Phong cách 25/11/2018

Lịch sử và hướng dẫn phối đồ cùng áo khoác Peacoat

Bài ELLE Team

Áo khoác Peacoat là môt trong những kiểu áo khoác nam mang vẻ đẹp thanh lịch và trường tồn cùng thời gian dáng đầu tư khi Đông về. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu về lịch sử cũng như cách phối đồ cùng kiểu áo khoác này trong bài viết sau đây!

Chính sự đa năng và tinh tế trong thiết kế của áo khoác Peacoat đã khiến nó không bị lỗi thời và trở thành vật phẩm thời trang cần thiết mỗi khi Đông về. Chiếc áo phù hợp cho nhiều hoàn cảnh và mang nhiều phiên bản đa dạng từ màu sắc, độ dài và kiểu dáng. Thế nhưng bạn đã hiểu cách phối cùng kiểu áo này chưa? Hãy để ELLE Man đem đến cho bạn những gợi ý thú vị ngay sau đây.

Ảnh: Tradingbasis
Ảnh: Tradingbasis

Lịch sử của áo khoác Peacoat

Có vài suy đoán về nguồn cội của chiếc áo khoác Peacoat, nhiều người nói nó đến từ nước Anh, trong khi những người khác cho rằng nó được ra đời ở Hà Lan. Dù câu trả lời vẫn đang được tranh cãi nhưng có một điểm chắc chắn, chiếc áo ban đầu được làm ra dành cho các quân nhân bởi những chi tiết quân sự đặc trưng trong cấu trúc thiết kế của nó.

Ảnh: Dental Floss
Ảnh: Dental Floss

Theo một giả thuyết, chiếc áo được thiết kế làm đồng phục của Hải quân Anh để phân biệt cấp bậc của họ với các thủy thủ. Tên đầy đủ của chiếc áo là “Petty Coat”, sau đó được rút ngắn thành Peacoat. Nguyên bản của chiếc áo có màu xanh lam đậm, dài ngang hông. Chiếc áo cũng có những đường cắt tinh tế ở phần hông cho các thủy thủ để họ có thể thoải mái trèo leo và xuống thuyền thường xuyên.

Ảnh: Street Style
Ảnh: Street Style

Một câu chuyện khác về nguồn gốc, rằng áo khoác Peacoat xuất hiện vào thế kỉ 16, xuất phát từ  “pije”, từ Hà Lan chỉ áo khoác làm bằng len tự nhiên. Trong khoảng thời gian này, lực lượng Hải quân của Hà Lan khá mạnh nên có thể chiếc áo mang âm hưởng từ họ.

Ảnh: Heddels
Ảnh: Heddels

Làm sao để tìm được kiểu dáng phù hợp

Qua thời gian phát triển, áo khoác Peacoat ngày nay có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc nên vấn đề chỉ là cá tính của bạn cũng như hiểu được nên mặc trong dịp nào! Tuy đa năng và linh hoạt trong cách phối nhưng cũng có vài điều bạn cần lưu ý khi chọn cho mình một chiếc áo phù hợp.

Ảnh: SOLETOPIA
Ảnh: SOLETOPIA

Chiều dài chiếc áo là một yếu tố chính cần để mắt tới, tuy chiều dài cũng bị ảnh hưởng bởi kiểu dáng và cá tính, nhưng thông thường chiếc áo đẹp nhất khi chỉ vừa dài qua hông dù áo ôm hay rộng. Độ vừa vặn là yếu tố quan trọng, giống như những chiếc blazer, hãy chọn những chiếc áo vừa vai và vừa đủ ôm vào cơ thể.

Ảnh: yandex.com
Ảnh: yandex.com

Hoàn cảnh và phong cách

Do nguồn gốc quân sự, áo khoác Peacoat luôn là lựa chọn hoàn hảo trong các dịp lễ nghiêm trang bởi nó sẽ mang lại cho bạn cảm giác trơn tru và gọn gàng. Còn nếu muốn mặc Peacoat theo phong cách casual, bạn có thể chọn một chiếc áo có độ dài bằng với những kiểu áo khoác khác như blazer để mặc layering bên ngoài một lớp áo thun, sơ mi và đi cùng quần jeans hoặc chinos.

Ảnh: WardrobeLooks.com
Ảnh: WardrobeLooks.com

Để trở nên ấn tượng hơn trong các dịp trang trọng, kết hợp một chiếc áo khoác Peacoat màu trung tính hoặc màu sắc nổi bật bên ngoài một bộ suit tối màu cùng một đôi giày tây da màu đen hay nâu. Luôn ghi nhớ, độ dài của Peacoat phải luôn dài hơn độ dài của suit jacket hoặc blazer.

Ảnh: yandex.com
Ảnh: yandex.com

Phong cách cùng layering

Việc thêm các lớp trang phục cho phép bạn thêm vào một chút cá tính và sáng tạo cho ngoại hình của bạn, cũng như thêm độ ấm khi cần thiết.

Ảnh: Damart
Ảnh: Damart

Với những dịp thường ngày, chỉ cần một chiếc áo thun basic hoặc áo len mỏng chui đầu bên trong Peacoat. Khi trời lạnh hơn thì cũng có thể mặc nhiều layer hơn với việc thêm một lớp áo sơ mi và cardigan ở giữa lớp áo thun và peacoat. Vẫn luôn ghi nhớ quy tắc Peacoat là lớp layer dài nhất.

Ảnh: Stylemann.com
Ảnh: Stylemann.com

Ảnh: revisiegroep.info
Ảnh: revisiegroep.info

Xem thêm: 

Áo khoác Cardigan: Cách phối nào để tạo sự tươi trẻ cho mùa Đông?

9 kiểu áo khoác nam kinh điển trong phong cách ngày Đông

__

Lược dịch: Vanielice (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Nguồn: The Idle Man)

No more