Sức khỏe 10/10/2019

Trầm cảm cười – căn bệnh cười điên dại như Joker là có thật

Bài ELLE Team

Khi xem Joker chúng ta thấy được sự rối loạn tâm lí nhân vật được thể hiện qua những tiếng cười không kiểm soát như trút hết gan phổi đầy ám ảnh. Đây là một hội chứng có thật ngoài đời mà có tên là "trầm cảm cười" - cười một cách vô thức và không kiểm soát. Cùng ELLE Man tìm hiểu về hội chứng này trong bài viết sau.

Khi nhắc đến Joker dù ở phiên bản nào đều khiến người xem ám ảnh về giọng cười của gã hề điên loạn. Nhân vật Authur Fleck (Joker) ở phiên bản 2019 do Joaquin Phoenix cũng đã làm tròn vai diễn của mình khi trong mỗi tiếng cười của nhân vật đều ẩn chứa một nỗi niềm. Tiếng cười của Joker không chứa đựng niềm vui, nổi buồn hay sự điên dại thông thường mà đó là do căn bệnh trầm cảm cười gây ra.

Trầm cảm cười có lẽ là một cái tên còn khá mới mẻ và ít được quan tâm đến, nhưng đó một trong những triệu chứng nghiêm trọng của căn bệnh rối loạn cảm xúc hay còn được gọi là chứng bệnh Pseudobulbar affect (PBA). Có thể nói một cách dễ hiểu chứng bệnh rối loạn cảm xúc sẽ khiến người bệnh không thể điều khiển cảm xúc của mình, rối loạn cảm xúc cười và rối loạn cảm xúc khi khóc. Gây trở ngại nghiêm trọng trong việc giao tiếp hằng ngày đối với những người xung quanh. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Joker bị mọi người xa lánh vì anh không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, những lúc đau buồn, hụt hẫng lại cười một cách điên dại và mất kiểm soát. Có những phản ứng thái quá khi bị kích thích, Joaquin Phoenix có lẽ đã phải nghiên cứu về những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này để có thể hoàn thiện tiếng cưới cho nhân vật Authur một cách trọn vẹn nhất.

Review

Những người mắc chứng PBA vẫn có cảm xúc như những người bình thường khác, nhưng họ có xu hướng thể hiện nó theo một cách hơi thái quá và ngược lại so với sự việc, những cơn bùng phát này thường kéo dài trong khoảng vài phút. Ví dụ họ sẽ cười khi đối mặt với nỗi buồn, sự tức giận và thất vọng. Ngược lại sẽ khóc khi cảm thấy vui , tiếng cười thường có thể biến thành nước mắt và  khóc không kiểm soát được cũng là một triệu chứng phổ biến của PBA.

Authur trong bộ phim khóc như đang cười, cố gắng điều chỉnh những cảm xúc của mình và đi giải thích về những buồn phiền của mình đang mang, khiến người xem không khỏi đau lòng. Joker là hình ảnh rõ nét nhất về những bệnh nhân mắc phải căn bệnh rối loạn cảm xúc này, nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời, họ phải tự mình chóng chọi, đấu tranh với những cảm xúc của mình, chịu sự xa lánh và lạnh nhạt từ những người xung quanh. Hãy quan tâm đến cảm xúc của những người bên cạnh mình, đừng vô tình khiến họ trở thành những phiên bản của Joker.

Sau công chiếu, bộ phim Joker đã nhận được rất nhiều ý kiến tích cực về việc đem những vấn đề về căn bệnh trầm cảm hay rối loạn cảm xúc lên màn ảnh, là một hành động lên tiếng giúp những người đang mắc phải căn bệnh này. Một số ý kiến trái chiều khác lại cho rằng bộ phim quá bạo lực, gây ảnh hưởng xấu đến những bệnh nhân của chứng trầm cảm cười.

Xem Thêm

Sức khỏe tinh thần trong công việc – bạn đã thật sự lưu tâm?

12 hoạt động thường ngày tốt cho sức khỏe mà bạn cần biết

__

Tạp chí phái mạnh ELLE Man Việt Nam

Bài viết: Trúc Ngô ( tham khảo: menshealth.com)

No more