Xu hướng 21/09/2018

Thời trang thế giới và những hướng chuyển mình góp phần bảo vệ môi sinh

Bài ELLE Team

Càng ngày càng có nhiều ngành nghề đi theo xu hướng "đạo đức trong nghề nghiệp" - nghĩa là giảm thiểu sự tác động lên nguồn nước, không khí, con người, thực vật và động vật, cho ra những sản phẩm thân thiện với môi trường. Thời trang cũng không ngoại lệ. Hãy cùng ELLE Man tổng hợp lại những kỹ thuật công nghệ đang góp phần "bảo vệ trái đất" trong thời trang hiện nay.

Ai cũng biết, ngành công nghiệp thời trang là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm mỗi truờng bởi số lượng rải thải thời trang khổng lồ, đó là những núi vải thừa hay những hóa chất độc hại trong công đoạn nhuộm. Những buổi trình diễn thời trang cao cấp thường sử dụng chất liệu vải cao cấp, mà thường được sản xuất với quy trình mang tính hủy hoại môi trường cao, được làm từ nhựa, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên.

thoi trang 2 elle man
Ảnh: Fabrice Monteiro

Tuy nhiên với sự xuất hiện của công nghệ ngày càng hiện đại, những bộ trang phục được đầu tư rất nhiều về chất liệu và chất lượng. Và nếu bạn là một người yêu môi trường, quan tâm đến hệ sinh thái của trái đất, thì chủ đề này rất đáng để suy nghĩ về những công nghệ kỹ thuật trong thời trang hiện đại đang ảnh hưởng tới “Mẹ thiên nhiên” của chúng ta.

Rất may là hiện nay nhiều thương hiệu hàng đầu trong ngành thời trang đang tạo ra nhiều chất liệu thân thiện với môi trường và vẫn cho ra chất lượng sản phẩm cao. Drummond Lawson, Giám đốc mảng Phát triển bền vững của thương hiệu thời trang vận động Arc’teryx ở Vancouver, Canada nói rằng: “Thay vì chúng ta ngồi đó và suy nghĩ câu trả lời làm sao để bảo vệ môi trường, thì việc tìm ra một sự sáng tạo mang tính đột phá, một nguyên liệu có hàm lượng carbon thấp là chuyện nên làm hơn”.

thoi trang 1 elle man
Bảo vệ môi trường luôn là đề tài quan tâm của công chúng. (Ảnh: Atmosphere)

Không giống như số đông trong nhiều ngành chỉ biết im lặng và vờ như đang làm tìm tòi, nghiên cứu thì có những cái tên đã hành động thực sự với sự áp dụng của công nghệ thiết thực vào thời trang để tạo nên bước đột phá mới. Dưới đây là những hướng đi hiện hữu trong làng thời trang giúp hạn chế sự hủy hoại môi sinh của chúng ta hiện nay.

Vải tái chế

Đối mặt với vấn đề vải thừa được thải ra hằng ngày đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến trái đất, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được giải pháp cho vấn đề luôn tồn tại trong suốt nhiều thập kỷ qua – đó là tái chế lại vải. BST có tên adidas Outdoors x Parley 2L Jacket (mẫu mới cho mùa Thu 2018) đã đánh dấu bước ngoặt lớn của hãng khi tái chế lại từ nhựa có trong đại dương và vải thừa, kết hợp thành một chiếc áo khoác có khả năng chống nước, bền bỉ. Cùng sự ra mắt đó là những đôi giày trong chiến dịch adidas x Parley với công nghệ Boost đặc trưng của adidas mà vẫn thân thiện với môi trường. Một chiếc áo khác của Patagonia cũng là một ví dụ tuyệt vời cho sự tái chế vải dù (vải dùng để làm áo mưa). Áo khoác của Patagonia vẫn có thể chống trọi với thời tiết khắc nghiệt như bão tuyết, lốc xoáy và đồng thời họ cũng lên tiếng ủng hộ các chiến dịch tái chế lại vải thừa.

thoi trang 3 elle man
Ảnh: Afew Store
thoi trang 4 elle man
Ảnh: World Threads Traveler

Nếu bạn là một người nghiện mua sắm, hãy nhìn nhận lại một vài vấn đề: các công ty sẽ không ngừng làm mới thời trang của mình. Bạn mua được nó hoặc không mua được và trở thành người lỗi mốt, đó chính là thời trang. Mua một chiếc áo khoác được làm từ vải tái chế sẽ gửi đi thông điệp tái chế chính là việc đáng làm để giúp môi trường sống tốt đẹp hơn. Và vài năm sau này, khi những chiếc áo khoác đó gia nhập thị trường “đồ cũ” thì việc có nguồn gốc từ vật liệu tái chế lại được phát huy tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội.

