Người giàu có trên thế giới – họ tiêu tiền ra sao?

Bài ELLE Team

Theo một thống kê bởi Wealth-X, công ty theo dõi mức độ giàu có toàn cầu, số lượng người giàu và tổng tài sản của họ trên thế giới đã tăng thêm 2% vào năm 2018. Có đến 23 triệu người đạt mức giá trị ròng cao trên thế giới, với tổng giá trị là 62 nghìn tỷ đô la USD. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu xem những người giàu nhất thế giới sử dụng đồng tiền của họ như thế nào.

Phần lớn trong số này là những người tự gầy dựng nên khối tài sản của mình, và sinh sống tại Hoa Kỳ – người dân nước này chiếm đến 40% dân số giàu có trên thế giới.

Ngay cả trong tầng lớp này, sự giàu có cũng được chia thành 2 mức độ: “giàu” và “siêu giàu”. Người giàu được xác định là những người sở hữu giá trị tài sản ròng từ 1-30 triệu đô la USD, theo Wealth-X. Phần lớn người giàu đều nằm ở mức thấp nhất của thang đo, với gần 90% sở hữu mức tài sản trị giá 1-5 triệu đô la USD. Trong khi đó, người siêu giàu là những người sở hữu tài sản giá trị cao hơn cả mức 30 triệu đô la USD.

Những người giàu có trong danh sách này bao gồm những ai?

Đa số là đàn ông. Chỉ có 16% người giàu là phụ nữ, trong khi với người siêu giàu, con số này là 14%.

Hơn 40% người giàu sống ở Bắc Mỹ, 25% sống tại châu Âu và 25% tại châu Á.  Hoa Kỳ là đất nước có nhiều người giàu nhất, theo sau là Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Vương Quốc Anh. Theo thống kê, 10 quốc gia sở hữu nhiều người giàu nhất chiếm đến 75% số lượng người giàu trên thế giới, và chiếm gần 75% tổng giá trị ròng năm 2018.

Thành phố New York sở hữu nhiều người giàu hơn bất cứ thành phố nào trên thế giới, dù cho số lượng này đã giảm đi khoảng 0.5% vào năm 2018. Dẫu vậy, với gần 1 triệu người giàu, New York vẫn có dân số giàu cao hơn 65% so với thành phố đứng thứ nhì là Tokyo.

wealth 3-nguoi giau co-elle man-10-19-CNBC
New York đứng đầu top thành phố có nhiều người giàu nhất thế giới.
Ảnh: CNBC

Tuy nhiên, Hồng Kông lại là thành phố có dân số siêu giàu nhiều nhất thế giới, trở thành thành phố đầu tiên sở hữu hơn 10.000 người siêu giàu và vượt mặt New York vào năm 2017.

Trái lại, dân số giàu ở Hồng Kông lại giảm đi 11% năm 2018, hậu quả của những động thái tiêu cực gần đây của thị trường Trung Quốc-Hồng Kông đối với Hoa Kỳ.

Ngoài ta, 5 quốc gia dự kiến sẽ có mức gia tăng dân số giàu cao nhất là Nigeria, Ai Cập, Bangladesh, Việt Nam và Ba Lan.

wealth-nguoi giau co-elle man-10-19-the daily star
5 quốc gia dự kiến sẽ có mức gia tăng dân số giàu cao nhất là Nigeria, Ai Cập, Bangladesh, Việt Nam và Ba Lan. Ảnh: The Daily Stars

Họ tiêu tiền cho những gì?

Những người giàu nhất thế giới thường xuyên cho đi tài sản của họ.

Hoạt động hảo tâm là một trong những ưu tiên hàng đầu của tầng lớp giàu có, đặc biệt ở những người siêu giàu, khi có đến 57% trong số này, cùng với 36% số người giàu, chỉ ra rằng từ thiện luôn nằm trong danh sách quan tâm hàng đầu cho việc tiêu tiền của họ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các hoạt động từ thiện đã dần trở lại mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nếu tính tỷ lệ với mức giá trị ròng, thì người giàu cho đi rất ít, ít hơn nhiều so với những người có mức thu nhập thấp hơn.

