Mang giày không vớ là nguyên nhân hôi chân ở nam giới?

Bài ELLE Team

Giới khoa học đã chứng minh đi giày không mang vớ là nguyên nhân hôi chân chính và đồng thời thói quen này cũng gây ra nhiều loại bệnh cho đôi bàn chân chúng ta. Cùng ELLE Man tìm hiểu thêm về việc này, bên cạnh đó bài viết cũng sẽ gợi ý 13 mẹo đơn giản và ít tốn kém để khác phục tình trạng hôi chân.

Các nhà bán lẻ giày dép ở châu Âu đã thực hiện một vài quan sát và thí nghiệm đơn giản để đi  đến kết luận rằng đi giày không mang vớ là nguyên nhân hôi chân và mầm mống của nhiều loại bệnh, thậm chí nguy cơ mắc những bệnh này cao gấp ba lần so với những người có mang vớ.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm tăm bông được quét trên đế ngoài, đế trong và mũi của các đôi giày thể thao khác nhau được mang trong các môi trường khác nhau để tìm hiểu cách thức vi khuẩn phát triển trên chúng. Kết quả sau khi các mẫu tăm bông được chuyển sang đĩa petri và để quan sát sự phát triển của vi khuẩn trong năm ngày. Kết quả quan sát đưa ra khá kinh hoàng.

Như nhiều thuơng hiệu thể thao, đơn cử là Nike, đã nhắc nhở chúng ta thông qua những lần giới thiệu giày mới, lót giày là một cách để chống lại vi khuẩn, vì họ tích hợp vào lót giày vật liệu tự nhiên kháng khuẩn cộng với khả năng chống nước tích hợp giúp chống nấm và mốc. Sau đây là kết quả của các cuộc xét nghiệm trên đĩa petri mà các nhà khoa học đã nghiên cứu. Cùng xem qua các nguyên nhân hôi chân và cách đặc trị chúng nhé.

Khi mang giày không mang vớ

1. Giày sneaker vải canvas 

Khi mang giày mà không có vớ, giày vải canvas có khả năng “nuôi” gấp ba lần vi trùng so với những vật liệu khác, chúng chính là một trong những nguyên nhân hôi chân và gây thêm bệnh tật. Nếu bạn không tin chúng tôi, hãy so sánh hai đĩa petri dưới. Chúng ta dễ dàng thấy số vi khuẩn sinh sôi cực nhiều ở phần đế (sole) và đế trong (insole) ở đôi giày Converse không mang vớ.

Giày vải Converse mang vớ. Ảnh: Highsnobiety
Giày vải Converse mang vớ. Ảnh: Highsnobiety
Giày vải Converse không mang vớ. Ảnh: Highsnobiety
Giày vải Converse không mang vớ. Ảnh: Highsnobiety

2. Giày sneaker màu đen

Giày thể thao màu đen có thể bẩn hơn so với thực tế, và có thể ẩn nhiều loại vi khuẩn hơn giày thể thao màu trắng vì thường được làm sạch thường xuyên hơn do bụi bẩn dễ nhìn thấy hơn. Điều đó chứng tỏ giày sneaker trắng khiến người dùng chịu khó lau chùi hơn do màu sắc dễ vấy bẩn của chúng, việc làm mà giúp ích cho việc làm giảm nguyên nhân hôi chân.

Nike Air Force da đen mang vớ. Ảnh: Highsnobiety
Nike Air Force đen mang cùng vớ. Ảnh: Highsnobiety
Nike Air Force da đen không mang vớ. Ảnh: Highsnobiety
Nike Air Force đen không mang vớ. Ảnh: Highsnobiety

3. Trong phòng gym

Giày thể thao đã được sử dụng ở phòng gym chứa ít vi khuẩn hơn chúng ta tưởng. Đôi giày của bạn có thể không có một mùi hương dễ chịu sau một buổi tập thể hình cực nhọc, nhưng mùi không nhất thiết có nghĩa là vi khuẩn nhiều đâu nhé! Lý do cũng dễ hiểu, người ta thường sẽ chọn một đôi giày chuyên dụng để đi gym nên thời gian sử dụng sẽ không nhiều bằng những đôi giày dùng để đi thường ngày (khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày, 3 – 4 ngày mỗi tuần). Bên cạnh đó thì môi trường phòng gym sẽ ít bụi bẩn hơn bên ngoài nên lượng vi khuẩn xâm nhập ít hơn cũng là điều dễ hiểu.

Nike Runallday trong phòng gym không mang vớ. Ảnh Nobiety
Nike Runallday trong phòng gym không mang vớ. Ảnh Nobiety

4. Khi đi chơi hay hẹn hò

Sau một đêm đi bar vui vẻ, đôi giày của bạn sẽ đầy ắp vi khuẩn, nhiều hơn cả giày được sử dụng trong phòng gym. Sau khi biết sự thật này, có lẽ bạn sẽ chăm chút vệ sinh cho đôi giày vía của mình thường xuyên hơn để loại bỏ nguyên nhân hôi chân rồi đấy.

adidas Originals Munchen mang suốt đêm không mang vớ. Ảnh Nobiety
adidas Originals Munchen mang suốt đêm mà không mang vớ. Ảnh Nobiety

Các nguyên nhân hôi chân khác

– Khi mang giày, chân đổ mồ hôi nhiều hơn, kết quả là vi khuẩn càng được “chiêu đãi” lượng thức ăn dồi dào.