Trong trường hợp của phân khúc techwear như dòng OutDry Eco của Columbia, đây thật sự là sản phẩm có tiềm năng. 27 chai nước từ nhựa PET có thể cho ra 1 chiếc áo khóac OutDry Ex Eco Down. Và nhân cho tất cả số lượng sản phẩm mà Columbia sản xuất, thì có thể thấy hãng đã tái chế rất nhiều những chai nước đã qua sử dụng.

thoi trang 5 elle man
Ảnh: GettyImages

Vải hữu cơ

Tiếp theo, chiếc áo khoác được làm từ len merino (tên của một loại cừu), có chất lượng tốt, lông cừu mềm, thoát mồ hôi mà vẫn cho cảm giác khô ráo. Những sản phẩm có áp dụng công nghệ này là áo khoác của Mission Workshop’ Bosun. Vải hữu cơ là những loại vải có xuất phát từ lông cừu và cỏ, giúp giảm thiểu lượng dầu trong sản xuất, bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm và nguồn nước nhiễm hóa chất từ dầu. Tuy nhiên giá thành của chất liệu này cũng khá cao.

thoi trang 6 elle man
Ảnh: Mission Workshop

Cotton – vải sợi bông, cũng có thể là một chất liệu thay thế mà vẫn giữ được sự thân thiện với môi trường và sự bền bỉ tuyệt đối. Một sản phẩm được làm từ vải ventile (do chính hãng Ventile sáng tạo) – sợ bông có chất lượng cao thường có thể chống lại thời tiết khắc nghiệt bởi tính chất đặc biệt của nó. Ngoài ra, Ventile được dệt với công nghệ vừa chống nước mà vừa thoát hơi tốt, dễ phân hủy và có thể sửa chữa.

thoi trang 7 elle man
Ảnh: Ventile

Những vật liệu chống nước

Dù nó không thể hiện rõ trên bề mặt vải, nhưng phải thừa nhận những chất liệu vải có khả năng chống nước cao thật sự có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội và môi trường hiện nay. Áo khoác chống nước tốt nhất từng được chế tạo từ một chuỗi Florua-cacbon dài có tên “C8”. Chuỗi C8 này chuyên chống thấm nước. Nhưng thật không may, tính năng này đôi khi cũng có mặt xấu của nó.

thoi trang 8 elle man
Ảnh: Jack Wolfskin

Hiện nay, có rất nhiều công ty thời trang trên thế giới cam kết loại bỏ chuỗi C8 ra khỏi khâu sản phẩm và sử dụng những sản phẩm khác thay thế. Công ty Fjallraven đã sử dụng sáp, một vật được sử dụng từ rất xa xưa, để tăng khả năng chống thấm. Trong khi thương hiệu Đức Jack Wolfskin cam kết loại bỏ florou-cacbon ra khỏi tất cả sản phẩm của mình vào năm 2020.

thoi trang 9 elle man
Ảnh: Ethi

Những thiết kế mang tính dài lâu

Để có thể góp phần bảo vệ môi trường, bạn chỉ nên tập trung mua với số lượng 1 cái cho từng loại, như vậy thế giới sẽ ít rác thải hơn. Hoặc tuyệt vời nhất là hãy bắt tay vào xây dựng một Capsule Wardrobe mang tính bền vững cao trong phong cách lẫn môi trường sống.

Capsule

Một ví dụ tuyệt vời cho “thời trang mang tính chất dài lâu” là “áo khoác Alpha SV” của hãng Arc’teryx, được giới thiệu lần đầu tiên năm 1998, và đến tận bây giờ vẫn rất bền bỉ và vẫn mang tính thời đại. Trong khi những sản phẩm đến từ những chất liệu thông thường, chỉ cần vài năm là có thể bị tác động vởi môi trường tự nhiên thì chiếc áo khoác này có thể tồn tại được đến tận bây giờ.

thoi trang 10 elle man
Ảnh: Fast Company

Hãy là nhãn hàng thời trang đạo đức

Chiến dịch “Đạo đức” sẽ khiến người mua tự hỏi rằng hãng thời trang đó đã làm gì để bảo vệ môi trường. Một ví dụ về Patagonia, họ đã mở ra một chiến dịch “Khuyến khích bán quần áo đã qua sử dụng” thông qua cửa hàng WornWear của hãng, nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Hay Cotopaxi, một công ty khởi nghiệp tại Utah, đã đóng góp cho một số tổ chức phi lợi nhuận về môi trường đồng thời cũng sản xuất áo khoác với loại vải riêng biệt của hãng.

