Nhân vật 04/06/2021

Trí Minh Lê: “Khi thời trang là một vòng lặp”

Bài ELLE Team

Bên cạnh việc hỗ trợ và định hướng phát triển cho các thương hiệu thời trang nội địa, Trí Mình Lê còn từng bước xây dựng hình ảnh bản thân gắn liền với một fashion blogger. Tham vọng về một tương lai rộng mở cho nền thời trang nước nhà chính là động lực giúp "kẻ ngoại đạo" Trí Minh Lê từng bước tạo dựng tiếng nói chung cho cộng đồng.

LÀ MỘT FASHION BLOGGER CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG NHẤT ĐỊNH HIỆN NAY TRONG CỘNG ĐỒNG MỘ ĐIỆU VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ STREETWEAR, TRÍ MINH LÊ LUÔN BIẾT CÁCH NÊU RA NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI CỘM TRONG THỜI TRANG VỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU VÀ CỞI MỞ. HÃY CÙNG ELLE MAN KHÁM PHÁ NHỮNG CHIA SẺ ĐẦY CHÂN THẬT VỀ ĐỊNH HƯỚNG BẢN THÂN, MỐI LƯƠNG DUYÊN VỚI CON ĐƯỜNG FASHION BLOGGER CŨNG NHƯ NHỮNG DỰ ĐỊNH CỦA CHÀNG TRAI NÀY TRONG VIỆC GÓP PHẦN TẠO NÊN MỘT TƯƠNG LAI MỚI MẺ CHO CỘNG ĐỒNG THỜI TRANG VIỆT NAM.

ELLEMAN:

Chào Trí Minh Lê! Hãy chọn ra 3 cái tên ảnh hưởng nhất đến phong cách và quan điểm thời trang của mình.

Trí Minh Lê:

Chào ELLE Man! Quan điểm thời trang của mình được dựa trên ba người ảnh hưởng chính.
Người thứ nhất là mẹ mình, một thợ may tay ngang khi đất nước bắt đầu mở cửa. Ngay cả khi đang học nghề, mẹ đã có tư về thời trang tân thời. Bà là minh chứng rõ ràng cho việc “Thời trang là một vòng lặp”. Những trang phục hồi trẻ của mẹ và may cho mình lúc xưa đến bây giờ vẫn không hề lỗi thời nếu biết cách phối đúng. Điều đó củng cố quan điểm “Con người tạo ra thời trang và con người mới là thứ yếu” của mình.
Người thứ hai chính là Yohji Yamamoto. Mặc dù phong cách hiện tại của mình là một sự lai tạp rất nhiều định hình thời trang khác nhau và dựa trên nhu cầu công việc, nhưng trong quá trình tìm hiểu về thời trang mình lấy cảm hứng về góc nhìn rất nhiều từ Yohji Yamamoto. Trong Big 3 thời trang Nhật Bản có ảnh hưởng nhiều đến thời trang thế giới là Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo và Issey Miyake thì cụ Yohji có những câu nói thể hiện tinh thần “People is key” nhất. Và nó ảnh hưởng mình rất nhiều. “Fashion cannot make you sexy – Experience makes you sexy – Imagination makes you sexy”(Thời trang chẳng làm bạn gợi cảm – Kinh nghiệm mới tạo nên độ quyến rũ của bạn – Sự tưởng tượng khiến bạn trở nên hấp dẫn).

Người thứ ba là G-Dragon – Kwon Ji Yong. Khi biết về thời trang nhiều hơn và quay ngược lại đào sâu tìm hiểu về thời trang của G-Dragon nói riêng và BigBang nói chung thì mình thấy Ji Yong không hề đơn giản chút nào và cái danh xưng “King of Fashion” không phải là tự có.

ELLEMAN:

Được biết, hiện nay anh đang là Content Manager của Dosiin. Làm sao anh có thể cân bằng được viêc quản lí công việc của thương hiệu với đam mê xây dựng trang blog cá nhân hiệu quả?