– Mùi hôi ở chân còn có thể xuất phát từ việc chân bị nhiễm nấm mà không được chữa trị đúng cách.

– Những người bị tiểu đường hay mắc bệnh tim và những người lớn tuổi thường có xu hướng bị nhiễm trùng ở chân và khiến cho đôi bàn chân “có mùi” vì khả năng lưu thông máu ở chân kém.

– Những người có bàn chân bị hôi thường là những người có tuyến mồ hôi hoạt động quá mức ở bàn chân. Mặt khác do luôn có các vi khuẩn phân huỷ cư trú ở ngay lớp tế bào sừng, khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi, các tế bào này càng bị ngâm trong mồ hôi lâu thì các vi khuẩn phân huỷ càng hoạt động mạnh, gây ra mùi hôi.

– Có thể bạn đã bị lây do đi giày dép chung với người khác.

– Do đến phòng tắm công cộng, hồ bơi, đi tập thể dục thể hình, nơi mà nấm, bụi, vi khuẩn từ những đôi bàn chân có mùi phát tán ra môi trường.

Ảnh: Beauty Tips
Ảnh: Beauty Tips

13 mẹo vặt đơn giản loại bỏ mùi mồ hôi chân

1. Ngâm chân của bạn trong nước nóng 50 đến 60 độ khoảng 15 phút, mỗi ngày 1 đến 2 lần, giảm mùi hôi chân và hạn chế chứng ra mồ hôi.

2. Rửa chân thật sạch, pha khoảng 10 đến 15ml giấm gạo vào chậu nước ấm, ngâm chân khoảng 15 phút. Mỗi ngày ngâm 1 lần, thực hiện mỗi đợt 3 – 5 ngày.

3. Sử dụng khoảng 15gram bột sắn dây, 15ml rượu trắng, thêm 1 ít nước nấu thành hỗn hợp nước loãng để ngâm chân. Mỗi ngày nên ngâm chân 1 lần, liên tục trong khoảng 1 tuần thì bệnh ra mồ hôi chân sẽ giảm rõ rệt, hết hôi chân.

4. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, dùng chút bông gòn hoặc mảnh vải nhỏ thấm vào rượu, sau đó cho vào trong giày dép, để qua đêm. Sáng hôm sau bỏ bông gòn ra và sử dụng đôi giày đó. Thực hiện mẹo vặt này vài tuần liên tục sẽ giảm hiện tượng giày bốc mùi.

Ảnh: Healthline
Ảnh: Healthline

5. Sử dụng vỏ bí đao để nấu nước ngâm chân, vừa có thể chữa bệnh ra mồ hôi, vừa giảm thiểu chứng hôi chân.

6. Để gói chống ẩm vào trong giày qua đêm nhằm mục đích hút ẩm, mồ hôi tồn dư của lần sử dụng trước đó.

7. Dùng vài viên than hoạt tính để vào trong giày qua đêm, hút sạch hơi ẩm và mùi hôi trong giày.

8. Xé nhỏ vỏ bưởi cho vào giày để qua đêm giúp khử mùi.

Ảnh: Power of Positivity
Ảnh: Power of Positivity

9. Đặt vào trong giày túi vải nhỏ đựng đường phèn để qua đêm, sáng hôm sau bỏ ra, đôi giày được hút khô ẩm mốc sẽ không tạo ra mùi hôi.

10. Dùng vài viên long não tán thành bột rồi rắc chúng vào dưới lót giày (phần đế và lót, không chạm vào chân). Mẹo hay này sẽ giúp làm giảm phát sinh mùi hôi. Long não có tác dụng tạo mùi, khử khuẩn và ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi khá hiệu quả.

11. Nếu mới mua giày dép về, trước khi sử dụng bạn nên bôi qua lớp rượu để khử trùng, khử mùi và hạn chế phát sinh hôi chân.

12. Tất và chất liệu của tất cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chân bốc mùi. Nếu hôi chân là do tất, khi giặt tất bạn nên cho một ít giấm gạo vào ngâm khoảng 15 phút rồi giặt sạch như bình thường. Làm như vậy vừa có thể khử trùng, vừa hạn chế mùi hôi chân.

13. Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ bạn hãy bọc miếng xà phòng nhỏ vào giấy báo, cho vào giày, sáng hôm sau bỏ ra trước khi sử dụng. Giày của bạn vừa được diệt khuẩn và hạn chế mùi hôi.

Ảnh: Quiet Corner
Ảnh: Quiet Corner

Xem thêm:

15 tips làm đẹp và chăm sóc cơ thể cánh mày râu nên nhớ

Những lỗi về chăm sóc cơ thể phái mạnh cần tránh

__

Lược dịch: Vanielice (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Nguồn: Highsnobiety)

No more