Kỹ năng 04/05/2023

Các cách đối phó với kiệt sức cho phái mạnh

Bài ELLE Team

Bạn có bao giờ cảm thấy căng thẳng và mất hết năng lượng? Bạn chán việc và hay cáu gắt với bạn bè hoặc người thân? Bạn không còn niềm tin vào bản thân và mục tiêu mà bạn đề ra? Nếu câu trả lời là có, thì bạn có thể đang rơi vào trạng thái kiệt sức.

Kiệt sức là một tình trạng thường thấy ở nam giới khi họ bị quá tải về mặt cảm xúc và tinh thần. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng kiệt sức này? Hãy để ELLE Man gợi ý cho bạn.

10

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang kiệt sức

Cách đối phó với kiệt sức
Ảnh: Getty Images

Các dấu hiệu chính của kiệt sức thường thấy chính là:

– Hay quên và khó tập trung.
–  Chán nản về công việc của bạn.
– Đánh mất bản thân và mục tiêu của bạn.
– Khó duy trì các mối quan hệ và hiện diện với những người thân yêu.
– Bực bội và cáu kỉnh với đồng nghiệp.
– Căng cơ không giải thích được, đau, mệt mỏi và mất ngủ.

Ngoài ra, kiệt sức có tác động tiêu cực đối với cuộc sống thường ngày của bạn, chẳng hạn như ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc, ngăn bạn tận hưởng sở thích và thời gian với gia đình, hoặc thư giãn bên ngoài công việc, và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như tim mạch, tiểu đường loại 2, trầm cảm và thậm chí là có thể dẫn đến tự tử.

Cách đối phó với kiệt sức

1. Tìm ra nguồn gốc của sự quá tải

Thật khó để thực hiện thay đổi khi bạn không biết chính xác điều gì cần thay đổi. Chính vì vậy, khám phá các yếu tố góp phần hoặc nguồn gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn sẽ là bước đầu tiên giúp bạn hiểu được sự kiệt sức của mình đến từ đâu và lên các giải pháp đối phó với nó.

Tìm ra nguồn gốc của sự kiệt sức
Ảnh: Love Devani

Sự kiệt sức thường liên quan đến các yếu tố gây ra sức ép trong công việc, nhưng đôi khi kiệt sức cũng bắt nguồn từ những khía cạnh khác như: có một lịch trình học tập nghiêm ngặt, giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ, chăm sóc người thân bị tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hoặc mãn tính, cố gắng làm quá nhiều việc một mình,…

2. Xác định những việc có thể thay đổi được ngay lập tức và thực hiện chúng

Khi kiệt sức, xác định những việc có thể thay đổi được ngay lập tức và thực hiện chúng
Ảnh: Men’s Health

Nếu bạn bị quá tải vì luôn bị công việc cám dỗ và dành hầu hết thời gian của mình để “ôm trọn” hết tất cả công việc, thì bạn nên dừng lại, xem xét và chấp nhận sự thật rằng bạn không có đủ năng lượng để hoàn thành được tất cả mọi việc. Hãy thực hiện ngay những hành động mà bạn có thể làm ngay lập tức để “cứu vớt” cho tinh thần của mình như: bày tỏ về việc quá tải với cấp trên và yêu cầu cấp trên chỉ giao cho mình số dự án phù hợp với khả năng của bạn hoặc thêm người khác vào nhóm của bạn để hoàn thành công việc được giao.

3. Nói chuyện với những người bạn tin tưởng

Nói chuyện với những người bạn tin tưởng khi kiệt sức
Ảnh: International Bipolar Foundation

Một mình vật lộn với cơn kiệt sức có thể sẽ khiến việc vượt qua nó trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, đừng ngại chia sẻ vấn đề của mình cho những người mà bạn tin tưởng. Ngoài ra, những người thân hoặc bạn bè của bạn có thể cũng đã từng trải qua các vấn đề tương tự và họ có thể lắng nghe cũng như chia sẻ kinh nghiệm để giúp bạn đối mặt với sự quá tải này.

4. Bạn còn có những sự lựa chọn khác

Việc giải quyết tình trạng kiệt sức không phải lúc nào cũng đơn giản, nhưng không có nghĩa là nó sẽ kìm hãm bạn mãi mãi. Hãy nhớ rằng, luôn có rất nhiều sự lựa chọn đang đợi bạn.

