Tạp chí 31/12/2017

Những nhà khoa học Việt Nam: “Đi đầu không quan trọng bằng đi đâu”

Bài Tri Duc

[ELLE Man tháng 12/2017] Trò chuyện với các nhà khoa học Việt Nam, nhất là những nhà khoa học hàng đầu luôn thú vị hơn bạn tưởng, khi không phải ngẫu nhiên mà họ đạt được những thành công lớn lao trong sự nghiệp chỉ với một cái đầu.

Nếu các bạn thường  mặc định rằng các nhà khoa học Việt Nam thường có một vẻ mặt khó đăm đăm cùng lối nói chuyện “hơi hộp”, quẩn quanh cái “tháp ngà” của họ thì tôi e rằng bạn đã nhầm to. Trò chuyện với các nhà khoa học Việt Nam, nhất là những nhà khoa học hàng đầu luôn thú vị hơn bạn tưởng khi không phải ngẫu nhiên mà họ đạt được những thành công lớn lao trong sự nghiệp, chỉ với một cái đầu. Ẩn sau đó còn là tiếng đập của những trái tim giàu lòng trắc ẩn trước cuộc đời, rộng mở trước thời cuộc, trăn trở cùng đất nước và băn khoăn với gia đình… Nói như GS Ngô Bảo Châu: “Nhà khoa học hay những người làm nghệ thuật đều có ham muốn chiêm ngưỡng cái đẹp rất lớn…”

ELLE

Không hẹn mà cùng cả ba nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng mà tôi từng có dịp gặp gỡ dưới đây đều có chung một hành trang và hành trình: Dịch chuyển từ Pháp (hoặc vùng nói tiếng Pháp) qua Mỹ, từ tiếng Pháp qua tiếng Anh và tìm được sự cân bằng cho công việc mình bằng một tâm hồn yêu văn chương với hành trang đẹp là văn hoá Việt và văn học Pháp; sự ủng hộ tuyệt đối với bố mẹ, cùng người vợ sẵn sàng đứng sau hoặc đứng cạnh để có được sự hỗ trợ tốt nhất cho chồng mình…

Nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận: “Kính thiên văn cần cho nhà lãnh đạo”

Nếu như toán học với GS Ngô Bảo Châu đã gần như một lựa chọn được mặc định, chảy sẵn từ trong huyết quản (“con nhà”, tới khi thành hôn lại cũng với một người bạn đồng môn…) thì với GS Trịnh Xuân Thuận, lựa chọn của ông lại thiên về một quyết định tự thân ở tuổi 18…

nha khoa hoc viet nam - elle man 1

Nhà toán học Ngô Bảo Châu: “Facebook là một tài nguyên, nhưng…”

GS Ngô Bảo Châu từng nói rằng anh không tin lắm vào những cái mà người ta gọi là “cách mạng Facebook”. “Facebook dù có sức mạnh kết nối thì theo mình vẫn nên hạn chế việc sử dụng nó như một công cụ để kêu gọi làm cái gì đó. Đành rằng có lúc mình đã sử dụng nói vào việc đó, chẳng hạn như cái lần kêu gọi bảo vệ cây xanh Hà Nội, nhưng nhìn chung là mình khá hạn chế điều đó. Về mặt nguyên tắc, mình thường hạn chế phát biểu các vấn đề ngoài lĩnh vực công việc của mình. Đành rằng trong một chừng mực nào đó, cũng có thể coi Facebook là một tài nguyên nhưng theo mình, vẫn nên cẩn trọng. Tất cả những gì là tài nguyên đều nên được sử dụng một cách cẩn trọng…”

nha khoa hoc viet nam - elle man 2

Tiến sĩ Phan Minh Liêm: “Không có nhà lãnh đạo trong gia đình tôi”

Phan Minh Liêm từng là một học sinh chuyên Pháp trong suốt 6 năm học phổ thông tại Khánh Hoà, rồi qua Pháp du học năm lớp 10 bằng suất học bổng của tổ chức Soleil Francophone.

Anh 35 tuổi, là vị triến sĩ người Việt đầu tiên 4 lần được vinh danh trên bức tường danh dự của Trung tâm ung thư MD anderson – trung tâm số 1 tại Mỹ, với thành công tiêu biểu là phát hiện ra chức năng mới của protein 14-3-3sigma: Khả năng ức chế quá trình hấp thu dinh dưỡng và chuyển hoá năng lượng của tế bào ung thư, giúp mang lại hy vọng mới cho những bệnh nhân trên thế giới…

nha khoa hoc viet nam - elle man 3

Mời các độc giả tìm hiểu thêm những chia sẻ của 3 nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng này trong Tạp chí ELLE Man số tháng 12/2017.

tap chi elle man thang 12 2017

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Thuỷ Lê – Ảnh: Lê Lai

cùng chuyên mục

No more