Trí Minh Lê:

Hiện tại, mình đang là content manager của Dosiin – một trang báo điện tử tập trung về streetwear (thời trang đường phố). Công việc khá bám sát với những gì mình đang làm với tư cách một blogger: thể hiện góc nhìn cá nhân về thị trường thời trang hiện tại. Điều khác biệt khi viết báo là bạn cần chắt lọc, thể hiện thông tin qua những ngôn ngữ mang tính học thuật và phải giữ được góc nhìn khách quan hơn khi viết blog. Cái khó là đừng mang cái tôi quá nhiều vào cương vị content manager của Dosiin – đây cũng là điều mình đang học hỏi và cải thiện.

ELLEMAN:

Trước đây, Trí Minh Lê là một người “sành đồ hiệu”, nhưng dạo gần đây anh đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến local brand. Điều gì đã khiến anh thay đổi?

Trí Minh Lê:

Gọi mình là “sành đồ hiệu” chưa chính xác, vì không một dân “sành đồ hiệu” lại nửa nạc nửa mỡ như mình cả. “Sành đồ hiệu” là một cụm từ có khái niệm mơ hồ đối với nhiều người. Thị trường trẻ phát triển nhanh nhưng không có nền tảng và bền vững, các thương hiệu Việt thì họ nghĩ đến viễn tưởng quá chuyên nghiệp mà quên mất đối tượng khách hàng của mình là Gen Z, cần thời gian để hướng dẫn và thích nghi. Mình quan tâm tới thời trang Việt nhiều hơn là các thương hiệu Việt, nghĩa là song hành cả bên cung cấp và bên thị trường. Muốn local brand phát triển theo hướng đi lên thì thị trường phải đi lên cùng với nó. Cho nên mình muốn “Thời trang Việt” phát triển để ngắm một bức tranh tổng quan hơn. Còn lý do á, do mình yêu thời trang đường phố. Vậy thôi!

ELLEMAN:

Đâu là những thương hiệu thời trang trong nước và quốc tế mà anh nghĩ bị “underrated” nhất?

Trí Minh Lê:

Mình không có khái niệm “underrated” hay “overrated” cụ thể nào cả. Có những fashion brand đánh vào phân khúc cao cấp và low-key vì họ muốn sản phẩm của họ được “giám định” bởi những người thực thụ có gu thẩm mỹ theo đúng cách của họ hướng tới. Nhiều khi họ không muốn sản phẩm họ như vậy hoặc nó nằm trong một phần của truyền thông.
Nhiều thương hiệu Việt trẻ cho rằng sản phẩm của họ bị đánh giá thấp bởi thị trường mà quên mất rằng còn rất nhiều thứ để làm chứ không phải đơn thuần là đầu tư vào sản phẩm. Thời trang là một nền công nghiệp, mà công nghiệp thì có cả một hệ sinh thái đi kèm. Muốn người ta yêu thì phải để người ta biết tới trước. Marketing, chia sẻ, quảng bá… là những công cụ hữu hiệu trong thời kỳ 4.0 này.

ELLEMAN:

Với những thông tin, kiến thức mang lại cho cộng đồng, tại sao anh lại chọn trở thành fashion blogger mà không phải là một fashion youtuber?

Trí Minh Lê:

Thứ nhất, mình không đủ kinh phí đầu tư mạnh về mảng video trên Youtube. Việc làm một Fashion Youtuber chuyên nghiệp đòi hỏi rất nhiều thiết bị để quay phim, dựng phim, âm thanh, ánh sáng… Còn việc thực hiện một video thông thường cũng dễ dàng thực hiện, nhưng lại không mang đến giá trị cô đọng trong người xem, nên mình không làm một cách nửa vời như vậy.
Thứ hai, nhiều người biết tới mình qua bài viết, qua văn phong lủng củng và nhiều chữ (như cách trả lời bài phỏng vấn này vậy) – nó tạo ra hình ảnh Trí Minh Lê trong lòng người đọc nhiều hơn là Trí Minh Lê Youtuber nào đó.
Thứ ba là thời đại này là thời đại hình ảnh, nơi mọi thứ đều clip hóa. Giới trẻ thích xem những thứ “dễ dàng hiện ra trước mắt” nên tính tưởng tượng và phân tích vấn đề dựa trên chính kiến không còn cao nên mình muốn viết để các bạn có thể tưởng tượng và xây dựng được một “mindset” nào đó trong đầu. Dù chỉ là tác động rất ít nhưng mình vẫn muốn làm.

