Thể thao 08/08/2021

Olympic và bóng tối sau ánh hào quang

Bài ELLE Man

Đằng sau ánh hào quang khi được khoác lên mình màu cờ quốc gia để tham dự Olympic, mấy ai thấy được những khó khăn đi kèm hy sinh, cũng như những mặt trái nghề nghiệp và áp luận dư luận mà những vận động viên phải chịu đựng.

Olympic không chỉ mang lại hào quang, mà đằng sau ấy còn là những hy sinh thầm lặng và những mặt tối đầy ấm ức từ nghề nghiệp lẫn dư luận mà các vận động viên phải chịu đựng.

Áp lực tập luyện dày đặc

Các vận động viên tham dự Olympic đều là những người chăm chỉ nhất. Đây không không chỉ là môn thể thao yêu thích mà còn vì màu cờ sắc áo, trọng trách mà họ thi đấu. Một bài báo có tựa là How to train like Olympian trên tạp chí Forbes nói rằng, cần bốn đến tám năm để luyện tập một môn thể thao trước khi thành lập một đội Olympic. Thời gian luyện tập của các VĐV cũng là đề tài mà người hâm hộ quan tâm. Tùy vào từng VĐV, môn thể thao hay thời gian mà huấn luyện viên lên kế hoạch phù hợp.

Vận động viên Ánh Viên.
VĐV Ánh Viên bơi từ 20 đến 25 cây số mỗi ngày. Ảnh: ngoisao.net

Có thể tham khảo thời gian tập luyện của VĐV Việt Nam. Ánh Viên đã từng chia sẻ, mỗi ngày cô phải bơi “từ 20 đến 25 cây số, với nhiều cự ly và tốc độ biến thiên khác nhau. Khối lượng bài tập ấy chia làm 2 buổi/ngày và một buổi còn lại vào rèn thể lực với tạ nặng”. Mỗi năm, cô chỉ có vỏn vẹn 7 ngày nghỉ duy nhất. Hay Michael Phelps, VĐV đã giành 8 HCV tại Olympic 2008 đã phải luyện tập đều đặn 80km/ tuần.

22

Chấn thương đeo bám

Hình ảnh những đôi bàn tay chai rạn, phồng rộp, xương quai xanh lồi lõm do các chấn thương mạnh hay những đôi chân nổi đầy gân như bị biến dạng là những hình ảnh gây ám ảnh người hâm mộ. Các vận động viên đã phải đánh đổi sức khỏe một cách kinh khủng.

Olympic là một cuộc thi đẳng cấp hàng đầu, các VĐV không dễ dàng để có thể giành tấm vé tham dự. Vì thế, họ sẵn sàng tập luyện, chịu sự bào mòn của thân thể và sẵn sàng để đạt thành tích cao nhất. Điều đáng nói, các VĐV không thể nghỉ tập tập quá lâu. Có những vết thương không bao giờ hoàn toàn bình phục cả. Vì thế, hầu hết các VĐV không được nghỉ quá 2 tuần. Không ít vận động viên chia sẻ các vết thương sau mỗi lần thi đấu.

Trương Thanh Hằng. Ảnh: Vn Express

Tuy nhiên, cũng có những vết thương âm để lại tàn dư cho cả cuộc đời. 9 năm về trước, còn nhớ hình ảnh VĐV Trương Thanh Hằng đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, cô đang nỗ lực lực giành lấy suất thi thi đấu chính thức tham dự Olympic 2012. Nhưng vận đen ập đến, một tai nạn giao thông khủng khiếp đã khiến cô khiến mất đi sự nghiệp. Hay kiếm thủ Nguyễn Thị Lệ Dung, từng 2 lần đoạt vé tham dự Olympic nhưng chấn thương sụn luôn dư âm ám ảnh luôn đeo bám cuộc đời nữ vận động viên.

Nguyễn Thị Lệ Dung.
VĐV môn đấu kiếm (fencing) Nguyễn Thị Lệ Dung.

 

Áp lực dư luận có thực sự đáng sợ?

Dù bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, dư luận có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ. Con dao hai lưỡi này đem đến cho các vận động viên không ít khó khăn.

Còn nhớ hình sự kỳ vọng của người dân châu Á dành cho VĐV của họ, Liu Shiwen và Xu Xin sau trận thua tại Olympic Tokyo 2021 “Tôi cảm giác như mình đã không làm tròn nhiệm vụ. Tôi xin lỗi tất cả”, cô vừa xin lỗi, vừa khóc. Dường như dư luận Trung Quốc không chấp nhận kết quả này. Hay Nhật Bản, nơi có rất nhiều tranh cãi trước khi Olympic 2020 được tổ chức, các VĐV tham gia Thế vận hội cũng nhận rất nhiều sức ép tiêu cực. Mai Murakami (VĐV thể dục của đội tuyển Nhật Bản) bật khóc khi trả lời bình luận về Thế vận hội mà đa số mọi người đều không muốn diễn ra “Tôi biết có những người phản đối Olympic. Nhưng ngay cả khi tôi không muốn nhìn thấy các bình luận như vậy, chúng vẫn tìm đến được với tôi và chúng khiến tôi cảm thấy vô cùng kinh khủng”.

Mai Murakami
Mai Murakami. Ảnh: The gymternet

Ở Mỹ hay các quốc gia châu Âu, khi nền dân chủ được đề cao, sự quan tâm dành cho các môn thể thao và sự kỳ vọng dành cho Thế vận hội quy mô toàn thế giới như Olympic càng lớn khiến không ít các VĐV gặp nhiều vấn đề.

