Olympic Tokyo 2020 và 4 cái nhất của Thế Vận Hội thời Covid

Bài ELLE Man

Olympic Tokyo 2020 đã khép lại và đánh dấu một kỳ Thế vận hội đầy mới mẻ, trẻ trung với nhiều thay đổi và thể hiện rõ nét tinh thần Nhật Bản nhất. Mời bạn đọc cùng ELLE Man điểm qua những điều thú vị nhất của Thế vận hội đầu tiên của thời kỳ đại dịch!

Sau một năm dời lịch vì dịch bệnh Covid-19, Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 cũng được tổ chức thành công tại xứ sở “Hoa anh đào”. Chủ nhà Nhật Bản không chỉ xuất sắc vượt qua những khó khăn, mà còn liên tục tạo ra nhiều bất ngờ thú vị. Điều đó giúp cho Olympic Tokyo để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả quốc tế. Sau đây, hãy cùng ELLE Man điểm qua những điều thú vị nhất của mùa Tokyo Olympic 2020 nhé!

Olympic

1. Nơi hội tụ của nhiều anh tài “Wibu” nhất

“Wibu” hay “Weeaboo” là một dạng từ lóng của từ Wapanese, vốn là thuật ngữ được ghép từ “wannabe” và “white”. Thuật ngữ này có ý nghĩa nhắc đến những người da trắng bị ám ảnh, phát cuồng với văn hoá Nhật Bản.

Linh vật của kỳ Olympic Tokyo 2020 Nhật Bản là Miraitowa (mắt xanh) và Someity (mắt đỏ) được thiết kế theo phong cách anime và manga (ảnh: Philip Fong/Getty Images)
Linh vật của kỳ Olympic Tokyo 2020 Nhật Bản là Miraitowa (mắt xanh) và Someity (mắt đỏ) được thiết kế theo phong cách anime và manga. Ảnh: Philip Fong/Getty Images

Ngay trong lễ khai mạc, ban tổ chức đã khiến khán giả toàn cầu bất ngờ khi lồng ghép những yếu tố văn hóa từ các anime/manga/game, đặc biệt là âm nhạc vào các sự kiện diễu hành cũng như thi đấu.

Phải nói rằng lễ khai mạc của Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đã trở thành một bữa tiệc âm nhạc dành cho dân ghiền anime. Khán giả hâm mộ được sống lại cảm xúc với những bài hát nổi tiếng từ loạt game Final Fantasy hay bộ phim Attack on Titan đang đình đám.

Danh sách các tác phẩm xuất hiện tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 còn có: Dragon Quest, Monster Hunter, Kingdom Hearts, Chrono Trigger, Ace Combat, Gradius (Nemesis), NieR, Saga Series

các nhân vật anime/manga tại olympic tokyo 2020
Các nhân vật quen thuộc của anime, manga Nhật Bản “càn quét” Olympic năm nay. Ảnh: sevenpie.com

Tinh thần “wibu” không chỉ được thể hiện bởi chủ nhà Nhật Bản, mà ngay cả các nước bạn cũng hưởng ứng cuồng nhiệt. Tấm biển giới thiệu của các quốc gia đều được thiết kế như hình bong bóng hội thoại trong truyện tranh Nhật Bản.

Đội tuyển Iceland tại Olympic Tokyo 2020.
Biển giới thiệu đội Iceland trông như trích từ truyện tranh. Ảnh: Natacha Pisarenko/AP

Ngoài ra, không ít vận động viên đã tranh thủ cosplay, hóa trang thành các nhân vật hoạt hình, truyện tranh mà họ yêu thích nhằm cổ vũ tinh thần của Olympic 2020.

Vận động viên lướt ván Kiran Badloe của Hà Lan đang để kiểu đầu giống Avatar: The Last Airbender. Ảnh: ESPN.
VĐV Payton Otterdahl tạo tư thế pose dáng giống nhân vật Frankie trong One Piece.
VĐV Payton Otterdahl tạo tư thế pose dáng giống nhân vật Frankie trong One Piece.
Đội tuyển thể dục dụng cụ Uzbekistan với trang phụ thi đấu lấy cảm hứng từ Sailor Moon (Thuỷ thủ Mặt Trăng).
VĐV nhảy xa của tuyển Hy Lạp – Miltiadis Tentoglou tạo dáng “Gear 2” của nhân vật Monkey D. Luffy trong One Piece.
VĐV Massimo Stano với tuyệt chiêu Gear 3 của Luffy khi tham gia môn đi bộ 20 km và giành HCV.
VĐV Kliment Kolesnikov của Nga với tư thế chào kinh điển trong Attack on Titan.
VĐV quyền Anh White Taker thi triển chiêu thức trấn phái của Quy lão tiên sinh và Son Goku – Kamehameha.

