Nhân vật 06/10/2018

NTK Yohji Yamamoto: “Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi cũng rất đẹp”

Bài ELLE Team

Dù đã gần cái tuổi bát thập, cái tên Yohji Yamamoto vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến giới thời trang từ sàn diễn runway lộng lẫy cho đến thời trang đường phố bụi bặm. Nhiều nhà báo đã từng hỏi “Tại sao anh lại làm quần áo trông bẩn thỉu, xấu xí thế?” Ông đã đề cập đến sự đau khổ của mình đã từng trải cũng như là lý do cho việc hay sử dụng màu đen. “Nhưng tôi thực sự nghĩ rằng những thứ đó rất đẹp so với phong cách may mặc xinh đẹp từ các nhà thiết kế nổi tiếng khác vào thời điểm đó. Đối với ông, “bẩn thỉu cũng có thể rất đẹp”.

Yohji Yamamoto là một trong số ít những nhà thiết kế thời trang có khả năng tạo nên một sức hút riêng. Những BST của ông luôn khiến công chúng chú ý đến bởi chúng không hề bị “phụ thuộc”, dẫn dắt ngược lại bởi thời trang như một số NTK khác. Chúng ta đã quá quen thuộc với vẻ hào nhoáng trên sàn diễn catwalk: sự phô trương và lộng lẫy… riêng những sản phẩm của Yamamoto lại luôn có chỗ đứng riêng biệt so với những thiết kế khác.

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
Ngày 3 tháng 10 là sinh nhật của nhà thiết kế đại tài. (Hình: Simky Cheung/ HYPEBEAST)

Mặc cho đó là những sản phẩm cao cấp được trình diễn trên sàn runway của giới thượng lưu, giới mộ điệu luôn cảm nhận được những thiết kế của “gã luật sư điên” này lại mang một vẻ đẹp rất đời thường chứ không chỉ dành riêng cho sự xa hoa lộng lẫy. Có thể do trường phái Avant Garde mà ông theo đuổi: Luôn hướng đến sự phá cách, sự sáng tạo giàu trí tưởng tượng và mang theo những giá trị sâu thẳm. Yamamoto luôn muốn làm điều gì đó mới mẻ, tách biệt với những thiết kế hào nhoáng và để thoát khỏi “vòng lặp” nhàm chán của thời trang trình diễn. Chính vì thế, tư duy thiết kế của Yohji Yamamoto đã mang lại cho thời trang một phong cách độc lạ, ấn tượng và không thể bị nhấn chìm hay sao chép.

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
Với phong cách Avant Garde trong thiết kế, sản phẩm của ông đã toát lên sự đột phá, có thể phá vỡ những chuẩn mực của vẻ đẹp ước lệ sẵn có trước đây. (Hình: Monica Feudi / Indigital.tv)

Màu đen – “bi kịch” trong những BST của Yohji Yamamoto

yohji yamamoto - elle man 15
“Màu đen vừa khiêm tốn nhưng cùng lúc lại có thể trông thật kiêu ngạo” – Yohji Yamamoto (Hình: ELISE TOÏDÉ)

NTK chia sẻ về màu sắc yêu thích của ông: “Đen nhìn có vẻ buông thả nhưng lại khá bí ẩn. Và trên hết màu đen có thể nói lên rằng “Tôi không làm phiền bạn – xin đừng làm phiền tôi”Yamamoto đã đúng trong việc định nghĩa về bản sắc của màu đen bởi chúng có thể gợi lên cả sự xâm lược và đồng thời là sự quy phục. Người mặc màu đen có thể nổi bật như một giọt sơn giữa nền vải trắng, hoặc là biến mất giữa màn đêm thăm thẳm. Có lẽ trên hết, mối quan hệ của Yamamoto và việc sử dụng sắc đen như một “bi kịch” giúp hoàn thiện dần bản ngã của ông.

