NFT – Tương lai mới của thời trang và nghệ thuật được “mã hóa”?

Bài ELLE Team

Trước sức hút cực lớn của những buổi đấu giá NFT với giá trị hàng chục triệu USD, giới sưu tầm nghệ thuật và thời trang đã manh nha nhúng tay vào cơn sốt đầu cơ "mã hóa". Vậy NFT là gì? Một cơn sốt nhất thời? Một trò đùa của những kẻ lắm tiền? Hay sẽ là tương lai nghệ thuật và thời trang thế giới?

NFT hay Non-Fungible Token là chủ đề đang được bàn tán sôi nổi trong vài tuần trở lại đây cũng như dấy lên trào lưu sưu tầm những hiện vật được “mã hóa”. Liệu, cơn sốt NFT chỉ trào lưu nhất thời hay nó là tương lai mang tính cách mạng của lĩnh vực nghệ thuật và công nghiệp thời trang? Hãy cùng ELLE Man nhìn nhận trong bài viết sau đây.

Thời

NFT là gì? Những ưu và nhược điểm của việc đầu tư NFT

NFT là viết tắt của cụm từ Non-Fungible Token. Trong đó, nếu như “fungible” là từ chỉ những loại tài sản có thể thay thế và quy đổi được thì “non-fungible” là khái niệm ngược lại. Đối với một tài sản hoặc một số tiền nào đó, bạn có thể dùng nó để quy đổi hoặc sở hữu một loại đồ vật. Còn với NFT, giá trị của chúng chỉ được quy đổi thành một loại tiền “mã hóa” có bản chất tương tự, cụ thể là đồng Ethereum.

nft - etherium- elleman - 0421 - featured 2
Một phiên đấu giá các bức tranh NFT được quy đổi bằng mệnh giá Etherium. Ảnh: Bitcoin News

Sự tồn tại và hình thành của NFT có liên quan đến công nghệ blockchain, có khả năng “mã hóa” mọi token tồn tại trong tranh ảnh, đoạn video clip, dòng tweet, các đoạn ghi âm,… thành một dạng kĩ thuật số. Sau đó, mọi quá trình trao đổi, đấu giá chúng được (và chỉ được) giao dịch và quy đổi thành một mệnh giá tiền ảo nhất định.

Điều đặc biệt, khi bạn sưu tầm một tài sản dưới dạng NFT, bạn chỉ thực sự nắm giữ “quyền sở hữu” chúng chứ không thực sự sở hữu chúng. Nghĩa là, thay vì mang một bức tranh về nhà treo sau buổi đấu giá, thì bạn chỉ thu về một đoạn mã và dùng nó để mở một tập tin chứa bức tranh ấy. Mặc dù không được sở hữu bản quyền thương mại của một tài sản ấy, bạn vẫn có quyền “sang tay” đoạn mã ấy cho những người khác với một mức giá phù hợp.

nft - chart - elleman - 0421
Kích thức thị trường đầu từ NFT đang ngày một gia tăng qua từng năm. Ảnh: The Wall Street Journal

Trào lưu nhất thời hay xu hướng của tương lai?

Cùng với sự phổ biến của Bitcoin và xu hướng đầu cơ các loại tiền ảo (cryptocurrency) hiện nay, những buổi đấu giá tranh “mã hóa” hàng triệu USD đã tạo nên làn sóng NFT trong thời gian gần đây. Cũng giống với sự lên xuống thất thường của cryptocurrency, nhiều người dự đoán giá trị của những vật phẩm, những hiện vật “mã hóa” có tính tự do và khó đoán hơn. Vì vậy, điều đó đã đánh trúng tâm lý của giới siêu giàu, khi vừa thích sưu tầm như thứ lạ lùng nhưng vẫn có tính đầu tư với nhiều rủi ro cao.