Nếu bạn thấy kiệt sức về công việc hiện tại, có thể đã đến lúc bắt đầu tìm kiếm một công việc mới phù hợp với khả năng của bạn. Nếu bạn cảm thấy kiệt sức vì những khó khăn trong mối quan hệ, bạn xem xét kỹ đối phương có còn phù hợp với bạn không.

Bạn còn có những sự lựa chọn khác
Ảnh: Stock.com

5. Giành lại quyền kiểm soát

Giành lại quyền kiểm soát
Ảnh: Men’s Health

Kiệt sức có thể khiến bạn cảm thấy bất lực. Vì vậy, bạn cần kiểm soát lại cuộc sống và bắt đầu nạp năng lượng. Để bắt đầu, hãy thử các mẹo sau:

– Ưu tiên: Một số việc có thể cần ưu tiên hoàn thành gấp, nhưng những việc khác có thể đợi cho đến khi bạn có thêm thời gian và năng lượng. Quyết định nhiệm vụ nào ít quan trọng hơn và đặt chúng sang một bên.

– Ủy quyền: Bạn không thể tự mình làm tất cả mọi việc, vì vậy, nếu bạn cần chú ý ngay đến nhiều nhiệm vụ hơn mức bạn có thể xử lý, hãy chuyển chúng cho người mà bạn tin tưởng.

– Không nghĩ đến công việc sau khi hết giờ làm: Một phần của quá trình khắc phục tình trạng kiệt sức là học cách ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Sau khi tan sở, hãy tập trung thư giãn và nạp năng lượng cho ngày hôm sau.

6. Đặt ra ranh giới

Đặt ra ranh giới
Ảnh: Men’s Group

Đặt giới hạn thời gian dành cho người khác có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng trong khi phục hồi sau tình trạng kiệt sức.

Ngoài ra, trước khi bạn đồng ý giúp đỡ ai đó hoặc chấp nhận lời mời, hãy cân nhắc xem bạn có đủ thời gian và năng lượng để giúp đỡ hay không. Đôi khi, một phần của việc thiết lập ranh giới cũng liên quan đến việc học cách nói không.

7. Chú ý đến nhu cầu của bạn

Chú ý đến nhu cầu của bạn
Ảnh: Men’s Journal

Chịu trách nhiệm về sức khỏe thể chất và tinh thần là chìa khóa để phục hồi mỗi khi bạn kiệt sức. Thực hành chăm sóc bản thân tốt có thể giúp bạn “sạc pin” cho chính mình. Hãy thử các mẹo sau:

– Dành đủ thời gian cho giấc ngủ ngon.

– Dành thời gian cho những người thân yêu, nhưng đừng lạm dụng nó – thời gian ở một mình cũng rất quan trọng.

– Cố gắng thực hiện một số hoạt động thể chất mỗi ngày.

– Ăn các bữa ăn bổ dưỡng và giữ đủ nước.

– Thử thiền, yoga hoặc các phương pháp thực hành chánh niệm khác để cải thiện khả năng thư giãn.

– Hãy nhớ điều gì làm bạn hạnh phúc.

8. Nói chuyện với một nhà trị liệu

Nói chuyện với một nhà trị liệu
Ảnh: Getty Images

Đối mặt với tình trạng kiệt sức không hề dễ dàng, đặc biệt là khi nó đã ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân và chất lượng cuộc sống của bạn. Một nhà trị liệu có thể cung cấp hướng dẫn chuyên môn bằng cách giúp bạn xác định nguyên nhân, khám phá các phương pháp đối phó có thể có và điều hướng bất kỳ thách thức nào trong cuộc sống góp phần dẫn đến kiệt sức. Hãy nói chuyện với bác sĩ trị liệu nếu bạn:

– Cảm thấy tuyệt vọng.

– Có tâm trạng thấp thỏm kéo dài, ảnh hường đến sức khỏe tinh thần của bạn.

– Trải qua những suy nghĩ về việc làm tổn thương bản thân hoặc người khác.

8

___

Bài viết: Hoàng Giang

Tham khảo: Healthline

No more