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
BST menswear S2019 của Yohji Yamamoto (Hình: Monica Feudi / Indigital.tv)

Có nhiều lần, những tín đồ thời trang tự hỏi từ đâu mà sắc đen xuất hiện trên vô số những thiết kế của Yohji Yamamoto. Từ những bộ trang phục nữ thiếu đi sự tươi vui của mùa Xuân như những nhãn hàng khác hay làm cho đến những đôi giày sneakers Y-3 phi giới tính với sắc màu đơn điệu… đã từ lâu mà yếu tố “mọi thứ đều đen” của Yohji Yamamoto đã trở thành một dấu ấn thiết kế không thể thiếu của ông và không còn đơn thuần là một trải nghiệm thị giác qua các mùa. Liệu chúng bắt nguồn từ tính thẩm mỹ của ông hay đâu đó có một “góc tối” ẩn bên trong nhà thiết kế?

yohji yamamoto - elle man 8
Một thiết kế của Yohji Yamamoto năm 1983
yohji yamamoto - elle man 10
Yohji Yamamoto / adidas Y-3 footwear. Ảnh: Rakuten.

Tuổi thơ sau chiến tranh

yohji yamamoto - elle man 11
Ảnh: Antidote

Sinh ra ở quận Shinjuku của Tokyo vào năm 1943, cha sớm mất trong chiến tranh, Yamamoto sống với mẹ từ nhỏ bằng nghề thợ may. Mặc dù mẹ ông may rất xuất sắc những thiết kế mang hơi hướng châu Âu nhưng cái chết của chồng và những ảnh hưởng sau cuộc chiến đã buộc bà phải quay trở lại kiếm ăn ở nông thôn để cung cấp thực phẩm cho bà và con trai.

yohji yamamoto - elle man 13
Yohji Yamamoto sinh ra là một đứa con duy nhất trong gia đình sau khi cha mất. (Hình: The Outlook)

Yohji Yamamoto đã từng chia sẻ: “Tôi lớn lên sau chiến tranh thế giới thứ hai, là con trai duy nhất của một góa phụ. Điều này đã khiến tôi nhìn thấy xã hội qua đôi mắt của mẹ mình. Tôi tin rằng việc nhìn thế giới qua đôi mắt của một người phụ nữ như là một định mệnh của mình và nó cho phép tôi có thể làm được những gì của ngày hôm nay”.

Tuổi thơ xung quanh là nỗi chia lìa và sự đói nghèo, Yamamoto đã sớm nhận ra cuộc sống đầy rẫy những khó khăn khi chỉ mới ba bốn tuổi. Tại thời điểm đó, tâm trí Yamamoto luôn là sự đấu tranh, ông luôn nhủ rằng “Tôi phải chiến đấu. Tôi phải bảo vệ mẹ mình”. Có lẽ vì thế mà ông đã quyết định theo học ngành luật, ông sớm tốt nghiệp và có chứng chỉ cử nhân ngành Luật của trường đại học Keio vào năm 1966. Tuy nhiên ông đã không đi theo con đường đó, “Tôi gần như đã trở thành một luật sư nhưng tôi quyết định muốn giúp mẹ mình với công việc kinh doanh may mặc của bà”. Do đó mà ông đã tiếp tục việc học và tốt nghiệp chỉ sau 3 năm với tấm bằng cử nhân tại trường thời trang Bunka.

yohji yamamoto - elle man 12
Mẹ của Yamamoto đã từng không vui khi ông bỏ ngành luật, nhưng bà vẫn chấp nhận và muốn ông được học thời trang một cách bài bản trước khi phụ giúp bà. (Hình: AP Image)

Chặn đường sự nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành luật, Yamamoto đã chuyển sang học thời trang tại trường đại học Bunka, là nơi bắt đầu của những tên tuổi lớn trong ngành thời trang như Kenzo Takada của thương hiệu Kenzo hay Junya Wanatabe, nhà thiết kế tài năng của COMME des GARCONSQua ba năm học, ông lấy được bằng chứng chỉ cử nhân và đạt được học bổng thời trang một năm tại Paris. Tuy nhiên, vận may đã không mỉm cười với ông trong khoảng thời gian đó. Suốt một năm tại thủ đô thời trang, những cố gắng và nỗ lực của nhà thiết kế trẻ vẫn chưa được giới mộ điệu phương Tây công nhận.