Không những vậy, trong tình cảnh Covid vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, sự đầu tư trong lĩnh vực NFT còn được xem là một cách thức kích cầu kinh tế mới lạ và hiệu quả, vô tình khiến cho các kênh đầu tư truyền thống khác như trái phiếu, cổ phiếu trở nên kém hấp dẫn đi.

nft - nyan cat - elleman - 0421
Chiếc gif nổi tiếng Nyan Cat của Chris Torres được bán với giá 580 nghìn USD dưới dạng “mã hóa”. Ảnh: Business Insider

“Khi đang bí bách vì tiền không biết bỏ vào đâu, ta có thể làm những điều xuẩn ngốc” – nhà đầu tư và bình luận thị trường Howard Lindzon nói với New York Times, điều đó quả thực rất đúng với tâm lí tiêu tiền của giới siêu giàu trong tình cảnh thế giới cũng đang chán nản vì đại dịch.

Trong cơn sốt NFT ấy, những lĩnh vực mang tính sáng tạo nghệ thuật như hội họa và nhiếp ảnh trở nên thu hút hơn bao giờ hết bởi sự độc đáo và khan hiếm của từng sản phẩm. Việc mua bán và đấu giá các bức họa, tranh ảnh trong thời gian gần đây đã kéo theo sự hình thành của khái niệm cryptoart, hay nghệ thuật “mã hóa” và được dự đoán sẽ lan tỏa sang một số lĩnh vực khác, trong đó có cả thời trang.

Những dấu ấn đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư “mã hóa”

Christie’s, sàn đấu giá nổi tiếng của Anh, đã nổ phát súng đầu tiên trong lĩnh vực NFT bằng việc rao bán thành công bức tranh của Beeple với giá 69,3 triệu USD. Ngạc nhiên thay khi bức tranh mang tên Everydays ấy chỉ là một tấm ảnh được “mã hóa” để chứa một loạt các tác phẩm vốn chỉ có giá trị từ 100 USD trước đây của tay digital artist này. Điều đó không những biến Beeple trở thành họa sĩ còn sống có giá trị sở hữu tranh cao thứ ba mọi thời đại mà còn khiến nhiều nhà đấu giá khác phải xắn tay tham gia vào cuộc chơi NFT này.

nft - everydays- elleman - 0421
Bức ảnh “mã hóa” Everydays. Ảnh: The Verge

Để rồi, chỉ trong một vài tuần ngắn ngủi, hàng loạt lĩnh vực đã xuất hiện những buổi rao bán hiện vật dưới dạng các đoạn mã NFT với mức giá vô cùng cao. Cụ thể, nữ ca sĩ Grimes đồng thời cũng là cô bạn gái cũ của tay tỉ phú Elon Musk mới đây đã rao bán thành công phiên bản kĩ thuật số cho các sản phẩm âm nhạc của cô với mức giá 6 triệu USD. Nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey cũng đã nhập cuộc với việc bán đi dòng Tweet của anh ta với mức giá 2,5 triệu USD đồng thời dùng ngay số tiền ấy để quyên góp cho một quỹ từ thiện Covid-19 tại Châu Phi,…

nft - gucci - elleman - 0421
BST Gucci x The North Face xuất hiện dưới dạng kĩ thuật số trong tựa game Pokemon Go. Ảnh: Insider

Cuối tháng 3/2021, trang bán hàng trực tuyến NBA Top Shot cũng đã bắt tay với nhà đấu giá Dapper Labs để rao bán loạt thẻ bài bóng rổ (basketball cards) dưới dạng NFT với tổng giá trị rơi vào khoảng 230 triệu USD. Điều đó đã cho thấy , “cơn sốt” NFT đang manh nha đổ bộ lên những lĩnh vực mang tính cộng đồng cao, bao gồm thể thao, nhiếp ảnh, thời trang,…

nft - crypto fashion week - elleman - 0421
Crypto Fashion Week 2021. Ảnh: Trend Hunter

Thời trang “mã hóa” – Câu trả lời tương lai của làng mốt?