Vào năm 2018, những người siêu giàu đã quyên góp những rất nhiều. Hai anh em tỉ phú Jeff Bezos (Amazon) and MacKenzie Bezos đã quyên góp 2 tỷ đô la USD cho Quỹ Day One nhằm giúp đỡ những người vô gia cư, hay Michael Bloomberg đã cho đi 1.8 tỷ đô la USD cho Đại học John Hopkins, ngôi trường ngày xưa của ông, sử dụng cho mục đích trợ cấp tài chính.

wealth 5-nguoi giau co-elle man-10-19-Reuters
Tỷ phú Bloomberg quyên góp 1.8 tỷ đô la cho trường Đại học John Hopkins.
Ảnh: Reuters

Ở Hoa Kỳ, hoạt động từ thiện của những người giàu nơi đây đang có dấu hiệu chững lại, một hệ quả của những lo ngại gần đây về vấn đề kinh tế và tác động của Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm 2017. Theo đạo luật, chính phủ đã gia tăng mức khấu trừ, và điều này dự kiến sẽ giảm thiểu số tiền thuê được sử dụng cho hoạt động từ thiện từ 37 triệu đô la USD, trước khi Đạo luật có hiệu lực, còn 16 triệu năm 2018, theo thông tin từ Trung tâm Chính sách Thuế.

Trong năm qua, những chiến dịch từ thiện phổ biến nhất đều nhắm vào các hoạt động hỗ trợ giáo dục, dịch vụ xã hội, văn hóa – nghệ thuật và sức khỏe.

wealth 4-nguoi giau co-elle man-10-19-Twitter
Những hoạt động hỗ trợ giáo dục, dịch vụ xã hội, văn hóa-nghệ thuật, và sức khỏe nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ những người giàu. Ảnh: Twitter

Nhưng từ thiện chỉ đứng thứ hai sau kinh doanh, trong danh sách những mối quan tâm hàng đầu của những người giàu có trên thế giới. Sau từ thiện, người giàu chi tiền nhiều cho tài chính, kế đến là thể thao vào các hoạt động ngoài trời, theo Wealth-X.

Cụ thể hơn, đa số những người thuộc tầng lớp này ưa chuộng những bộ môn thể thao như gôn, bóng đá, trượt tuyết, bóng rổ và bóng chày. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những bộ môn thể thao này phản ánh lên ảnh hưởng mà Hoa Kỳ tạo nên với tầng lớp giàu có trên thế giới.

Đứng cuối danh sách những mối quan tâm, đó là gia đình, chính trị, động vật và ngôn ngữ.

Họ kiếm tiền bằng cách nào?

Chỉ có một phần trăm nhỏ trong số những người giàu này thừa hưởng gia tài từ gia đình. Đa số đều đã tự tay gầy dựng nên mức tài sản hiện có của mình. Gần 84% người giàu đã tự tay làm ra số tiền của mình. Chỉ có khoảng 5% là thừa hưởng hoàn toàn từ gia đình, và 12% sở hữu khối tài sản kết hợp giữa tài sản tự kiếm và tài sản thừa hưởng.

Với những người siêu giàu, tỉ lệ này cao hơn, khi có khoảng 30% đã nhận một phần hoặc toàn bộ khối tài sản thừa hưởng, và 70% còn lại đã từ gầy dựng nên.

Bài báo cáo đã chỉ ra rằng, trong khi bất công vẫn tiếp tục tăng ở những thập kỷ gần đây, trong nhiều thế kỷ qua, mức tài sản thừa kế đã giảm thiểu và tỉ lệ người giàu tự kiếm vẫn ngày một tăng cao.

Trong số những lĩnh vực mà người giàu tham gia, đứng đầu là tài chính, kinh doanh và đầu tư; tiếp đến là sản xuất, công nghệ, djch vụ doanh nghiệp và xây dựng.

Không

__

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man Việt Nam

Lược dịch: Liêu Chưởng – Nguồn tham khảo: CNN Business

No more