ELLEMAN:

Anh có từng nghĩ đến việc tạo một thương hiệu thời trang cho riêng mình trong tương lai? Nếu có, liệu anh có từ bỏ con đường fashion blogger của mình để tập trung vào công việc kinh doanh hơn không?

Trí Minh Lê:

Mình chưa suy nghĩ về việc sẽ xây dựng một thương hiệu thời trang cho riêng mình. Mình không tự tin cho lắm nếu tạo nên và vận hành một thương hiệu thời trang riêng. Nếu có, sẽ chỉ là một dạng merchandise ở những sự kiện đặc biệt mà thôi. Còn fashion blog, nó là một sở thích, hoạt động theo thể thức phi lợi nhuận và thường vì cộng đồng. Việc từ bỏ hay không nó còn phụ thuộc vào tâm trạng và sức khỏe của mình nữa. Cũng chẳng ai dại dột mà cứ làm mãi một thứ không mang lại được sự ổn định tài chính lẫn sự công nhận, nhỉ?

ELLEMAN:

Sau rất nhiều tai tiếng, anh có nghĩ local brand Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại hay không? Đó có phải là tín hiệu cho sự phát triển bền vững hơn của thời trang nước nhà hay không?

Trí Minh Lê:

Tai tiếng chỉ là “bề mặt nổi” của các thương hiệu Việt và là góc nhìn của những người ngoài cuộc nhìn vào thị trường thời trang Việt. Thời trang đang chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid chứ không phải là từ “tai tiếng”. Local brand Việt Nam vẫn đang phát triển nhưng “quá trình thanh lọc và đào thải” đang diễn ra mạnh hơn mà thôi. Đó đến từ sự phân hóa của thị trường, nhu cầu cao hơn, kiến thức nhiều hơn và tiêu chuẩn tốt hơn. Tín hiệu này chưa rõ và to nhưng đã tăng dần đều theo thời gian và sẽ là đóng góp một phần cực kì lớn cho sự phát triển bền vững của thời trang nước nhà.

ELLEMAN:

Trong thời điểm các rapper ngày càng có tiếng nói như hiện nay, anh có lời khuyên nào cho họ trong việc giáo dục thế hệ trẻ về những kiến thức thời trang hay không?

Trí Minh Lê:

Tài năng đi đôi với trách nhiệm. Tài năng càng lớn thì trách nhiệm càng cao”. Điều này càng đúng với những rapper, nghệ sĩ đường phố khi họ đang tác động rất lớn đến giới trẻ trong cách ứng xử, lời hát cho tới cách ăn mặc. Mình xin được trích một line của một rapper khá nổi tiếng là “có danh, có tiếng, có quyền, có miếng nhưng không có tiền thì biến”. Mình cũng chẳng phán xét nếu các rapper hoạt động kiếm lợi nhuận từ danh tiếng và tài năng của họ.
Chỉ mong sao họ sẽ suy nghĩ đến sự ảnh hưởng to lớn của mình với thế hệ bây giờ mà đưa những thông điệp thời trang hòa chung với cái tôi của nghệ sĩ, nội dung của bài hát và cả tinh thần Việt Nam nữa. Khoe tiền, khoe giày, khoe gái đã quá nhàm rồi, khoe văn hóa Việt mới xịn!

ELLEMAN:

Theo anh, như thế nào mới được gọi là một cộng đồng thời trang vững mạnh? Anh có muốn nhắn nhủ gì với giới trẻ ngày nay?

Trí Minh Lê:

Cộng đồng thời trang vững mạnh là một cộng đồng thời trang đủ các yếu tố ” Hỉ – Nộ – Ái – Ố”.
Diễn giải ra thì là “Vui vì mua được một món đồ mình thích. Bực bội đến từ sự ganh đua công bằng trong việc ăn mặc đẹp.

Trí Minh Lê:

Yêu thời trang vì một nền văn hóa nào đấy, một nhà thiết kế nào đấy hay một hình tượng thời trang nào đấy”.
Yêu và ghét là những yếu tố cần thiết để tạo ra tranh luận – chê bai hợp lý, để biết chúng ta đang đứng ở đâu và cần cải thiện điều gì. Điều mà mình muốn nhắn nhủ tới các bạn là “Quần áo cũng chỉ là quần áo. Nó không đẹp khi mà chưa mặc lên người và cũng chẳng ai biết tới nó nếu con người không nhắc tới nó. People is key”.