Đáng chú ý nhất là The North Face, năm 2017 đã cho ra mắt “Cali Wool”, một dòng sản phẩm lấy tên từ một dự án nông trại nuôi cừu ở California của hãng. James Rogers, Giám đốc phát triển bền vũng của North Face cho biết: “Cách làm của chúng tôi khi thực hiện dự án nhằm đảm bảo những chú cừu được quản lý chặt chẽ này có thể phân loại khí carbon thải ra trong khí quyền, từ đó tăng lượng cacbon có trong đất. Đây cũng là cách để cải thiện khả năng giữ nước có trong đất và chúng tôi đã tạo ra được một ảnh hưởng tích cực thay vì một ảnh hưởng tiêu cực.”

Dự án ban đầu của hãng nhằm tạo ra “len” – một loại vải thay thế có thể tái tạo – tuy nhiên, trước khi xuất xưởng, nhận thấy được vai trò của nó, vải Cừu Cali được đổi thành mô hình thay thế bền vững khi “làm ra sản phẩm nhiều cái tốt” hơn là “làm ra sản phẩm ít ảnh hưởng xấu hơn.”

thoi trang 11 elle man
Ảnh: Better Blues

Denim là một ngành kinh doanh tạo ra nhiều chất thải nhất nhưng lại bị che dấu bằng những phương thức maerketing tài tình và “mưu mẹo”. Mặc dù tính bền vững của nó là sự bền bỉ để chống chọi lại nhiều loại thời tiết, nhưng trong denim có sự hiện diện của chất gây ô nhiễm, không có lợi cho tự nhiên.

Những thương hiệu đầy sự sáng tạo như Vollebak và Cotopaxi thường có những sản phẩm phù hợp với môi trường mà vẫn giữ được “chất” riêng của mình. Hay công ty khởi nghiệp như Arc’teryx và Patagonia thường cho ra mắt những sản phẩm phù hợp với các hoạt động ngoài trời mà vẫn thân thiện với môi trường. Và người mua hàng chính là nhân tố giúp những giải pháp đó được thực hiện.

thoi trang 12 elle man
Ảnh: Vollebak

So với những nhãn hãng “fast-fashion” vừa gây hại cho môi trường, lại bóc lột sức lao động của công nhân thì thời trang thân thiện lại cho thấy sự bền vững hơn trong tương lai. Và đây cũng là lý do mà các thương hiệu lớn như The North Face và adidas thực sự tạo được tầm ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng. Họ có tên tuổi đủ để truyền tải sự thay đổi từ cái nhỏ nhặt nhất, họ có nền kinh tế riêng, và họ dành nhiều hơn trong R&D – nghĩa là “tìm kiếm nhiều hơn cho điều vĩ đại kế tiếp”.

thoi trang 13 elle man
Ảnh: Inhabitat

Ông Rogers đã nói rằng: “Vào mùa Thu 2018, chúng tôi sẽ chuyển hết những chiếc nón trên kệ để tái chế. Đối với một cái nón nhỏ bé, tái chế nó chỉ là một bước đi nhỏ, nhưng nhiều bước đi nhỏ sẽ trở thành một bước đi lớn”.

Ngoài thời trang ra, còn có rất nhiều ngành nghề khác cần được phát triển theo hướng “bền vững”, và với những kiến thức mà ELLE Man cố gắng truyền tải đến bạn, hy vọng sản phẩm kế tiếp của bạn sẽ là một trong những sản phẩm giúp bảo vệ trái đất thân yêu này.

Xem thêm:

Khi các thương hiệu thời trang bảo vệ môi trường bằng công nghệ tiên tiến

8 thương hiệu thời trang bền vững dành cho nam

Bài: Hami Trần (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Tham khảo: Highsnobiety)

No more