Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 17: Palace

Bài ELLE Team

Tuy chỉ mới thành lập từ năm 2010, nhưng Palace đã trở thành một thương hiệu thời trang đường phố lớn mạnh, làm lung lay vị thế hùng mạnh của ‘đế chế’ Supreme. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu ý nghĩa logo thương hiệu cũng như khám phá lí do tại sao chỉ với 9 năm ngắn ngủi mà thương hiệu Palace đã leo lên được tầm cao như vậy.

Trở về những năm 2009, Lev Tanju – nhà sáng lập thương hiệu Palace và nhóm bạn skater (dân trượt ván) của mình khi còn chung một căn hộ ở Waterloo bên cạnh trung tâm trượt ván SouthBank. Nơi thường được dân trượt ván thường gọi là “The Palace”. Anh cùng bạn mình thường dành phần lớn thời gian ở đây và đặt tên nhóm là Palace Wayward Boys Choir (PWBC). Nên khi Lev Tanju có ý định thành lập một thương hiệu, anh cùng những người bạn của mình đã lấy cái tên PWBC này nhưng cuối cùng đổi lại là Palace.

Thương hiệu Palace - ELLE Man (01)
Lev Tanju và PWPWBC (Ảnh: Highsnobiety)

Lev Tanju cùng bạn bắt đầu Palace với mong muốn tạo một dựng thương hiệu riêng “đậm chất Anh” hơn dành cho những skater giữa bối cảnh những thương hiệu như Supreme hay Stussy đang dần trở nên nhàm chán với công chúng. Từ những số lượng bán khiêm tốn vào những ngày đầu tại những cửa hàng nhỏ lẻ dọc nước Anh như The Hideout, Present, và Lost Art. Nhiều sản phẩm của Palace thời điểm này được lấy cảm hứng từ Versace hay Chanel. Chuyện đó thực sự táo bạo và cũng gây khá nhiều tranh cãi, nhưng điều này cũng góp phần giúp cái tên Palace ngày càng bay cao hơn.

Thương hiệu Palace - ELLE Man (02)
Ảnh: Highsnobiety

Khi thương hiệu Palace bắt đầu gây được sự chú ý, Lev Tanju cũng bắt đầu có những định hướng rõ ràng hơn cho những bước đi của mình và điều duy nhất anh còn thiếu lúc này đó là logo thương hiệu riêng cho Palace. Như “Swoosh” của Nike, “3 Stripes” của adidas hay “Táo Khuyết” của Apple, Lev Tanju cũng muốn tạo ra một logo thật đặc biệt và dễ nhận dạng.

Anh đã đến nhờ giúp đỡ của họa sĩ minh hoạ huyền thoại Fergus Purcell a.k.a ‘Fergadelic’. Ông là cựu giám đốc  thiết kế của Marc Jacob, nhà thiết kế cho hãng thời trang của mình Tonite and Silas với nhiều thương hiệu đường phố mà Stüssy là ví dụ điển hình. Fergadelic tạo ra logo ‘Tri-ferg’ nổi bật với bởi tam giác Tam giác Penrose (còn được gọi là tam giác bất khả thi, một loại ảo ảnh quang học không nhìn thấy kết thúc rõ ràng – tạo ra lần đầu tiên bởi Oscar Reutersvärd) và được trang trí bằng kiểu chữ in nghiêng “Palace” trên ba mặt của nó. Fergus đã giải thích ông chọn biểu tượng này cho “ngụ ý của sự vĩnh hằng”.

Thương hiệu Palace - ELLE Man (03)
Ảnh: Palaceskateboards

Từ cuối năm 2012 đến 2013, Palace lần đầu tiên bắt đầu nhúng tay vào hệ thống bán lẻ bằng việc mở ra hàng loạt các pop-up store chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn gọi là “Palace Retail Powerslide”. Cùng năm, Palace kết hợp với hãng thời trang thể thao đường phố khác của Anh là Umbro để mở một cửa hàng online song chỉ đạt được thành công khiêm tốn. Tuy sự kết hợp này không dành được sự thành công quá vượt trội nhưng đó là bước đệm lịch sử tiếp bước cho cái tên Palace nhận được quan tâm hơn từ công chúng đến với các chiến dịch sau này.

Cuối năm 2013, Palace bắt tay với Rebook cho ra bản collab sneaker dự vào thiết kế Club C kinh điển của Reebok. Đôi giày vẫn được giữ nguyên hình dáng cũ và thay thế chất da bóng cũ thành da lộn, thêm logo của Palace vào phần dây, lưỡi gà và gót giày. Để quảng bá và thúc đẩy cho bước ngoạt phát triển này của thương hiệu, Palace đã mời diễn viên hài Jonah Hill làm gương mặt đại diện cho video quảng cáo đầy hài hước của họ. Sau này Palace còn kết hợp với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như adidas, Ralph Lauren và Gore-Tex.