ELLEMAN:

Anh có nghĩ ngành thời trang trong nước đã thực sự có những chiến lược quảng bá truyền thông đúng cách hay chưa? Đâu là chiến lược truyền thông ấn tượng nhất của một thương hiệu thời trang nội địa mà anh biết?

Trí Minh Lê:

Đúng và chưa đúng. Theo quan điểm cá nhân của mình thì tùy theo tầm nhìn của mỗi thương hiệu mà họ có cách tiếp cận khác nhau. Nhưng có thương hiệu lại đứng cao quá so với tầm nhận biết của thị trường, có thương hiệu thì đang dùng quảng bá truyền thông để “dẫn dụ” người tiêu dùng. Còn ấn tượng thì chắc là không. Do mình tìm hiểu nhiều về thời trang nên biết những chiến dịch ở Việt Nam đang lấy cảm hứng từ nước ngoài nhiều, do đó mình không ngạc nhiên và ấn tượng cho lắm!

ELLEMAN:

Có người nói thời trang đẹp là chỉ dành cho rich kid, theo anh, ý kiến trên có còn phù hợp với bối cảnh hiện nay nữa không? Liệu có cách nào để mặc đẹp mà vẫn phù hợp với túi tiền?

Trí Minh Lê:

Thời trang đẹp là cho mọi người, chứ không phải Rich Kid. Việc “đắp tiền lên người” hay “sành đồ hiệu” phụ thuộc vào cảm quan của mỗi người và đánh giá cá nhân. Còn việc các bạn có tài chính tốt mua đồ hiệu, đồ thương hiệu nước ngoài là chuyện quá là bình thường. Tâm ly chung của đại đa số là “sính ngoại” nên luôn cho rằng đồ lắm tiền, đồ hiệu là đẹp – xịn – ngầu, nhưng đó không phải là tất cả. Mặc đẹp có thể là mặc nhiều tiền nhưng mặc nhiều tiền chưa chắc là mặc đẹp. Còn cách nào để mặc đẹp mà vẫn nằm trong quyền kiểm soát chi tiêu thì mình đã từng chia sẻ trong một bài viết trước đây!

Cảm ơn những chia sẻ thú vị của Trí Minh Lê dành cho ELLE Man. Chúc bạn ngày một thành công hơn trong sự nghiệp và sớm hiện thực hóa những tham vọng của mình!

_____
Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man
Phỏng vấn & Bài viết: Chung Quân
Hình ảnh: Trí Minh Lê

Là một fashion blogger có sức ảnh hưởng nhất định hiện nay trong cộng đồng mộ điệu Việt Nam, đặc biệt là streetwear, Trí Minh Lê luôn biết cách nêu ra những vấn đề nổi cộm trong thời trang với góc nhìn đa chiều và cởi mở. Hãy cùng ELLE Man khám phá những chia sẻ đầy chân thật về định hướng bản thân, mối lương duyên với con đường fashion blogger cũng như những dự định của chàng trai này trong việc góp phần tạo nên một tương lai mới mẻ cho cộng đồng thời trang Việt Nam.

ELLEMAN:

Chào Trí Minh Lê! Hãy chọn ra 3 cái tên ảnh hưởng nhất đến phong cách và quan điểm thời trang của mình.

Trí Minh Lê:

Chào ELLE Man! Quan điểm thời trang của mình được dựa trên ba người ảnh hưởng chính.
Người thứ nhất là mẹ mình, một thợ may tay ngang khi đất nước bắt đầu mở cửa. Ngay cả khi đang học nghề, mẹ đã có tư về thời trang tân thời. Bà là minh chứng rõ ràng cho việc “Thời trang là một vòng lặp”. Những trang phục hồi trẻ của mẹ và may cho mình lúc xưa đến bây giờ vẫn không hề lỗi thời nếu biết cách phối đúng. Điều đó củng cố quan điểm “Con người tạo ra thời trang và con người mới là thứ yếu” của mình.
Người thứ hai chính là Yohji Yamamoto. Mặc dù phong cách hiện tại của mình là một sự lai tạp rất nhiều định hình thời trang khác nhau và dựa trên nhu cầu công việc, nhưng trong quá trình tìm hiểu về thời trang mình lấy cảm hứng về góc nhìn rất nhiều từ Yohji Yamamoto. Trong Big 3 thời trang Nhật Bản có ảnh hưởng nhiều đến thời trang thế giới là Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo và Issey Miyake thì cụ Yohji có những câu nói thể hiện tinh thần “People is key” nhất. Và nó ảnh hưởng mình rất nhiều. “Fashion cannot make you sexy – Experience makes you sexy – Imagination makes you sexy”(Thời trang chẳng làm bạn gợi cảm – Kinh nghiệm mới tạo nên độ quyến rũ của bạn – Sự tưởng tượng khiến bạn trở nên hấp dẫn).
Người thứ ba là G-Dragon – Kwon Ji Yong. Khi biết về thời trang nhiều hơn và quay ngược lại đào sâu tìm hiểu về thời trang của G-Dragon nói riêng và BigBang nói chung thì mình thấy Ji Yong không hề đơn giản chút nào và cái danh xưng “King of Fashion” không phải là tự có.

ELLEMAN:

Được biết, hiện nay anh đang là Content Manager của Dosiin. Làm sao anh có thể cân bằng được viêc quản lí công việc của thương hiệu với đam mê xây dựng trang blog cá nhân hiệu quả?

Trí Minh Lê:

Hiện tại, mình đang là content manager của Dosiin – một trang báo điện tử tập trung về streetwear (thời trang đường phố). Công việc khá bám sát với những gì mình đang làm với tư cách một blogger: thể hiện góc nhìn cá nhân về thị trường thời trang hiện tại. Điều khác biệt khi viết báo là bạn cần chắt lọc, thể hiện thông tin qua những ngôn ngữ mang tính học thuật và phải giữ được góc nhìn khách quan hơn khi viết blog. Cái khó là đừng mang cái tôi quá nhiều vào cương vị content manager của Dosiin – đây cũng là điều mình đang học hỏi và cải thiện.

ELLEMAN:

Trước đây, Trí Minh Lê là một người “sành đồ hiệu”, nhưng dạo gần đây anh đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến local brand. Điều gì đã khiến anh thay đổi?

Trí Minh Lê:

Gọi mình là “sành đồ hiệu” chưa chính xác, vì không một dân “sành đồ hiệu” lại nửa nạc nửa mỡ như mình cả. “Sành đồ hiệu” là một cụm từ có khái niệm mơ hồ đối với nhiều người. Thị trường trẻ phát triển nhanh nhưng không có nền tảng và bền vững, các thương hiệu Việt thì họ nghĩ đến viễn tưởng quá chuyên nghiệp mà quên mất đối tượng khách hàng của mình là Gen Z, cần thời gian để hướng dẫn và thích nghi. Mình quan tâm tới thời trang Việt nhiều hơn là các thương hiệu Việt, nghĩa là song hành cả bên cung cấp và bên thị trường. Muốn local brand phát triển theo hướng đi lên thì thị trường phải đi lên cùng với nó. Cho nên mình muốn “Thời trang Việt” phát triển để ngắm một bức tranh tổng quan hơn. Còn lý do á, do mình yêu thời trang đường phố. Vậy thôi!

ELLEMAN:

Đâu là những thương hiệu thời trang trong nước và quốc tế mà anh nghĩ bị “underrated” nhất?

Trí Minh Lê:

Mình không có khái niệm “underrated” hay “overrated” cụ thể nào cả. Có những fashion brand đánh vào phân khúc cao cấp và low-key vì họ muốn sản phẩm của họ được “giám định” bởi những người thực thụ có gu thẩm mỹ theo đúng cách của họ hướng tới. Nhiều khi họ không muốn sản phẩm họ như vậy hoặc nó nằm trong một phần của truyền thông.
Nhiều thương hiệu Việt trẻ cho rằng sản phẩm của họ bị đánh giá thấp bởi thị trường mà quên mất rằng còn rất nhiều thứ để làm chứ không phải đơn thuần là đầu tư vào sản phẩm. Thời trang là một nền công nghiệp, mà công nghiệp thì có cả một hệ sinh thái đi kèm. Muốn người ta yêu thì phải để người ta biết tới trước. Marketing, chia sẻ, quảng bá… là những công cụ hữu hiệu trong thời kỳ 4.0 này.

