Dior liên tục chứng minh vị thế thời trang không thể soán ngôi của mình qua những bộ sưu tập thanh lịch, đậm tính cấu trúc và không bao giờ lỗi thời trong hàng chục năm qua.

Christian

Những dấu mốc đáng nhớ của đế chế thời trang 75 năm tuổi

Dù chỉ dẫn dắt nhà mốt Dior trong mười năm ngắn ngủi, từ 1947 đến 1957, nhà thiết kế kiêm sáng lập thương hiệu Christian Dior đã để lại di sản khổng lồ cho làng mốt thế giới bằng những thiết kế lộng lẫy, xa hoa nhưng không kém phần mạnh mẽ, cứng cáp khiến bộ mặt thời trang nữ giới kể từ sau Thế Chiến II thay đổi hoàn toàn.

logo thương hiệu

Christian Dior suýt chút nữa đã trở thành kiến trúc sư, và cuối cùng thay vì những khối hình vuông vắn của bê tông và sắt thép, ngài đã mang những phom dáng đó đặt vào vải vóc và tạo nên một di sản thời trang vĩ đại với thẩm mỹ cứng cáp, thanh tao và những thiết kế kinh điển làm nền móng vững chắc cho thời trang nữ giới đến tận hàng chục năm sau.

Sinh ra trong một gia đình kinh doanh phân bón giàu có tại Granville ven bờ biển Normady, Christian Dior cùng gia đình chuyển đến Paris vào năm 1910 khi ông được 5 tuổi. Dù được kì vọng sẽ trở thành một nhà ngoại giao, Dior lại chứng tỏ khuynh hướng nghệ thuật của mình từ rất sớm khi bán những bức ký họa của mình trên phố để kiếm tiền tiêu vặt. Rời khỏi trường học, ông tiếp quản phòng tranh mà cha đã mua tặng ông và bắt đầu kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ bao gồm cả Pablo Picasso cùng một người bạn.

Tuy nhiên, cuộc Đại suy thoái năm 1929 đã khiến công việc kinh doanh của cha ông phá sản, cùng với đó là sự qua đời của cả cha mẹ lẫn anh trai đã khiến Christian Dior buộc phải đóng cửa phòng tranh. Từ đó, mối lương duyên của Dior với thời trang bắt đầy khi ông đến học việc với nhà thiết kế Robert Piquet.

Ảnh: Culture Trip

Sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự vào năm 1942, ông đến làm việc cho nhà may Lucien Long, nơi ông và người đồng nghiệp tiếng tăm Pierre Balmain là những nhà thiết kế đầu tiên. Cùng lúc đó, em gái của Christian là Catherine tham gia vào Kháng chiến Pháp dẫn đến việc bà bị bắt và giam cầm tại trại tập trung Ravensbrück, bà may mắn sống sót và được thả tự do vào năm 1945.

16/12/1946, nhà mốt Christian Dior được thành lập tại số 30 Đại lộ Montaigne Paris dưới sự hậu thuẫn của Marchel Boussac một ôm trùm thương nhân vải bông. Tuy nhiên, một cách chính thức, chỉ vào năm 1947 với bộ sưu tập đầu tay của Christian Dior được trình làng, đế chế Dior mới chính thức được thai nghén và bắt đầu chuỗi ngày hoàng kim của mình.

Năm 1947, Dior đặt tên cho sáng tạo nước hoa đầu tiên của nhà mốt là Miss Dior được đặt tên nhằm tôn vinh em gái của ông. Tháng Hai năm 1947, Dior chính thức ra mắt bộ sưu tập đầu tay của mình với tổng cộng 90 looks khác nhau. Đặc biệt, hai look trong bộ sưu tập Corolle và Huit đã ngay lập tức khiến giới mộ điệu sôi sục, được biên tập viên tạp chí Harper Bazaar Mỹ lúc bấy giờ là Carmel Snow đặt cho cái tên “New Look”, đánh dấu sự ra mắt của một thiết kế mang tính cách mạng dành cho nữ giới.

logo thương hiệu

Sau khi làm nên tên tuổi với những thiết kế couture phù hoa, Dior thành lập nhánh ready-to-wear xa xỉ đầu tiên trên thế giới của mình tại góc đại lộ 5th Avenue và 57th Street tại New York vào tháng 11 năm 1948. Cùng năm, dòng nước hoa đầu tiên của nhà mốt Miss Dior ra đời.