Với “cơn sốt” mang tên NFT, nhiều người đã đặt câu hỏi rằng, liệu sự xuất hiện của khái niệm mới mang tên “crypto fashion” sẽ mang đến cơ hội và thách thức gì cho làng mốt thế giới? “Đó không đơn giản chỉ làm một trào lưu”, Benoit Pagotto – Đồng sáng lập kiêm Đồng điều hành của thương hiệu sneaker thực tế ảo RTFKT đã nhận định: “Đó còn là một định hướng mới.”

Thật vậy, hồi cuối tháng 3/2021, bản collab giữa RTFKT với Fewocious, một digital artist mới chỉ 18 tuổi đã tạo ra 621 đôi giày thể thao được “mã hóa” dưới dạng NFT và rao bán với giá từ 3 nghìn cho đến 10 nghìn USD cho mỗi đôi. Mặc dù người mua không hề được mang trên chân hoặc thậm chí sờ vào những đôi giày sneakers ấy, thế nhưng bản collab trên vẫn được săn đón nồng nhiệt và tạo ra những giá trị nền tảng cho xu hướng NFT trong làng mốt.

nft - fewwocious x rtfkt- elleman - 0421
Phiên bản “mã hóa” của mẫu giày Air Force One trong BST của RTFKT và Fewocious. Ảnh: Hypebeast

Giá trị được tạo ra sau những buổi đấu giá NFT đã biến những đoạn mã chứa các bức tranh kĩ thuật số có giá trị ngang hàng với tác phẩm của những Picasso hay Van Gogh. Điều đó cũng không ngoại lệ đối với lĩnh vực thời trang, khi mà giờ đây ranh giới giữa những đôi giày thực tế ảo RTFKT cũng có thể sánh ngang giá trị của những chiếc túi cao cấp của Gucci và Chanel.

nft - crypto fashion week - elleman - 0421 - featured
Một trong những sản phẩm thời trang NFT đầu tiên đến từ The Fabricant. Ảnh: Business of Fashion

Trong vài ngày gần đây, Eric Pfrunder, bạn tâm giao của Karl Lagerfeld đã công bố dự định của ông về việc “mã hóa” bộ ảnh của ông và cố NTK lừng danh lên các sàn đấu giá với định dạng NFT. Điều đó đã kéo sự chú ý không hề nhỏ của không chỉ làng mốt mà còn của các giới đầu tư siêu giàu. Ngay lập tức, các tập đoàn thời trang xa xỉ lừng danh như Kering và LVMH cũng đã cử người đại diện để lên tiếng về những ấp ủ của họ trong việc lấn sân sang thị trường NFT đầy tiềm năng này.

nft - karl va eric - elleman - 0421
Eric Pfrunder và Karl Lagerfeld. Ảnh: Highsnobiety
Bức

Quan điểm của những người trong cuộc

Có thể nói, với bản chất dành cho giới siêu giàu và những người có máu thẩm mĩ vốn có, việc các hãng thời trang xa xỉ nói riêng và ngành công nghiệp thời trang nói chung chính thức bước chân vào lĩnh vực NFT chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong một cuộc khảo sát ý kiến tại chuyên trang Sneaker Freaker, đã có nhiều luồng ý kiến trái chiều thể hiện dự đoán của các chuyên gia, những người quan tâm về tương lai “mã hóa” của làng mốt, song tựu chung lại, mọi người đều nhận thấy tiềm năng cũng như một vài thách thức mà ngành thời trang phải trải qua để thích nghi với làn sóng NFT.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by RTFKT Studios (@rtfktstudios)

Ian Rogers, tay giám đốc kì cựu của Công ty start-up tiền điện tử Ledger của Pháp, đồng thời là cố vấn của Tập đoàn LVMH cho biết: “Khách hàng thượng lưu ngày nay đang ngày càng phụ thuộc vào lối sống kĩ thuật số. Vì vậy, ý tưởng sưu tầm một chiếc túi xách sang trọng nhưng được mã hóa vào một trò chơi điện tử hoặc một mạng lưới blockchain mạnh mẽ sẽ không còn quá xa vời”.

Mua

____

Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man

Bài: Chung Quân

Nguồn tham khảo: Wall Street Journal, The Verge

No more