yohji yamamoto - elle man 16
Sau nhiều lần bị từ chối hợp tác của những tạp chí thời trang ở Pháp, ông đã từng nghĩ mình là người  “không có tài năng” (Hình: Takeyoshi Tanuma/ Getty images)

Chỉ khi quay về Nhật, Yamamoto mới thực sự tìm được tiếng nói của mình. Sau khi tiếp tục phụ giúp cửa hàng của mẹ đến năm 1997, nhà thiết kế đã cho ra đời BST đầu tiên của mình tại Nhật Bản và được nhiều người đón nhận. Thành công đầu tiên đã tạo động lực cho nhà thiết kế trẻ và ông quyết tâm quay trở lại “kinh đô thời trang” với niềm tin rằng “một số người tại Paris sẽ tìm ra sự thú vị đến từ những thiết kế của tôi”.

Bước qua những năm 80, sự nghiệp của Yamamoto mới trở nên tích cực hơn bao giờ hết. Cái tên Yohji Yamamoto đã được giới thời trang biết đến với những bộ BST tại Paris và New York. Trong thập niên này, ông và NTK Rei Kawakubo từng có dịp hợp tác làm ra BST đầu tiên của thương hiệu COMME des GARCONS. Sự xuất hiện và kết hợp của cặp đôi này như mang đến một luồng gió mới cho thời trang châu Âu. Nhiếp ảnh gia Nick Knight chia sẻ: “Họ có một tầm nhìn mới khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên. Đó là sự pha trộn giữa chủ nghĩa tối giản của Nhật, chủ nghĩa hư vô và một chút gì đó rất “Walt Disney”, một sự kết hợp kỳ lạ nhưng khá hấp dẫn”.

yohji yamamoto - elle man 17
Yamamoto gặp Kawakubo khi bà 30 tuổi và có điều gì đó đặc biệt và hấp dẫn giữa hai người, đặc biệt khi họ là những người đại diện cho một thế hệ mới. Cả hai đều tốt nghiệp tại trường đại học Keio và cũng xuất thân là con của các bà mẹ đơn thân. (Hình: Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo và Dianne B/ Pinterest)

Ngoài những giải thưởng thời trang trong nước và quốc tế, ông nhận được nhiều lời mời hợp tác từ lĩnh vực trang phục phim ảnh, viết sách, nước hoa cho đến chức vụ giám đốc sáng tạo cho dòng giày Y-3 của thương hiệu thể thao nổi tiếng adidas năm 2002. Nhắc đến những thành công của Yamamoto phải kể đến thương hiệu Y-3 của ông, những đôi giày sneakers được sản xuất dưới sự đảm bảo của adidas đã đưa tên tuổi của hai nhãn hàng này lên một tầm cao mới.

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
Yamamoto đã mang thời trang đường phố lên một tầm cao mới với dòng phụ kiện adidas Y-3. (Hình: Adidas)
NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
(Hình: Y-3 adidas)

Tuy nhiên, con đường sự nghiệp của ông không khỏi vướng vào những nốt trầm. Nhất là vào năm 2009, Yohji Yamamoto gần như tuyệt vọng khi thương hiệu mang tên ông bị phá sản với khoản nợ đến 65 triệu USD. Sự việc xảy ra do những tính toán sai lầm từ bộ phận quản lý kinh doanh của công ty, điều này đã khiến ông trở nên vô cùng tức giận và suy sụp. Song, trước quyết định từ bỏ tất cả mọi thứ, cô con gái của ông Limi Feu đã giúp ông vực dậy trở lại. Lý do xây dựng lại tinh thần của ông chính nhờ vào những người xung quanh đang rất cần thương hiệu này tiếp tục, từ công nhân cho đến nhân viên đang phụ thuộc vào công ty.

