Nhân vật 30/08/2017

Công tử Bạc Liêu: Đâu là kết thúc của một dòng tộc lẫy lừng?

Bài ELLE Team

"Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", có lẽ câu nói dân gian này đã thiên hóa mà trở thành đời thực của dòng tộc Trần Trinh đình đám khắp Nam Kỳ lục tỉnh một thời.

Thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” có mặt trong dân gian Nam Kỳ từ lâu, chỉ những cậu ấm, cô chiêu ăn xài phung phí. Song khi nhắc đến Công tử Bạc Liêu, người ta chỉ liên tưởng đến một người duy nhất – công tử Trần Trinh Huy, bởi từ đó đến nay vẫn chưa xuất hiện ai sánh bằng Trần Trinh Huy ở khoản ăn chơi phóng túng. Dần dần, Công tử Bạc Liêu trở thành danh xưng riêng của Trần Trinh Huy.

Trần Trinh Trạch – khởi đầu của dòng tộc vinh hiển

Trần Trinh Trạch sinh năm 1872, ngoài ra còn biết đến với tên gọi Hội đồng Trạch, là người gầy dựng nên gia sản cũng như danh tiếng cho dòng tộc Trần Trinh. Trưởng thành trong một gia đình nghèo khó, song do có chí thú làm giàu và chăm học, lại được sự giúp đỡ của cha vợ – tức bá hộ Phan Văn Bì, Trần Trinh Trạch nhanh chóng gầy dựng được tài sản. Ông Trạch là chủ nhân của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa và gần 100.000 ha ruộng muối. Năm 1927, Trần Trinh Trạch được bổ nhiệm làm chánh hộ trưởng của ngân hàng đầu tiên do người Việt Nam làm chủ, để lại khối gia sản ngày càng to lớn. Tại Nam Kỳ lúc bấy giờ, ông Trạch là một trong “Tứ đại Phú hộ” giàu có nhất, với câu nói dân gian truyền miệng nổi tiếng “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch”.

cong tu bac lieu - elle man 1
Trần Trinh Trạch, thân phụ Trần Trinh Huy.

Trong các người con trai của ông Trạch, Trần Trinh Huy được ông yêu thương và tin tưởng nhất. Vì lẽ đó, toàn bộ khối tài sản kếch xù của dòng tộc Trần Trinh được giao lại cho Trần Trinh Huy – một quyết định khiến ông Trạch sau này phải hối hận.

Trần Trinh Huy – Nam Kỳ lục tỉnh, đệ nhất ăn chơi

Chân dung Công tử Bạc Liêu
Chân dung Công tử Bạc Liêu

Trần Trinh Huy sinh năm 1900, là con trai thứ hai của Trần Trinh Trạch nên ngoài danh Công tử Bạc Liêu còn được gọi là Ba Huy. Lớn lên trong nhung lụa cùng với việc thừa hưởng tài sản to lớn, Trần Trinh Huy mặc sức ăn xài, trở thành một công tử ăn chơi nổi tiếng ở Nam Kỳ suốt những năm 30 của thếkỷ XIX.

Trần Trinh Huy lớn lên được gia đình đưa sang Tây học, ông trở thành một tay chơi có hạng tại chốn Paris phồn hoa đô hội. Sau vềquê hương, được cha giao trông coi việc điền sản, Công tử Bạc Liêu mướn ngay một người Pháp tên Henry giúp cai quản việc làm ăn của gia đình, còn mình vẫn tiếp tục trong những cuộc vui xa hoa khiến dân chơi khắp Nam Kỳ lục tỉnh phải nể phục.

Vào thời điểm 1930 – 1940, Việt Nam chỉ có duy hai chiếc máy bay dân sự, một của vua Bảo Đại, một của Ba Huy. Tương truyền thời bấy giờ, Vua Bảo Đại có thứ gì thì công tử Bạc Liêu nhất định phải có được thứ ấy. Ba Huy thỉnh thoảng vẫn đến thăm các sở điền của gia tộc bằng xe hơi, máy bay riêng. Ông thậm chí lướt ca nô trên các sông rạch miền Tây vốn chỉ toàn những mái chèo tay.