Cách làm này của ban tổ chức Nhật Bản thực sự đã tạo được dấu ấn riêng cho Olympic Tokyo 2020, biến thế vận hội trở thành Olympic của các “wibu”. Đồng thời, Olympic cũng phát huy được mục đích gắn kết các dân tộc, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia.

binh đoàn Pikachu tại Olympic Tokyo 2020
Binh đoàn Pikachu xuất hiện trong một sự kiện của Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images

2. “Xanh” và thân thiện với môi trường nhất

Bên cạnh tinh thần “wibu”, Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 còn nổi tiếng là sân chơi xanh và thân thiện với môi trường nhất. Tất cả các vật dụng của thế vận hội, từ bục phát biểu, đồng phục, cho đến kỷ niệm chương đều được làm từ vật liệu tái chế. 

Đồng phục tái chế tại Olympic Tokyo 2020.
Trang phục của Naomi Osaka và đồng phục của đêm Khai mạc được làm từ vật liệu tái chế. Ảnh: Getty Images, Responsible Tourism in Vietnam
Bục nhận giải tại Olympic Tokyo 2020.
Bục nhận giải được làm từ vật liệu tái chế từ nhựa do người dân thu gom cho chính quyền địa phương. Sau khi Olympic kết thúc, những chiếc bục này được sử dụng cho giáo dục hoặc tái chế thành chai đựng. Ảnh: Deezen, Responsible Tourism in Vietnam

Giường ngủ tại Olympic Tokyo 2020.
Những chiếc giường được làm từ bìa cứng, có tải trọng đến 200kg và sẽ được tái chế thành giấy sau kỳ Thế vận hội. Ảnh: AFP, Responsible Tourism in Vietnam
sân vận động tại Olympic Tokyo 2020.
Olympic Tokyo sử dụng điện được tạo ra từ các trang trại năng lượng mặt trời và thủy điện. Các địa điểm thi đấu thì được trang bị đèn LED. Ảnh: Getty Images, Responsible Tourism in Vietnam
phương tiện di chuyển tại Olympic Tokyo 2020.
Xe điện tự lái sẽ phục vụ riêng cho Olympic 2020 để hỗ trợ vận động viên di chuyển, đồng thời hạn chế phát thải. Một điều hành viên an toàn trên xe sẽ giám sát chuyển động của phương tiện và điều khiển phương tiện trong trường hợp cần thiết. Ảnh: Bloomberg, Responsible Tourism in Vietnam

Người dân Nhật Bản cũng được chính phủ yêu cầu quyên góp các thiết bị điện tử không sử dụng như điện thoại di động, vi tính. Các vật dùng này được sử dụng để đưa vào quá trình sản xuất huy chương Thế vận hội và Paralympic.

Huy chương Olympic năm nay được làm từ những vật dụng tái chế từ hàng ngàn điện thoại di động cũ. Ảnh: usatoday.com

Sân vận động của Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 có sử dụng gỗ ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Các vật liệu gỗ này được lấy từ tất cả 47 tỉnh thành trên khắp đất nước, nhằm thể hiện sự ca ngợi dành cho Nhật Bản. Theo kiến trúc sư, hình thức này giúp cho cấu trúc sân vận động như một “cây sống”, giúp tối đa hóa gió thiên nhiên và hạn chế phụ thuộc vào điều hòa nhiệt độ.

Sân vận động Tokyo Olympic stadium
Ảnh: BBC
Sân vận động Tokyo Olympic stadium
Ảnh: Olympic

Ngoài ra, ngọn đuốc được sử dụng cho Lễ hội đuốc Olympic Tokyo cũng đặc biệt. Nó được làm từ một tấm kim loại duy nhất sử dụng cùng một công nghệ tiên tiến sản xuất các chuyến tàu shinkansen.

Ngọn đuốc Olympic Tokyo 2020 sử dụng công nghệ tiên tiến sản xuất các chuyến tàu shinkansen. Ảnh: olympics.com

3. Kỳ Thế Vận hội nhiều sự mới mẻ và trẻ trung nhất

Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 cũng cho thấy sự cập nhật khi ra mắt bốn môn thể thao hoàn toàn mới. Đó là: karate, trượt ván, leo núi thể thao và lướt sóng. 

