Nên lựa chọn kem chống nắng vật lý hay hoá học?

Bài ELLE Team

Kem chống nắng là một bước vô cùng quan trọng trong việc dưỡng da hàng ngày cũng như hạn chế tối đa nguy cơ ung thư da, tuy nhiên đa số các chàng trai thông thường lại bỏ qua!

Để có được một làn da hoàn hảo với thời gian và hạn chế tối đa nguy cơ ung thư da, bạn hãy bắt đầu cân nhắc đến việc sử dụng kem chống nắng. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách để lựa chọn giữa kem chống nắng hoá học và vật lý sao cho phù hợp với loại da của mình nhất. Cùng ELLE Man phân biệt những ưu nhược điểm của hai loại kem chống nắng này nhé.

5

kem chong nang - elleman

Kem chống nắng vật lý (hay còn được gọi là Sunblock, kem chống nắng vô cơ)

Với thành phần các khoáng chất hoạt tính như Titanium dioxide Zinc Oxide, kem chống nắng vật lý có khả năng tạo một lớp màng chắn bảo vệ trên bề mặt của da, giúp ngăn chặn, phát tán, phản xạ các tia UV khiến chúng không xuyên qua da được.

Cách sử dụng: Bôi sau khi sử dụng kem dưỡng

Ưu điểm:

– Bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Đặc biệt có tác dụng chống nắng phổ rộng tự nhiên

– Không cần đợi kem thấm vào da trước khi ra ngoài nắng.

– Giữ được lâu và không cần phải bôi lại (trừ trường hợp tham gia các hoạt động thể chất dễ ra mồ hôi)

– Lành tính, ít gây kích ứng (đặc biệt với người bị đỏ da)

– Phù hợp với người có da nhiều mụn

– Thời hạn sử dụng lâu hơn

Nhược điểm:

– Sau khi bôi, kem trên bề mặt có phần trắng hơn so với da tự nhiên. Điều này sẽ khó mà phù hợp với những chàng trai có tông da tối

– Có thể tạo ra một lớp màng film trên da gây bí da, dễ gây bóng nhờn khiến mồ hôi tăng lên khi hoạt động nhiều. Do đó dễ bị trôi đi và phải bôi lại thường xuyên.

– Chất đặc hơn nên phải thoa lâu để thấm

– Nếu không thoa đúng toàn bộ bề mặt trên da, tia UV có thể len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập vào da.

kem chong nang - elleman

Kem chống nắng hoá học (hay còn được gọi là sunscreen, kem chống nắng hữu cơ)

Với thành phần chính (chủ yếu carbon) như: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,… kem chống nắng hoạt động như một màng lọc hoá học: Hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hoá chúng thành bước sóng năng lượng thấp hơn, an toàn hơn, không gây tổn hại đến da như tia hồng ngoại.

Mẹo: Để không phải nhớ các thành phần hoá học, bạn chỉ cần phân biệt với kem chống nắng vật lý bằng cách nhìn qua thành phần có Zinc Oxide và Titanium Dioxide hay không.

Cách sử dụng: Bôi trước khi sử dụng kem dưỡng

Ưu điểm:

– Mỏng hơn, vì vậy sẽ dễ thoa đều trên da, rất tiện cho việc sử dụng hàng ngày.

– Không cần phải sử dụng nhiều như Sunblock vì các tia UV sẽ không len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập vào da.

– Thấm nhanh vào da hơn, không làm da bị bóng dầu hay “trắng bệch”

– Công thức dễ dàng để bổ sung các thành phần điều trị bổ sung hơn, như peptide và enzyme là các thành phần mang lại lợi ích khác cho da.

Nhược điểm:

– Dễ gây ra sự gia tăng các đốm màu nâu có sẵn và đổi màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da).

– Phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng.

– Do không bền vững dưới nắng, sau 2 tiếng nên bôi lại.

– Dễ bị kích ứng và ngứa (đặc biệt với những chàng trai có làn da khô ráp thiếu ẩm) do nhiều thành phần kết hợp để đạt được sự bảo vệ UVA và UVB phổ rộng.

– Độ SPF càng cao (50 trở lên) sẽ càng dễ bị kích ứng đối với da nhạy cảm.

– Dễ có khả năng bị mần đỏ với làn da bị Rosacea (đỏ ở vùng mũi, cằm, má, trán).

– Có thể lên nhiều mụn hơn với loại da dầu.

kem chong nang - elleman

Vậy cái nào thực sự tốt hơn?

Câu trả lời là “không có cái nào cả”. Hoá học và vật lý đều có tác dụng bảo vệ làn da tốt ngang nhau. Tất cả tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và đặc tính của da bạn.

kem chong nang - elleman
Sự khác biệt rõ rệt giữa kem chống nắng vật lý và hoá học. Ảnh: Mandanatural

 

Chọn kem chống nắng vật lý:

– Khi sở hữu một làn da nhạy cảm, thành phần cần tránh chính là oxybenzone và PABA. Do đó bạn sẽ không được sử dụng kem chống nắng hoá học.

– Với da mụn, nên sử dụng kem chống nắng có từ “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông). Đặc biệt không nên dùng kem chống nắng hoá học dạng gel gây nhờn, bóng.

Chọn kem chống nắng hoá học:

Da dầu với loại kem đặc dày sẽ dễ nhớp nháp, gây khó chịu. Bởi vậy nên chọn lựa kem chống nắng có từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da.

Sử dụng một trong hai loại:

– Da thường

– Đối với da khô, bạn nên chọn loại kem chống nắng có nhiều chất dưỡng ẩm.

kem chong nang - elleman
Lựa chọn chỉ sốSPF cũng rất quan trọng. Ảnh: Mandanatural

Cập

Lời kết

Mặc dù mỗi loại kem chống nắng sẽ phù hợp với từng loại da, điều đó cũng không có nghĩa là da bạn chắc chắn sẽ chỉ phù hợp với một loại kem chống nắng. Đây là bước dưỡng cần phải được sử dụng quanh năm, do vậy qua các mùa da mặt bạn có thể thường xuyên thay đổi. Để chọn lựa đúng loại kem chống nắng thích hợp nhất, hãy chú ý tới sự thay đổi của da và sau đó sử dụng một cách linh hoạt.

Beth Phạm (Tạp Chí Phái Mạnh ELLE Man)

No more