Năm 1949, Dior là nhà mốt đầu tiên bắt tay vào việc sản xuất được cấp phép những thiết kế của mình khi nhận ra tầm quan trọng của một vẻ ngoài hoàn chỉnh – New Look đi kèm với các phụ kiện đúng bộ từ giày Dior đến găng tay và mũ rộng vành. Dior hợp tác với Jacques Rouët cấp phép tên mình cho hàng loạt các mặt hàng phụ kiện xa xỉ và phân phối toàn cầu, đưa tên tuổi thương hiệu lên hàng quốc tế. Dù bị chỉ trích bởi Hội Couture Pháp, cho rằng việc sản xuất hàng loạt đã hạ thấp giá trị của haute couture, việc kinh doanh được cấp phép là một bước đi có lợi cho Dior và trở thành xu thế mới được học theo bởi gần như toàn bộ những nhà mốt cùng thời.

Năm 1971, Christian Dior thành lập dòng trang phục dành cho nam giới Christian Dior Homme.

NEW LOOK – một diện mạo mới

Dáng váy xòe thắt eo kinh điển của New Look

New Look là thiết kế không thể không nhắc đến của Christian Dior gồm một chiếc váy dáng xòe dài đến bắp chân, thắt lưng và phần áo được chiết eo gắt gao cùng cúp ngực đầy đặn. Không chỉ gây xôn xao về mặt thẩm mỹ, New Look được tạo ra từ 20 thước vải, được coi là phá bỏ quy định hạn chế tiêu thụ vải vóc thời hậu chiến khiến sự ra mắt này ban đầu nhận về một số chỉ trích.

Yếu tố xa hoa trong những thiết kế của Christian Dior tương phản gắt gao với thực tế nghiệt ngã của châu Âu thời hậu chiến, góp phần gầy dựng lại hào quang của một thủ phủ thời trang Paris nức tiếng như đã từng.

logo thương hiệu
New Look xuất hiện trên bìa tạp chí Vogue

Sau “phát súng” mở màn đình đám, nhà mốt được chất đống bởi vô số đơn đặt hàng từ các minh tinh nổi tiếng như Rita Hayworth, Margot Fonteyn, đưa tên tuổi Dior lên một tầm cao mới trong làng mốt. Dior thậm chí còn được mời đến buổi ra mắt tư nhân dành cho Hoàng gia Anh Quốc dù Vua George được cho là đã cấm các hoàng thân quốc thích diện Dior New Look như một cách cư xử đúng mực khi đất nước còn đang trong tình trạng thiếu thốn.

Dáng dấp của New Look vẫn dễ dàng được bắt gặp trong các thiết kế thời trang nữ giới hiện nay, chứng minh sức hút không tuổi của phom dáng được tạo nên bởi bậc thầy Christian Dior. Ngoài ra, di sản này còn được duy trì bởi chính thương hiệu khi liên tục xuất hiện trong các bộ sưu tập hiện nay với những biến tấu mới mẻ.

logo thương hiệu
New Look qua sự tái hiện của Raf Simons trong BST Dior Fall 2012

Những cái tên làm nên một logo thương hiệu Dior lẫy lừng

Bên cạnh nhà sáng lập Christian Dior, không thể phủ nhận những màu sắc được đóng góp bởi hàng loạt nhân tài đã tiếp bước ông duy trì nhà mốt Dior.

Năm 1955, Yves Saint Laurent mới 19 tuổi đã trở thành trợ lí thiết kế của Dior. Christian Dior sau đó đã gặp gỡ mẹ của Laurrent vào năm 1957 và thế hiện mong muốn chọn Saint Laurent để kế nghiệp ông tại nhà mốt Dior khi chạm ngưỡng 52 tuổi.

