Để cấu tạo nên một lọ kem dưỡng da chính là quá trình nghiên cứu và sự kết hợp từ hàng trăm hàng ngàn loại thành phần với nhau. Hàng ngàn chất khác nhau cấu tạo nên hàng trăm loại sản phẩm khác nhau. Chưa kể có đến tận 4 loại da và hàng tá biểu hiện khác nhau của 4 loại da đó. Chính vì thế việc đọc đúng thành phần của các loại mỹ phẩm còn là vấn đề khá trăn trở của những ai mới bắt đầu tập chăm sóc da.
Cách sắp xếp tên thành phần
Thường các sản phẩm đều bắt đầu từ thành phần chiếm phần trăm cao nhất (và cũng là thành phần chủ đạo), giảm dần cho đến thành phần chiếm ít nhất sẽ được nêu tên cuối cùng (thường là chất bảo quản). Do FDA không quy định phải ghi chính xác tỉ lệ các thành phần nên cách biết rõ nhất là dựa vào cách sắp xếp thành phần mỹ phẩm chăm sóc da. Những thành phần nào đi sau chữ fragrance hoặc thành phần bảo quản đều xem như bằng con số không vì nó không mang lại tác dụng gì ngoài việc “làm đẹp thêm” cho ingredient list.
Đa số các công ty mỹ phẩm đều biết cách “make up” cho danh sách ingredients của mình bằng cách tách các thành phần chính ra thành các thành phần nhỏ, xếp riêng lẽ với nhau để công ty đối thủ không nhận ra được cách mix (pha trộn) và phân nhóm thế nào. Ngoài ra cách tách thành phần này còn làm ra một ingredients list (danh sách các nguyên liệu thành phần) thêm đẹp đẽ với đủ các loại tên nghe rất kêu: x-extract, y- extract, z-extract v.v… nhằm làm tăng giá trị sản phẩm chăm sóc da.
Vì vậy khi đọc một sản phẩm chăm sóc da, các bạn đừng để ý đến các tên gọi mỹ miều đó làm gì. Chỉ cần chú ý thành phần đầu tiên, nó quyết định giá trị sản phẩm ở đây vì nó chiếm tỉ lệ nhiều nhất. AQUA được dùng đầu tiên, thì có nghĩa trong sản phẩm của bạn đang sử dụng, nước là thành phần chiếm nhiều nhất.
Nếu khối lượng tịnh của lọ kem dưỡng da nặng 100gr thì 70-90gr là nước (nước tinh khiết, 10 -30% còn lại chia đều ra cho các thành phần khác như các active ingredients chiếm khoảng 10% – 15%, hương liệu, chất nhũ hoá, chất bảo quản, các thành phần phụ làm tăng giá trị sản phẩm đóng góp 5% còn lại.
Thường công thức đọc thành phần sẽ đi theo thứ tự từ nhiều nhất đến ít nhất như sau:
1) Thành phần chính chủ đạo chiếm tỉ lệ cao nhất – 2) Active ingredients – 3) Chất nhũ hoá – 4)Hương liệu (fragrances) – 5) Chất bảo quản (preservatives).
Chính vì thế, với thành phần 70-90% là nước thì cho dù theo sau đó là một list dài thành phần rất mỹ miều như chiếc xuất ngọc trai, nhân sâm đỏ, nấm linh chi quý hiếm v.v… thì nó cũng chỉ đóng góp cho đẹp mắt khi số lượng tham gia của mỗi thành phần chỉ là “có cho vui”.
Sự khác biệt giữa hàng cao cấp và bình dân
Thành phần mang tính quyết định còn lại được khoảng 10 – 15% (5% chia cho hương liệu và chất bảo quản, xem như không tính). Khoảng 10- 15% này thường được gọi là các active ingredients – là thành phần quyết đinh lọ kem này mang công dụng thế nào (trắng da, chống lão hoá, chống nhăn v.v… ).
Đến lúc này thì các hãng mỹ phẩm bắt đầu phân cấp:
+ Mỹ phẩm cao cấp: 10-15% này sẽ bao gồm các thành phần active đắt tiền (còn chiết xuất từ thiên nhiên hay là hóa học thì người viết không bàn tới ở đây) như các chiếc xuất (extracts), collagen, hyaluronic acid v.v…
+ Mỹ phẩm bình dân hơn: 10- 15% này sẽ bao gồm các thành phần active rẻ tiền (đa số đều là thành phần hoá học)…
Tuy nhiên một sản phẩm chăm sóc da dù 90% là nước vẫn có thể có tác dụng tốt nếu 10% còn lại là những thành phần active ingredients tốt. Nếu 10% đó các bạn đọc được là những chiếc xuất (extracts), những mineral vitamin, những thành phần mang tính antioxidant, dưỡng da tốt thì sản phẩm đó vẫn tốt cho da. Bạn chỉ nên dẹp nó qua một bên khi theo sau chữ aqua (nước) là hàng loạt những thành phần hoá học có hại cho da.
Vậy mỹ phẩm như thế nào mới tốt?
Mỹ phẩm tốt thực sự khi đọc vào thành phần chủ đạo sẽ là hydrosol (nước cất), aloe vera juice, aloe vera extract, glycerine extract, herbal extract… Đa số các thành phần mỹ phẩm đều dùng tên theo quy tắc tên quốc tế (INC).
Những sản phẩm có dòng chữ hypoallergenic, fragrance free, and non-comedogenic, allergy-test, dermatologist test chưa chắc thật sự tốt. FDA không quy kết công ty mỹ phẩm nào phải chịu trách nhiệm về những chữ này, bất cứ công ty nào cũng dùng được. Mọi sản phẩm cho dù lành tính nhất vẫn có thể gây nên dị ứng cho một số người (có người dị ứng mật ong, có người dị ứng lô hội v.v…).
Một điều đặc biệt nữa là, sản phẩm có dòng chữ “natural” không có nghĩa là không có chất hoá chất (ví dụ như chất bảo quản). Khi 95% thành phần của sản phẩm là organic thì sản phẩm được công nhận là organic, còn trên 70% được công nhận là made with organic ingredients (30% còn lại có thể không cần là organic).
Xem thêm:
Dưỡng ẩm cho da toàn thân: dễ không tưởng!
Các bước chăm sóc da dầu vào buổi tối cho chàng
__
Tổng hợp: Lê Chí (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man)