yohji yamamoto - elle man 18
“Họ là động lực giúp tôi làm lại mọi thứ. Đó là khoảng thời gian thự sự khó khăn nhưng khi tôi nghĩ về điều đó, dường như tôi lại được tiếp thêm sức mạnh.” – Yohji Yamamoto (Hình: Yohji Yamamoto và con gái/ Robert Maxwell)

Phong cách thời trang của Yohji Yamamoto

Khi bắt đầu làm thời trang, Yamamoto khá ghét những trang phục hoa hoè của phụ nữ. Ông lại thích làm những bộ trang phục “nam tính” dành cho phụ nữ.

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
BST Ready-to-wear s2019 (Hình: Monica Feudi / Indigital.tv)

Dường như từ rất sớm, tầm nhìn của Yamamoto đã xoay quanh về hình ảnh “những người phụ nữ phải tự gánh vác gia đình như thế nào sau chiến tranh Nhật Bản”, điều đó đã phản ánh một nhu cầu nhất định trong tiềm thức của ông, về những chiếc “áo giáp nam tính” che chở người phụ nữ thay thế cho hơn 2 triệu thương vong mà đất nước phải gánh chịu. Thay vì lặp lại những sắc hoa của phong cách châu Âu, phản ánh một tương lai vui tươi đầy hy vọng mà mẹ anh đã làm, thiết kế của Yohji Yamamoto là những gam màu đơn sắc, chúng luôn chứa một phần câu chuyện về những đứa trẻ phải nhìn thấy mẹ của chúng vừa là một nội trợ, vừa phải mang trách nhiệm của người đàn ông gánh vác gia đình.

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
(Hình: Eva Losada)
NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
Ready-to-wear s2019 (Hình: Monica Feudi / Indigital.tv)

Nhiều nhà báo đã từng hỏi “Yohji, tại sao anh lại làm quần áo trông bẩn thỉu, xấu xí thế?” Ông đã đề cập đến sự đau khổ của mình đã từng trải cũng như là lý do cho việc hay sử dụng màu đen. “Nhưng tôi thực sự nghĩ rằng những thứ đó rất đẹp so với phong cách may mặc xinh đẹp từ các nhà thiết kế nổi tiếng khác vào thời điểm đó. Đối với ông, “bẩn thỉu cũng có thể rất đẹp”. Chính vì thế, khi chiêm nghiệm những bộ sưu tập của Yohji Yamamoto, ngoài ý nghĩ “lại đen nữa sao?”, thật khó có thể bác bỏ những ứng dụng của NTK trong thời trang có sự phản phất lịch sử cá nhân của ông.

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
(Hình: Monica Feudi / Indigital.tv)

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
Menswear S2019 của Yohji Yamamoto (Hình: Monica Feudi / Indigital.tv)
NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
“Vai trò của tôi trong tất cả điều này rất đơn giản. Tôi làm quần áo như một chiếc áo giáp. Quần áo của tôi bảo vệ bạn khỏi những đôi mắt mà bạn không mong muốn”. (Hình: ELLE)

Ngày 3/10/2018 đã đánh dấu lần sinh nhật thứ 75 của NTK Yohji Yamamoto. Trong suốt gần 1 thập kỷ qua, ông đã dành thời gian nhiều hơn cho những hoạt động triển lãm của mình. Tuy vậy, Yohji Yamamoto mãi là cái tên truyền nguồn cảm hứng từ sàn diễn runway cho đến những xu hướng street style bình dị, phóng khoáng.

NTK Yohji Yamamoto: Xấu xí, bẩn thỉu đôi khi lại rất đẹp
(Hình: Getty Images)

Bài: Hãn Hào (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, Hình: Tổng hợp, Nguồn: Highsnobiety, BoF, Yohjiyamamoto.co.jp)

No more