Yves Saint Laurent cầm trịch Dior khi chỉ mới 21 tuổi

Và đáng tiếc vào 24/10/1957, Christian Dior qua đời vì một cơn đau tim, để lại nhà mốt hoàn toàn bị xáo trộn. Để nhanh chóng ổn định thương hiệu, Jacques Rouët đã bổ nhiệm nhà thiết kế tài năng Yves Saint Laurent mới 21 tuổi trở thành giám đốc sáng tạo của Dior. Trong BST đầu tay tại Dior, Saint Laurent đã giới thiệu một thiết kế hoàn toàn mới – ligne Trapèze, bỏ lại dáng váy chiết eo kinh điển của Dior và thay thế bằng một thiết kế hình thang che giấu thay vì tôn vinh dáng vóc người phụ nữ như Christian Dior đã từng.

Saint Laurent tại vị ở Dior cho đến khi ông bị cưỡng ép gia nhập quân đội, và trong lúc đó, ông đã bị sa thải khỏi Dior bởi Rouët và bị thay thế bằng Marc Bohan. Bohan cũng chứng minh được năng lực của mình tại thương hiệu Dior khi định hình một kỉ nguyên mới và giới thiệu một phom dáng mới mẻ cho Dior – Slim look, một phiên bản hiện đại và mảnh mai hơn cho thiết kế kinh điển của Dior, trả lại sự nữ tính cố hữu của thương hiệu.

Năm 1978, Tập đoàn Boussac mà Dior trực thuộc đệ đơn phá sản và thương hiệu được bán cho Willot Group. Sau khi đi vào hoạt động, Bernard Arnault và nhóm đầu tư của mình đã mua lại cổ phần của Willot Group vào năm 1984.

Năm 1985, Arnault trở thành chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Christian Dior và định vị lại thương hiệu dưới cái tên công ty mẹ Christian Dior S.A và chuyển 32% cổ phần công ty vào vốn cổ phần của tập đoàn thời trang LVMH. Quyết định này đã đưa LVMH trở thành một trong những tập đoàn xa xỉ phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới trong khi Christian Dior vẫn được bảo toàn về quyền lợi của một megabrand độc tôn theo đúng nghĩa.

Gianfranco sau đó thay thế Marc Bohan được bổ nhiệm thành giám đốc phong cách của thương hiệu Dior vào năm 1989 và giữ chức đến năm 1997.

Gianco Ferre – giám đốc sáng tạo ngoại quốc đầu tiên của Dior.

Năm 1997, Arnault chỉ định tài năng thiết kế John Galliano thay thế Marc Bohan ở vị trí chỉ đạo sáng tạo. Theo lời ông, “Galliano sở hữu một tài năng rất gần với tài năng của Christian Dior. Anh ta sở hữu một sự pha trộn phi thường rất tương đồng của chủ nghĩa lãng mạn, nữ tính và hiện đại tính đã tạo nên Monsieur Dior.” Galliano mang lại những phản ứng trái chiều trong suốt thời gian tại vị của mình ở Dior khi sử dụng lối tiếp cận cường điệu và đậm ngôn ngữ sân khấu cho các thiết kế, tính nghệ thuật và mộng mơ không biên giới thay chỗ cho tính ứng dụng.

logo thương hiệu
John Galliano bên cạnh những thiết kế Haute Couture của mình tại Dior vào đầu thập niên 2000

Dù phát triển Dior theo định hướng thẩm mỹ hoàn toàn khác, Gallino đã để lại điểm nhấn vĩ đại của mình với hàng loạt BST haute couture khiến giới mộ điệu nức lòng cùng với thiết kế Dior Saddle bag kinh điển vào năm 1999, item này cũng đã bắt đầu trở nên thịnh hành trở lại sau  hai thập kỉ, chứng minh tầm nhìn của Galliano.

Một thiết kế couture mộng mơ của John Galliano được phối cùng mẫu túi Saddle bag.
Ảnh: Robert Fairer
Mẫu túi Saddle Bag quay trở lại sau 2 thập kỷ làm nức lòng giới mộ điệu.