ELLEMAN:

Với những thông tin, kiến thức mang lại cho cộng đồng, tại sao anh lại chọn trở thành fashion blogger mà không phải là một fashion youtuber?

Trí Minh Lê:

Thứ nhất, mình không đủ kinh phí đầu tư mạnh về mảng video trên Youtube. Việc làm một Fashion Youtuber chuyên nghiệp đòi hỏi rất nhiều thiết bị để quay phim, dựng phim, âm thanh, ánh sáng… Còn việc thực hiện một video thông thường cũng dễ dàng thực hiện, nhưng lại không mang đến giá trị cô đọng trong người xem, nên mình không làm một cách nửa vời như vậy.
Thứ hai, nhiều người biết tới mình qua bài viết, qua văn phong lủng củng và nhiều chữ (như cách trả lời bài phỏng vấn này vậy) – nó tạo ra hình ảnh Trí Minh Lê trong lòng người đọc nhiều hơn là Trí Minh Lê Youtuber nào đó.
Thứ ba là thời đại này là thời đại hình ảnh, nơi mọi thứ đều clip hóa. Giới trẻ thích xem những thứ “dễ dàng hiện ra trước mắt” nên tính tưởng tượng và phân tích vấn đề dựa trên chính kiến không còn cao nên mình muốn viết để các bạn có thể tưởng tượng và xây dựng được một “mindset” nào đó trong đầu. Dù chỉ là tác động rất ít nhưng mình vẫn muốn làm.

ELLEMAN:

Anh có từng nghĩ đến việc tạo một thương hiệu thời trang cho riêng mình trong tương lai? Nếu có, liệu anh có từ bỏ con đường fashion blogger của mình để tập trung vào công việc kinh doanh hơn không?

Minh Trí Lê:

Mình chưa suy nghĩ về việc sẽ xây dựng một thương hiệu thời trang cho riêng mình. Mình không tự tin cho lắm nếu tạo nên và vận hành một thương hiệu thời trang riêng. Nếu có, sẽ chỉ là một dạng merchandise ở những sự kiện đặc biệt mà thôi. Còn fashion blog, nó là một sở thích, hoạt động theo thể thức phi lợi nhuận và thường vì cộng đồng. Việc từ bỏ hay không nó còn phụ thuộc vào tâm trạng và sức khỏe của mình nữa. Cũng chẳng ai dại dột mà cứ làm mãi một thứ không mang lại được sự ổn định tài chính lẫn sự công nhận, nhỉ?

ELLEMAN:

Sau rất nhiều tai tiếng, anh có nghĩ local brand Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại hay không? Đó có phải là tín hiệu cho sự phát triển bền vững hơn của thời trang nước nhà hay không?

Trí Minh Lê:

Tai tiếng chỉ là “bề mặt nổi” của các thương hiệu Việt và là góc nhìn của những người ngoài cuộc nhìn vào thị trường thời trang Việt. Thời trang đang chững lại do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid chứ không phải là từ “tai tiếng”. Local brand Việt Nam vẫn đang phát triển nhưng “quá trình thanh lọc và đào thải” đang diễn ra mạnh hơn mà thôi. Đó đến từ sự phân hóa của thị trường, nhu cầu cao hơn, kiến thức nhiều hơn và tiêu chuẩn tốt hơn. Tín hiệu này chưa rõ và to nhưng đã tăng dần đều theo thời gian và sẽ là đóng góp một phần cực kì lớn cho sự phát triển bền vững của thời trang nước nhà.

ELLEMAN:

Trong thời điểm các rapper ngày càng có tiếng nói như hiện nay, anh có lời khuyên nào cho họ trong việc giáo dục thế hệ trẻ về những kiến thức thời trang hay không?