Ngôi sao thể dục dụng cụ Mỹ Simone Biles sau phần thất bại tại Olympic Tokyo đã bị tinh thần ảnh hưởng nặng nề vì phần thi không ưng ý. “Sau màn trình diễn đó, niềm tự hào của tôi bị tổn thương. Tôi không muốn ra ngoài đó, làm điều gì đó ngu ngốc để rồi bị thương…”, Biles chia sẻ.

Simone Biles. Ảnh: Loic Venance/Getty Images

Việt Nam đến với Olympic Tokyo 2020 với số lượng và chất lượng sụt giảm. Sự kì vọng vào những cái tên cũ Tiến Minh hay Xuân Vinh đều khiến người hâm mộ hụt hẫng khi Việt Nam ra về Olympic và không có huy chương vàng nào.

Có thể nói, có hoặc không huy chương vàng, khoảng cách của dư luận cách như muôn trùng ngạn dạm. “Thắng tung hô, thua miệt thị” phản ánh đúng tinh thần của dư luận trong bất kỳ quốc gia nào. Đằng sau ánh hào quang, “Nếu bạn không bên cạnh chúng tôi khi thất bại thì đừng bao giờ tung hô khi chúng tôi thành công” là câu nói cần quan tâm nhất lúc này.

Đội tuyển Việt Nam không đoạt được huy chương nào tại Olympic 2020. Ảnh: Getty Images

Mối lo ngành nghề tương lai

Trong số các ngành nghề, VĐV có tuổi thọ ngắn nhất. Để đạt độ chín của VĐV chuyên nghiệp, trung bình mất khoảng 10 năm nhưng thời gian tỏa sáng của họ ít hơn rất nhiều. Vì thế, không ít người đủ can đảm theo đuổi, chấp nhận đánh đổi khi chấn thương trong gang tấc.

Donna Marie Vakalis – vận động viên Canada từng lên tiếng chia sẻ “Chúng tôi tự trả tiền cho huấn luyện viên, tiền cho việc vào tập ở trung tâm thể thao, tiền cho vật lý trị liệu và mát xa, nghĩa là phải chịu gánh nặng tài chính cao hơn”. Không chỉ Vakalis, theo báo cáo mới đây từ BBC News, các vận động viên Olympics Canada mắc nợ tổng cộng mỗi năm là 27,5 triệu đô la Canada. Hơn nữa, các VĐV Mỹ trước đây đã từng gửi đơn xin bảo hộ phá sản do ảnh hưởng chi phí luyện tập và đi lại quá cao.

Vận động viên Donna Marie Vakalis.
Vận động viên Donna Marie Vakalis.

Ở Việt Nam, tình trạng tập luyện còn nghèo nàn. Theo ông Nguyễn Hồng Minh, trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ Olympic từng chia sẻ, điều kiện thể thao còn eo hẹp, thiếu kinh phí đầu tư nên chỉ đầu tư theo mũi nhọn, hầu như chỉ tập trung vào phần hái quả. Các VĐV Việt Nam đầu tư “bỏ tiền túi đi thi” cũng không phải hiếm.

Đằng sau ánh hào quang chiến thắng của Hoàng Xuân Vinh, ít ai biết được anh đã đạt huy chương thế giới bằng súng đi mượn, bỏ tiền túi mua đạn thi đấu. Hay tay vợt số 1 Việt Nam – Nguyễn Tiến Minh, anh đã lo toan toàn bộ chi phí tham dự 2.500 USD (gần 60 triệu đồng) do đã bị cắt chế độ đội tuyển trước đó.

Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Tokyo 2020.
Ảnh: Getty Images

Khi nói về thu nhập của các VĐV Việt Nam, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy xót xa hơn khi biết được mức lương cơ bản của mỗi vận động viên nhận được hàng tháng là 7 triệu VNĐ.  để duy trì tất cả các chi phí cá nhân. Thời hạn tham gia thi đấu vỏn vẹn không quá 20 năm, chưa kể các chấn thương mong manh có thể hủy hoại sự nghiệp bất cứ lúc nào. Vậy khi đó, họ xoay sở như nào với số tiền đó?

Thật bất công với các VĐV khi không phải ai cũng có thể trở thành HLV sau khi giải nghệ. Họ “xuất phát với con số không” vào một công việc với vào độ tuổi đã xế tà. Cánh cửa thất nghiệp có thể đến rất gần. Hơn nữa, những tàn dư chấn thương, ảnh hưởng sức khỏe khiến tuổi thọ của VĐV đáng lo hơn bao giờ hết.

Nguyễn Tiến Minh.
Ảnh: Leonhard Foeger/ REUTERS

Có thể nói không có giấy mực nào ghi được hết những giọt mồ hôi, đau đớn thậm chí nước mắt của các VĐV đã đánh đổi. Song có điều không thể phủ nhận là, dù đang trong ánh hào quang hay lặng lẽ nơi góc tối, họ đã hết mình ngày đêm tập luyện, đánh đổi sự nghiệp cá nhân với niềm hy vọng đem lại vinh quang cho nước nhà. 

18

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Thuỳ Linh

Tham khảo thông tin:

– Bài viết “Many Olympians struggle just to make ends meet vert cap” (BBC News)

– Bài viết “Vận động viên Việt Nam dự Olympic nhận lương bao nhiêu?” (báo Lao Động)

– Bài viết “How to train like Olympian” (Forbes)

– Bài viết “Báo động thể thao Việt Nam nhìn từ thất bại của Hoàng Xuân Vinh” (báo Giao Thông)

cùng chuyên mục

No more