Galliano giữ chức giám đốc sáng tạo đến tháng Ba năm 2011 khi bị sa thải vì scandal phân biệt chủng tộc khi say xỉn. Cựu giám đốc thiết kế Bill Gayten tiếp tục giữ chức đến tháng 4/2012 khi Raf Simons được trao vương miện Giám đốc nghệ thuật.

Raf Simons chính thức tiếp quản chiếc ghế sáng tạo tại Dior với bộ sưu tập mùa Thu năm 2012 với sự khôi phục những diện mạo kinh điển của Dior một cách tươi trẻ và thanh lịch, cân bằng giữa chất lãng mạn mộng mơ và thẩm mỹ hiện đại.

Những sáng tạo dành cho Dior của Raf Simons
Chân dung nhà thiết kế Raf Simons

Sau những bộ sưu tập cách tân pha trộn hoàn hảo giữa DNA của Dior với chất riêng của chính mình, Raf Simons rời khỏi nhà mốt và được thay thế bởi Serge Rufieux và Lucie Meier trong vòng 1 năm từ 2015 – 2016 và sau đó là cái tên giữ chức Giám đốc sáng tạo đến hiện tại – Maria Grazia Chiuri, cựu đồng giám đốc sáng tạo của Valentino và đồng thời trở thành nữ giám đốc sáng tạo đầu tiên tại nhà mốt Dior, khơi dậy một lần nữa thông điệp nữ quyền của nhà khai sinh thương hiệu Christian Dior.

Chân dung Giám đốc sáng tạo đương nhiệm của Dior – Maria Grazia Chiuri
logo thương hiệu
Một Dior lãng đãng nhưng cũng đầy năng động và phóng khoáng dưới thời Maria Grazia Chiuri

Nhánh thời trang Dior Homme chứng kiến sự lên ngôi của 3 giám đốc sáng tạo đến thời điểm hiện tại: Kris Van Assche từ năm 2007 đến năm 2018 và Hedi Slimane 2000 đến 2007 và hiện nay là Kim Jones với hàng loạt các sáng tạo mới mẻ và luôn tiệm cận với xu hướng.

Kim Jones
logo thương hiệu
Những thiết kế trẻ trung của Kim Jones đã thổi một làn gió mới cho Dior Men
Ảnh: Dior
Ảnh: Dior
Ảnh: Dior
Ảnh: Dior
BST

Logo thương hiệu Dior và Biểu tượng Oblique huyền thoại

Họa tiết Oblique được sáng tạo bởi Marc Bohan vào năm 1967 và hơn 50 sau Dior Oblique vẫn trường tồn như một di sản và dấu ấn của một trong những nhà mốt lâu đời nhất nước Pháp.

logo thương hiệu

Mẫu hoa văn được giới thiệu đến công chúng lần đầu tiên khi xuất hiện trên các mẫu túi thuộc bst Xuân Hè năm 1969 và đảm nhận trọng trách trang trí các bst túi xách và hành lí vào năm 1971 cũng như trang trí của hàng Dior Monsieur năm 1974.

Dior Oblique song hành với streetwear từ đầu thập niên 2000 dưới thời giám đốc sáng tạo John Galliano với xu hướng họa tiết logotype và giới mộ điệu lần nữa chứng kiến sự lên ngôi trở lại của họa tiết Oblique vào cuối thập niên 2010s, cụ thể là trong bsst Xuân Hè 2018 dưới sự dẫn dắt của giám đốc sáng tạo Maria Grazia Chiuri trên những mẫu túi Saddle huyền thoại.

logo thương hiệu

 

Ngoài ra Dior còn sở hữu những mẫu logo truyền thống được sử dụng từ thời kỳ đầu như tên đầy đủ của nhà mốt Christian Dior, Dior với font chữ serif hay logo thương hiệu CD đối xứng thanh lịch và tối giản trên các mẫu túi Caro Bag hay 30 Montaigne Bag.

logo thương hiệu

Logo thời kì đầu của Dior

Bộ

__

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Tổng hợp: Blair

Nguồn tham khảo: Vogue, Bagista, Culture Trip

No more