Những người dùng của Reddit (một trang web chuyên để người dùng tranh luận, đánh giá nội dung và tổng hợp tin tức xã hội) phát hiện ra rằng hiệu năng những mẫu điện thoại iPhone cũ dần trở nên chậm chạp hơn khi dung lượng pin ở mức thấp. Trong khi đó, những người dùng iPhone có thâm niên kinh nghiệm nhận ra rằng tình trạng giảm hiệu năng xảy ra “chậm rãi” bởi chính những bản nâng cấp qua từng năm.
Để củng cố cho những cáo buộc trước đó thì John Poole, nhà phát triển của Geekbench (chuẩn đánh giá chéo những bộ vi xử lý đơn nhân lẫn đa nhân), đã trình ra bản so sánh quá trình xử lý của hai mẫu điện thoại iPhone đời cũ là iPhone 6s và 7 qua thời gian, anh đã kết luận rằng bản update hệ điều hành iOS 10.2.1 và 11.2.0 đã điều chỉnh “một vài chỗ” trên từng thiết bị nhàm ngăn hiện tượng tắt nguồn đột ngột khi dung lượng pin thấp. Và chính “phán quyết” của Geekbench đã khiến Apple phải thừa nhận điều đó!
Những bản “vá” của Apple hóa ra là làm giảm hiệu năng của CPU để ngăn tình trạng tự động tắt nguồn khi viên pin dần trở nên “có tuổi”. Geekbenck báo cáo rằng iOS 11.2.0 cũng có chức năng tương tự trên đời iPhone 7 với những viên pin đã dùng một thời gian lâu. Tất nhiên Apple đã thực hiện tiến trình này trong thầm lặng và không thông báo bất kỳ chi tiết nào cho người dùng.
Nhiều thành viên Reddit chia sẻ và thông báo với nhau rằng, sau khi thay pin đã giúp cho hiệu năng của điện thoại trở lại bình thường. Nhiều người đặt ra “thuyết âm mưu” rằng đây là chiêu của Apple ép người dùng phải bỏ tiền ra mua điện thoại mới. Và dù những suy đoán ấy có đúng hay không điều này sẽ gây nhiều phiền hà cho Apple khi không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như giúp người tiêu dùng chỉ cần thay thế nguồn pin thay vì phải mua một chiếc điện thoại mới.
Apple đã thừa nhận việc làm giảm hiệu năng của những dòng điện thoại iPhone cũ và cũng cam đoan rằng điều đó được thực hiện không với ý đồ ép người dùng mua những sản phẩm mới mà chỉ đơn thuần ngăn ngừa tình trạng sập nguồn. Thông tin nào thật, thông tin nào sai, chúng ta khoan chưa bàn tới. Nhưng vấn đề ở đây là, cứ cho rằng Apple làm điều hoàn toàn hợp lý để bảo vệ sản phẩm của mình thì tại sao họ thực hiện trong âm thầm mà không thông báo với người tiêu dùng, đó là phải là sự thiếu hụt kinh nghiệm tương tác giữa nhà sản xuất với khách hàng hay là không tôn trong khách hàng? Và nếu không nhờ vào “phán quyết” của Geekbench thì Apple có tính chừng nào thông báo hay “lờ luôn cho xong” trước mọi cáo buộc. Và thật sự là khi nhận ra những chiếc điện thoại cũ trở nên ì ạch thì nhiều khách hàng trung thành với Táo Khuyết đã mua những mẫu điện thoại mới. Nếu như Apple thông báo về tầm quan trọng của việc thay nguồn pin từ ban đầu thì họ đã có lựa chọn khác tiết kiệm hơn!
Vậy giờ đây Apple sẽ giải quyết hậu quả như thế nào thay vì những lời giải thích hời hợt như trước đây?
—
Tổng hợp: Đức Nguyễn (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, tham khảo: The Verge, Mashable, Ars Technica)
.