NFT – “game changer” trong cuộc chơi nghệ thuật đương đại?

Bài EM Digital Editor

NFT đã và đang "làm mưa làm gió" trong cộng động nghệ thuật đương đại như thế nào? Vai trò của nó ra sao và liệu sẽ tồn tại lâu dài trong sân chơi này với vai trò là tương lai của hình thức sưu tầm, hay chỉ là một trào lưu nhất thời và sẽ chóng phai nhạt trong thời gian tới? Cùng ELLE Man tìm hiểu NFT đang tác động tới thế giới nghệ thuật đương đại này như thế nào!

NFT hiện nay đang là từ ngữ thông dụng và phổ biến của thị trường nghệ thuật đương đại. Nếu bạn chưa từng nghe qua về NFT, đừng lo, bởi vì bạn không phải là người duy nhất. Thế giới của công nghệ blockchain, cryptocurrency, và nghệ thuật mã hóa không phải là những thứ dễ hiểu. Thời gian qua, những tác phẩm nghệ thuật NFT được bán với giá cao ngất ngưởng. Giá của những sản phẩm này cao hơn cả những tác phẩm của những họa sĩ nổi tiếng. Vì vậy, đã đến lúc để chúng ta tìm  hiểu về loại hình này.

Bức tranh 5000 ngày của nghệ sĩ Beeple – được Christie’s  bán  với giá 69.3 triệu đô. Ảnh: TIME

NFT là gì?

NFT là viết tắt của cụm từ Non-Fungible Token. Nếu như “fungible” là từ chỉ những loại tài sản có thể thay thế và quy đổi được thì “non-fungible” là khái niệm ngược lại. Đối với một tài sản hoặc một số tiền nào đó, bạn có thể dùng nó để quy đổi hoặc sở hữu một loại đồ vật. Còn với NFT, giá trị của chúng chỉ được quy đổi thành một loại tiền “mã hóa” có bản chất tương tự, cụ thể là đồng Ethereum (ETH).

Sự tồn tại và hình thành của NFT có liên quan đến công nghệ blockchain, có khả năng “mã hóa” mọi token tồn tại trong tranh, ảnh, video clip, dòng tweet, .. thành một dạng kĩ thật số. Điều  này đảm bảo rằng dữ liệu trong này không bị sửa đổi.

Một bức tranh về Silvio Vieira của nghệ sĩ Silvio Vieria, sở hữu bởi Metakovan với giá 69 triệu đô la. Ảnh: SuperRare

Mặc dù blockchain được sử dụng để tạo NFT tương tự như các loại tiền điện tử như Bitcoin. Nhưng điểm khác biệt ở đây là blockchain trên Bitcoin có thể thay thể được, ví dụ bạn có thể chia nhỏ Bitcoin. Trong khi đó, NFT là chuỗi mã không thể thay thế được và không thể tách rời, và hoàn toàn khác biệt trên các blockchain. Vì vậy, NFT đại diện cho những thứ “có một không hai”.

NFT

Mối  liên hệ và vai trò của NFT đến nghệ thuật?

Bởi vì những tác phẩm này được lưu trữ an toàn trong blockchain, NFT của mỗi tác phẩm là độc nhất và không thể thay thế cho nhau. Các bức ảnh, video, gif, âm thanh và bất kì tệp kỹ thật số nào cũng có thể biểu diễn dưới dạng NFT. Ngay cả một dòng tweet cũng được bán dưới dạng này.

Một phiên đấu giá các bức tranh NFT của nghệ  sĩ Beeple được quy đổi thành mệnh giá ETH – Ảnh: Bitcoin News

Các nghệ sĩ kỹ thuật số đã cảm thấy chán ngấy sau nhiều năm tạo ra nội dung với rất nhiều lượt tương tác trên các nền tảng Big Tech như Facebook và Instagram. Tuy nhiên họ hầu như họ không nhận được giá trị gì cả, đó là lý do đó khiến nhiều nghệ sĩ lao đầu vào ngành công nghiệp này. Tất cả các nghệ sĩ trên thế giới – tác giả, nhạc sĩ, nhà làm phim hình dung ra một tương lai mà NFT sẽ chuyển đổi cả quá trình sáng tạo của họ và cách mà thế giới đánh giá nghệ thuật. Cuộc cách mạng công nghệ blockchains này hứa hẹn có thể biến đổi chủ nghĩa tư bản tiêu dùng.

