Tin tức 27/07/2018

Đừng bỏ lỡ hiện tượng nguyệt thực dài nhất thế kỷ vào rạng sáng 28/7/2018

Bài Tri Duc

Vào khuya 27/7 và rạng sáng 28/7, người dân Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới sẽ có thể chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Không chỉ riêng Việt Nam mà người dân ở nhiều vùng của nước Úc, châu Âu và Nam Mỹ cũng sẽ có thể quan sát được hiện tượng này. Theo những thông tinh từ NASA, toàn bộ hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ này sẽ diễn ra trong hơn 5 tiếng, bắt đầu vào lúc 0h14 đến 6h30 sáng 28/7 (giờ Việt Nam). Trong đó thời gian diễn ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài trong gần 1 giờ (3h21 đến 4h13). Sau 4h13, hiện tượng toàn phần dần chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối và cuối cùng sẽ kết thúc lúc 6h38.

hien tuong nguyet thuc toan phan - elle man 2
Ảnh: Sean Korbitz

Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng khi bóng đen của Trái Đất ngăn các tia Mặt Trời chiếu trực tiếp lên Mặt Trăng, điều này sẽ khiến Mặt Trăng chuyển màu đỏ thẫm do ánh sáng Mặt Trời chiếu vào Mặt Trăng bị khúc xạ bởi bầu khí quyển của Trái Đất. Thời gian diễn ra hiện tượng nguyện thực tùy thuộc vào khoảng cách giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.

Vào tối ngày 27/7/2018, Mặt Trăng di chuyển đến điểm apogee – chính là điểm cách xa Trái Đất nhất. Điều này khiến tốc độ quỹ đạo của Mặt Trăng bị suy giảm, kéo dài giai đoạn nguyên thực toàn phần. Tháng 7/2018 cũng chính là tháng mà Trái Đất chúng ta đạt gần đến điểm xa nhất so với Mặt Trời, khoảng cách càng xa thì bóng (vùng tối) do Trái Đất tạo ra càng lớn, Mặt Trăng sẽ mất nhiều thời gian hơn để vượt qua khỏi vùng tối.

Quá trình diễn ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần:

Vào lúc 00h14 phút (giờ Việt Nam) rạng sáng thứ Bảy, Mặt Trăng sẽ bắt đầu bước vào vùng penumbra (vùng nửa tối). Hiện tượng toàn phần chính thức bắt đầu vào lúc 2h30 khi Mặt Trăng tiến vào vùng umbra (vùng tối nhất và toàn diện nhất tạo ra bởi bóng Trái Đất), từ đây Mặt Trăng sẽ chuyển thành màu đỏ. Đến 3h21, Mặt Trăng sẽ ở ngay tại vùng umbra trung tâm, được gọi là nguyệt thực toàn phần đạt cực đại. 4h13, Mặt Trăng bước ra khỏi vùng tối trung tâm. Lúc này hiện tượng toàn phần đã kết thúc để tiếp tục bước vào vùng tối một phần, rồi vùng nửa tối cho đến khi chính thức kết thúc vào 6h38 sáng 27/7/2018.

hien tuong nguyet thuc toan phan - elle man 1

Không giống như Nhật Thực, bạn có thể hoàn toàn chiêm ngưỡng Nguyệt Thực bằng mắt thường mà không sợ bất cứ ảnh hưởng hay nguy hiểm gì xảy ra. Tuy nhiên, thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng, vậy nên hãy hy vọng rằng trời sẽ không mưa và vắng mây.

Bên cạnh đó, vì đây là một sự kiện của thế kỷ nên nếu có thể thì hãy nhờ tới sự trợ giúp của các loại ống nhòm, kính viễn vọng và các loại camera để có thể chiêm ngưỡng và chụp lại những khoảnh khắc quý giá.

Một số thành phố lớn như Tokyo, Brussels, London, Budapest, Jakarta, Sydney, Paris, Moscow, Bắc Kinh và Singapore là những khu vực nằm tại vị trí thuận lợi cho việc chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ. Cùng thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ, mưa sao băng Delta Aquarids với cực điểm vào đêm ngày 28/7, rạng sáng ngày 29/7 cũng sẽ là một hiện tượng thú vị với khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ.

Tổng hợp: Đức Nguyễn (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Tham khảo: earthsky.org, VNEspress)

No more