Trí Minh Lê:

Tài năng đi đôi với trách nhiệm. Tài năng càng lớn thì trách nhiệm càng cao”. Điều này càng đúng với những rapper, nghệ sĩ đường phố khi họ đang tác động rất lớn đến giới trẻ trong cách ứng xử, lời hát cho tới cách ăn mặc. Mình xin được trích một line của một rapper khá nổi tiếng là “có danh, có tiếng, có quyền, có miếng nhưng không có tiền thì biến”. Mình cũng chẳng phán xét nếu các rapper hoạt động kiếm lợi nhuận từ danh tiếng và tài năng của họ.
Chỉ mong sao họ sẽ suy nghĩ đến sự ảnh hưởng to lớn của mình với thế hệ bây giờ mà đưa những thông điệp thời trang hòa chung với cái tôi của nghệ sĩ, nội dung của bài hát và cả tinh thần Việt Nam nữa. Khoe tiền, khoe giày, khoe gái đã quá nhàm rồi, khoe văn hóa Việt mới xịn!

ELLEMAN:

Theo anh, như thế nào mới được gọi là một cộng đồng thời trang vững mạnh? Anh có muốn nhắn nhủ gì với giới trẻ ngày nay?

Trí Minh Lê:

Cộng đồng thời trang vững mạnh là một cộng đồng thời trang đủ các yếu tố ” Hỉ – Nộ – Ái – Ố”.
Diễn giải ra thì là “Vui vì mua được một món đồ mình thích. Bực bội đến từ sự ganh đua công bằng trong việc ăn mặc đẹp.

Diễn giải ra thì là “Vui vì mua được một món đồ mình thích. Bực bội đến từ sự ganh đua công bằng trong việc ăn mặc đẹp. Yêu thời trang vì một nền văn hóa nào đấy, một nhà thiết kế nào đấy hay một hình tượng thời trang nào đấy”. Yêu và ghét là những yếu tố cần thiết để tạo ra tranh luận – chê bai hợp lý, để biết chúng ta đang đứng ở đâu và cần cải thiện điều gì. Điều mà mình muốn nhắn nhủ tới các bạn là “Quần áo cũng chỉ là quần áo. Nó không đẹp khi mà chưa mặc lên người và cũng chẳng ai biết tới nó nếu con người không nhắc tới nó. People is key”.

Trí Minh Lê:

Đúng và chưa đúng. Theo quan điểm cá nhân của mình thì tùy theo tầm nhìn của mỗi thương hiệu mà họ có cách tiếp cận khác nhau. Nhưng có thương hiệu lại đứng cao quá so với tầm nhận biết của thị trường, có thương hiệu thì đang dùng quảng bá truyền thông để “dẫn dụ” người tiêu dùng. Còn ấn tượng thì chắc là không. Do mình tìm hiểu nhiều về thời trang nên biết những chiến dịch ở Việt Nam đang lấy cảm hứng từ nước ngoài nhiều, do đó mình không ngạc nhiên và ấn tượng cho lắm!

ELLEMAN:

Có người nói thời trang đẹp là chỉ dành cho rich kid, theo anh, ý kiến trên có còn phù hợp với bối cảnh hiện nay nữa không? Liệu có cách nào để mặc đẹp mà vẫn phù hợp với túi tiền?

Trí Minh Lê:

Thời trang đẹp là cho mọi người, chứ không phải Rich Kid. Việc “đắp tiền lên người” hay “sành đồ hiệu” phụ thuộc vào cảm quan của mỗi người và đánh giá cá nhân. Còn việc các bạn có tài chính tốt mua đồ hiệu, đồ thương hiệu nước ngoài là chuyện quá là bình thường. Tâm ly chung của đại đa số là “sính ngoại” nên luôn cho rằng đồ lắm tiền, đồ hiệu là đẹp – xịn – ngầu, nhưng đó không phải là tất cả. Mặc đẹp có thể là mặc nhiều tiền nhưng mặc nhiều tiền chưa chắc là mặc đẹp. Còn cách nào để mặc đẹp mà vẫn nằm trong quyền kiểm soát chi tiêu thì mình đã từng chia sẻ trong một bài viết trước đây!

Cảm ơn những chia sẻ thú vị của Trí Minh Lê dành cho ELLE Man. Chúc bạn ngày một thành công hơn trong sự nghiệp và sớm hiện thực hóa những tham vọng của mình!

_____
Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man
Phỏng vấn & Bài viết: Chung Quân
Hình ảnh: Trí Minh Lê

No more