Tác phẩm Stellar Goddess của nghệ sĩ Shaylin Wallace được đấu giá với gần 2,7 triệu đô. Ảnh: TIME

Loại hình này trở nên phổ biến khi nào?

NFT xuất hiện từ năm 2015 nhưng nó bắt đầu tạo ra làn sóng trong giới nghệ thuật vào năm 2020 khi thị trường của nó tăng gấp 3 lần. Đó là khi Jack Dorsey của Twitter bán vài Tweet đầu tiên mà anh ấy từng viết với giá 2,95 triệu đô la và nghệ sĩ minh hoạ kỹ thuật số Beeple bán một NFT tại Christie’s với giá 69 triệu đô la. Những thương vụ này làm cả thế giới chú ý. Điều đó dẫn đến việc các nền tảng để các nghệ sĩ kĩ thuật số bán tác phẩm NFT của họ đang tăng lên.

Gần đây, nghệ sĩ Alexa Meade đã tạo ra một bức tranh 3D sử dụng các mô hình trong không gian vật lý. Cô đã tham gia vào thế giới nghệ thuật mã hóa bằng cách chuyển video quy trình cô tạo ra bức tranh 3D này thành một tác phẩm NFT và bán nó trên Foundation, một nền tảng đấu giá dành cho các nghệ sĩ. Giờ đây mọi người có thể sở hữu NFT video tác phẩm nghệ thuật của cô sau khi công trình bị dỡ bỏ.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by beeple (@beeple_crap)

Lý do nào làm người ta quan tâm tới NFT?

Một Gif hay của một dòng Tweet được chuyển thành dạng NFT có thể được chia sẻ hàng triệu lần. Tuy nhiên, chỉ có một người duy nhất là chủ sở hữu của nội dung, chính là người sở hữu NFT. Đó là lý do khiến những tác phẩm NFT có giá trị rất cao điển hình là dòng Tweet của Jack Dorsey với giá 2,95 triệu đô la.

Không chỉ vậy, mua NFT cũng là một cách tuyệt vời để ủng hộ các digital artist. Giúp họ có động lực và nguồn lực để tiếp tục sáng tạo tác phẩm.

Công ty Blockchain Injective Protocol đã thể hiện sự nhiệt tình của họ đối với NFT bằng cách đốt bản in của Banksy được mua với giá 95.000 đô la. Một video về màn trình diễn được chuyển thành NFT.

Liệu NFT chỉ là một xu hướng nhất thời?

Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Chuyên gia về nghệ thuật đương đại, Noah Davis nói rằng kết quả đấu giá 69 triệu đô của Beeple là một sự tôn vinh phù hợp cho sự chuyển đổi kĩ thuật số diễn ra tại Christie’s. Và cũng như việc kinh doanh của chúng tôi đã phát triển, cách thức tạo ra nghệ thuật cũng vậy. Kết quả của hôm nay là một lời kêu gọi rõ ràng cho tất cả nghệ sĩ kỹ thuật số.

Tác phẩm Active Gestures 10 của nghệ sĩ Andrew Benson được bán với giá hơn 3 triệu đô. Ảnh: TIME
Tác phẩm Voidwalker 2020 của nghệ sĩ Serwah, được sở hữu bởi Kayvon. Ảnh: Foundation

Và tất nhiên, các nghệ sĩ thì rất nhiệt tình với cách mới này để tiếp thị và bán những sản phẩm nghệ thuật của họ. Nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục. Drew Olanoff, cây viết của TechCrunch cho rằng lợi ích tiềm năng trong tương lai chỉ có đối với các nghệ sĩ, còn người tiêu dùng thì không hẳn. Thị trường này có khả năng sẽ lắng xuống khi mọi người không còn hứng thú với NFT nữa, vì vậy hãy cân nhắc kĩ nếu bạn có ý định mua sản phẩm này.

Thời

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Tổng hợp: Quách Thái

Nguồn tham khảo: Mymordernmet, TIME

No more