Song khi nhắc đến Công tử Bạc Liêu, giai thoại được truyền miệng nhiều nhất là câu chuyện “đốt tiền nấu trứng”. Trong một lần thể hiện bản lĩnh dân chơi trước Bạch Công Tử – cũng là một tay chơi có tiếng lúc bấy giờ, Trần Trinh Huy châm lửa đốt tờ 100 đồng làm đuốc soi sáng cho Bạch Công Tử tìm tờ tiền 5 đồng trong rạp phim tối. Câu chuyện đốt tiền của Ba Huy được lan truyền rộng khắp, bởi chuyện đốt tiền làm đuốc hay đốt tiền nấu chè là việc xưa nay chưa từng có, không chỉ ở nước ta mà còn từ đông tây kim cổ.

Công tử Bạc Liêu hẳn cũng không thể bỏ qua những thú vui thời thượng lúc bấy giờ: rượu chè và cờ bạc. Những buổi tiệc xa xỉ với rượu và sâm-panh – một trong những loại đắt đỏ nhất Việt Nam thời điểm đó, được diễn ra cả ngày lẫn đêm giữa Ba Huy và nhiều bạn bè giàu có khác. Ngoài ra, ông thường đánh bạc cùng Quốc trưởng Bảo Đại và trùm sòng bạc Đại Thếgiới để rồi có lúc, sốtiền thua của ông lên tận 40.000 đồng trong khi giá một dạ lúa chỉ dao động khoảng 1,7 đồng. Không như người cha Trần Trinh Trạch, Công tử Bạc Liêu có hàng chục, hàng trăm người tình, mà mối tình nào của Ba Huy cũng gặm nhắm một phần lớn gia sản do thân phụ để lại. Vì ăn chơi quá phóng túng, Ba Huy mất sau khi hoang phí gần hết tài sản gia đình, chỉ để lại được cho các con vài căn phố lầu. Công tử Bạc Liêu mất vào tháng 1 năm 1974 ở Sài Gòn, sau được đưa vềan táng trong phần mộ gia đình tại Bạc Liêu.

Trần Trinh Đức – nhân chứng sống cho sự suy tàn

cong tu bac lieu - elle man 3
Trần Trinh Đức, con trai “công tử Bạc Liêu”.

Không kém cạnh người cha Trần Trinh Huy, Trần Trinh Đức cũng ăn chơi phóng túng, bán dần của cải gia tộc. Kết cục tiêu xài hết khối tài sản còn lại, ông cùng gia đình ly tán và tha phương tứ xứ. Sau nhiều biến thiên thời cuộc, ông Đức trở vềcốhương Bạc Liêu mưu sinh, kiếm sống. Hai người con trai của Trần Trinh Đức hiện đều sống trôi dạt ở các tỉnh miền Tây và không còn liên lạc gì với gia tộc, người thừa kếcuối cùng của dòng họ Trần Trinh còn lại chỉ là cô con gái tâm thần vì bị phụ tình – một kết cục bi thảm cho sự giàu có kéo dài chưa tới ba đời của dòng tộc hội đồng Trần Trinh lẫy lừng một thời.

“Nghìn đời bia miệng” – những giai thoại truyền miệng vềsự việc ăn chơi phóng túng của Công tử Bạc Liêu vẫn luôn theo suốt chiều dọc thời gian, song nếu nhìn một cách khách quan, tư duy canh tân của Trần Trinh Huy đã mang lại nhiều nét mới cho nền kinh tếnông nghiệp nước ta thời bấy giờ, đồng thời, thương hiệu Công tử Bạc Liêu đến nay đã trở thành một thương hiệu lớn vềdu lịch, thu hút nhiều lượt khách tham quan đến với tỉnh Bạc Liêu.

Bài: Khánh Nguyên (Nguồn tham khảo: Youtube Việt Sử Giai Thoại, Wikipedia)

 

No more