Vận động viên Rune Glifberg
Vận động viên Rune Glifberg của Đan Mạch tham gia buổi tập trượt ván dành cho nam. Ảnh: CNN

Hai môn thể thao vắng mặt trong Olympic kể từ năm 2008 là bóng chày và bóng mềm cũng xuất hiện trở lại, nâng tổng số lên 33 môn thể thao và 32 Liên đoàn Quốc tế.

Người trẻ tuổi nhất Olympic Tokyo 2020 là Hend Zaza, vận động viên bóng bàn người Syria, sinh năm 2009. Khi mới 11 tuổi, cô đã lập thành tích khi đánh bại tay vợt 42 tuổi người Lebanon vào tháng 2/2020.

Hend Zaza là vận động viên trẻ nhất tranh tài ở Olympic Tokyo 2020 (Ảnh: Getty).
Hend Zaza là vận động viên trẻ nhất tranh tài ở Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Getty Images.

Ngoài Hend Zaza, còn có hàng loạt vận động viên Gen Z chưa đến 15 tuổi ghi dấu tại Olympic Tokyo 2020. Cụ thể, vận động viên Nhật Bản Momiji Nishiya trở thành người trẻ tuổi nhất đạt huy chương vàng khi mới 13 tuổi với môn trượt ván. Đứng thứ hai là vận động viên nhảy cầu Toàn Hồng Thiền (Quan Hongchan) của Trung Quốc ở tuổi 14.

Toàn Hồng Thiền là vận động viên trẻ thứ hai đoạt huy chương vàng ở Olympic 2020, sau Momiji Nishiya. Ảnh: Reuters
Toàn Hồng Thiền là vận động viên trẻ thứ hai đoạt huy chương vàng ở Olympic 2020, sau Momiji Nishiya. Ảnh: Reuters

22

4. Olympic đầu tiên tổ chức giữa đại dịch Covid-19

Hành trình tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 hết sức gian nan, bị trì hoãn một năm vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến cho Olympic năm nay đáng nhớ.

Công tác phòng chống dịch được ban tổ chức đặt lên hàng đầu. Ảnh: olympics.com

Dịch bệnh Covid-19 khiến lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 và nhiều sự kiện không có khán giả. Một số buổi thi đấu được tổ chức trong phạm vi khép kín, tách biệt với hoạt động kinh tế và tương tác trực tiếp với khán giả bên ngoài. 

Khẩu trang trở thành vật dụng đặc trưng của kỳ Olympic năm nay. Không khí buồn bã, tiêu điều vây quanh các buổi thi đấu. Tuy nhiên, điều đó không khiến cho tinh thần của các vận động viên giảm sút. Trái lại, nhiều đội tuyển quốc gia đã dốc hết sức vượt qua trở ngại để đạt thành tích tốt.

Khẩu trang trở thành vật dụng không thể thiếu của mùa Olympic năm nay. Ảnh (từ trái sang phải): Luis ACOSTA/AFP, Maddie Meyer/Getty Images, JEFF PACHOUD/AFP

Để giảm thiểu rủi ro COVID-19, ban tổ chức phải liên tục nghiên cứu, bàn bạc đưa ra những biện pháp chi tiết đối phó với dịch bệnh. Cụ thể, trước khi tổ chức đã có hơn 85% vận động viên và nhân viên hỗ trợ, hơn 70% phóng viên đài truyền hình và báo chí được xác nhận đã tiêm chủng vaccin.

Ảnh: REUTERS/Kim Kyung-Hoon/Pool

Những yếu tố trên giúp Olympic Tokyo 2020 thật sự là một sự kiện thể thao ghi dấu lịch sử. Dù trì hoãn do dịch bệnh nhưng giải thi đấu vẫn diễn ra tốt đẹp. Tinh thần thể thao chuyên nghiệp của các vận động viên, cùng nỗ lực của ban tổ chức Nhật Bản chính là những điểm khiến cho Olympic Tokyo 2020 trở nên đáng nhớ.

Ảmj: REUTERS/Toby Melville
22

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Sơn Phước

Tham khảo: Olympics.com, Responsible Tourism in Vietnam, Free Press Journal, International Business Times, NBC Chicago

No more