Thương hiệu Palace - ELLE Man (04)
Ảnh: Palaceskateboards
Thương hiệu Palace - ELLE Man (05)
Palace x Ralph Lauren (Ảnh: Palaceskateboards)

Trong 9 năm qua, thương hiệu đã thực sự bùng nổ và được đón nhận nhiệt liệt bởi công chúng. Từ một thương hiệu vô danh, thương hiệu Palace thực sự đã vươn lên trở thành một cái tên đường phố có tiếng tăm toàn cầu. Không chỉ được giới mộ điệu đường phố yêu thích mà Palace còn khiến cả những fashion icon, các nghệ sĩ thế giới như Jay – Z, Rihanna, A$AP Rocky, Drake… say mê. Vào tháng 4/2015, Palace mở cửa hàng đầu tiên tại London, chỉ 2 năm sau đó thương hiệu đã tiến tới New York và vào 2018, Palace đã tiến công vào thị trường châu Á mà Tokyo là điểm đến đầu tiên.

Thương hiệu Palace - ELLE Man (06)
(Ảnh: Palaceskateboards)

Một thương hiệu gây được tiếng vang đôi khi là một ván cược dễ dàng nhưng giữ được chỗ đứng của mình trong cuộc chơi mới là một bài toàn khó. Để thành công như hôm nay, thương hiệu Palace không chỉ sở hữu một đội ngũ sáng tạo bậc nhất mà còn mang cái gu hài hước và sự duyên dáng rất riêng trong thiết kế. Phong cách của Palace mang hơi thở của pop-culture những thập niên 80 – 90, những video VHS, những bộ ảnh chụp bởi máy phim cùng những thiết kế mang âm hưởng từ văn hoá ván trượt đường phố của Anh Quốc của những thập niên cũ. Việc này như một làn gió mới giữa các thương hiệu dường như dần trở nên nhàm chán với các thiết bị và sản phẩm quá chỉn chu cũng như chạy theo một mốt thời thường thượng thị trường như hiện nay. Thành công của thương hiệu Palace cũng đến từ việc họ chiếm một vị trí lớn trong lòng những người yêu thích sự hoài niệm và trân trọng những giá trị văn hoá đại chúng của thập niên trước.

Thương hiệu Palace - ELLE Man (07)
Ảnh: highsnobiety

Nhưng cao hơn cả đó là một tư tưởng về một thương hiệu ván trượt đường phố ảnh hưởng đến cả văn hoá nước Anh cũng như cả thế giới. Thương hiệu Palace có thể dễ dàng phân phối cho nhiều nhà bán lẻ lớn hơn để thúc đẩy việc kinh doanh, nhưng thay vào đó họ lại xây dựng một doanh nghiệp chủ yếu dựa trên cửa hàng trực tiếp và cửa hàng trên mạng, đồng thời hạn chế quyền truy cập vào sản phẩm. Điều này càng làm tăng thêm giá trị cho từng sản phẩm và sự thèm muốn của người tiêu dùng khi muốn sở hữu một món đồ đến từ họ.

Từ những ngày đầu Lev Tanju đã khẳng định anh đã muốn tạo ra một thương hiệu skatewear hàng đầu mà “người khác nhìn vào thì họ sẽ nhận ra ngay là chúng đến từ Anh”. Cho dù cho thế giới thời trang có xoay chuyển như thế nào đi chăng nữa thì thương hiệu Palace vẫn sẽ giữ được những giá trị ban đầu.

Thương hiệu Palace - ELLE Man (08)
Ảnh: i-d.vice

Trong chưa đầy một thập kỷ, thương hiệu Palace đã xuất sắc chuyển mình từ một thương hiệu thời trang vô danh thành một trong những thương hiệu hàng đầu của dòng thời trang đường phố cao cấp. Những điều Palace đã và đang làm được thực sự là những điều không tưởng. Không chỉ với nền văn hoá Anh, mà còn là toàn thế giới. Những bước đi chậm mà chắc này như chứng minh cho ta thấy  Palace hoàn toàn có thể giữ vững vị trí của mình trong trò chơi thương hiệu đầy khốc liệt ngày nay.

Xem thêm

Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 16: Givenchy

Ý nghĩa logo thương hiêu – Phần 15: Chanel

__

Tổng hợp: Katelyn (Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man. Tham khảo: highsnobiety, freeskatemag)

No more