Tin tức 14/04/2020

Thời trang đường phố mùa Covid-19: Kinh doanh khó khăn, nhưng vẫn có những điểm sáng

Bài ELLE Team

Đại dịch do Coronavirus (Covid-19) gây ra đã cho chúng ta thấy những nét trải nghiệm mua sắm trong thời kì khủng hoảng dịch bệnh như thế nào. Cách ly xã hội trở thành trách nhiệm để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn, các thương hiệu đã phải đóng cửa các cửa hàng và chuyển hướng sang phương thức bán hàng trực tuyến.

Trong lúc đại dịch Covid-19 đang càn quét khắp thế giới, tình hình kinh doanh toàn cầu phải đối mặt với vô vàn khó khăn, và những ông lớn của thời trang đường phố cũng không nằm ngoài tác động tiêu cực. Dù vậy, một vài thương hiệu vẫn có những điểm sáng và tầm nhìn lạc quan trong thời kì khủng hoảng này.

Tình hình kinh doanh chung giữa đại dịch

mua sam o sieu thi trong dai dich covid - elle man
Mọi người đeo khẩu trang và găng tay chờ thanh toán ở Walmart. Ảnh: Getty Images

Các cửa hàng bán lẻ vẫn mở cửa đang thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả nhân viên lẫn người mua hàng. Thanh toán không tiếp xúc, mua mang đi, bán trực tuyến và giao hàng cũng được triển khai rộng rãi hơn để giảm sự lây lan của Covid-19. Nhân viên làm việc ở các kho hàng, như Amazon, cũng đã đòi lại quyền lợi của mình, buộc công ty cung cấp các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong tình hình bán hàng trực tuyến trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Ngay cả sau khi đại dịch lắng xuống, chúng ta có thể vẫn phải đối phó với Covid-19 và ngăn chặn tình trạng bùng phát trở lại. Có lẽ vì vậy mà chúng ta đang được chứng kiến viễn cảnh của các cửa hàng bán lẻ trong tương lai gần.

sieu thi walmart covid19 - elle man
Khẩu trang và màn kính ngăn cách trở nên bình thường ở các cửa hàng vẫn mở cửa trong đại dịch. Ảnh:Getty Images

Walmart và một số chuỗi siêu thị đang lắp đặt các tấm chắn bằng mica để bảo vệ nhân viên thanh toán cũng như kiểm tra nhiệt độ của công nhân trước khi họ vào cửa hàng. Thật khó để tưởng tượng những biện pháp như vậy được áp dụng tại cửa hàng Louis Vuitton, nhưng ngay cả những thương hiệu chú trọng trải nghiệm cá nhân tại cửa hàng cũng sẽ cần học cách thích nghi với việc cách ly xã hội nếu tình trạng dịch không có dấu hiệu suy giảm.

Tất cả các biện pháp này sẽ giúp khách hàng và nhân viên thoải mái hơn khi vào các cửa hàng hoặc trung tâm thương mại. Đó là chìa khóa duy nhất để ngành bán lẻ có thể hoạt động.

Công

Mọi thứ đều giảm 80%

  • Các thương hiệu và nhà bán lẻ tránh giảm giá sâu trong những ngày đầu đóng cửa, nhưng nhiều nơi đã phải bắt đầu giảm giá trên web tới 25-40% hoặc hơn.
  • Thời điểm shopping Phục Sinh sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi việc đóng cửa cửa hàng và sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.
  • Lượng truy cập bán lẻ hàng may mặc ở Bắc Mĩ đã giảm 87% trong tuần cuối cùng của tháng Ba, và lượng tìm kiếm trên Google về túi xách cũng đã giảm 45%, theo Cowen.
trung tam thuong mai luc dai dich covid19 - elle man
Quang cảnh vắng vẻ của trung tâm thương mại ở San Francisco, California. Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images

Việc giảm giá trong thị trường hiện nay có thể mang lại hậu quả kéo dài trong nhiều năm. Các nhà bán lẻ đã phải vật lộn trước đại dịch để duy trì doanh thu trong điều kiện không được mở cửa hàng và người dùng thì ngại chi tiêu.

Thời điểm này đòi hỏi các thương hiệu phải có sự sáng tạo trong bán hàng. Chẳng hạn như, thay vì giảm giá, Capitol, một cửa hàng ở Charlotte, N.C., đã bán hàng chục giỏ Phục Sinh chứa đầy thắt lưng Gucci, trang sức Irene Neuwirth và các sản phẩm chăm sóc da của Susanne Kaufmann.

Ảnh hưởng của đại dịch đến các “ông lớn” của thời trang đường phố và thời trang thể thao

thuong hieu thoi trang duong pho adidas dong cua vi covid19 - elle man
Ảnh: Edward Berthelot/Getty Images

Các thương hiệu thời trang đường phố hầu như đã đóng cửa các địa điểm bán lẻ do những lo ngại về đại dịch bệnh Covid-19. Từ ngày 18/3, adidas đã đóng cửa tất cả các điểm bán hàng trực tiếp tại Bắc Mĩ và châu Âu. Chính sách này cũng được áp dụng cho công ty con của adidas là Reebok. adidas cũng hứa đảm bảo vấn đề tiền lương cho nhân viên theo số giờ làm việc dự kiến trong thời gian đóng cửa.

Gã khổng lồ đồ thể thao Đức cho biết, việc Olympic Tokyo và Euro 2020 bị hoãn do dịch bệnh gây ra tác động tài chính nằm trong khoảng 50-70 triệu euro. Dù vậy, adidas cho rằng tác động này khá hạn chế và mặc dù bỏ lỡ cơ hội tăng độ nhận diện thương hiệu, nhưng tác động này là giống nhau cho tất cả các thương hiệu.

Giải
thuong hieu thoi trang duong pho nike dong cua vi covid19 - elle man
Ảnh: Eddie Lee/Hypebae.

Nike cũng đã đóng cửa tất cả các cửa hàng ở Mĩ, Canada, New Zealand, Úc và Tây Âu. Bởi tỉ lệ lây nhiễm đang giảm ở châu Á, Nike sẽ tiếp tục mở cửa các địa điểm bán lẻ ở Hàn Quốc, Nhật Bản và 80% địa điểm ở Trung Quốc với sự theo dõi chặt chẽ. Công ty dịch vụ tài chính độc lập Cowen dự đoán rằng, việc đóng cửa và hủy bỏ các sự kiện thể thao lớn sẽ khiến doanh thu của Nike sụt giảm 34%. Tương tự, Woozle Research ước tính mức thua lỗ trong 3-6 tháng tới của Nike là 5,5 tỷ USD.

Các thương hiệu khác như Supreme, New Balance, Puma cũng đã đóng cửa và hoạt động thông qua cửa hàng trực tuyến. Trong thời gian tới, thị trường Bắc Mĩ và châu Âu có thể gặp khó khăn, nhưng các dấu hiệu phục hồi của châu Á và sự quan tâm đến trang phục thể thao của những người “mắc kẹt” ở nhà – muốn tăng cường sức khỏe trong thời gian cách ly – có thể là điềm lành.

Tuy nhiên vẫn có những điểm sáng kinh doanh của thời trang đường phố

  • Nike, Supreme và các thương hiệu khác tiếp tục phát hành các bộ sưu tập capsule phiên bản giới hạn, ngay cả khi các cửa hàng phải đóng cửa.
  • Thời trang đường phố giảm giá nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ tuổi, giàu có – những người vẫn đang chi tiêu bất chấp đại dịch.
  • Thị trường resale vẫn hoạt động mạnh mẽ, cung cấp một nguồn hàng khác cho nhu cầu về các thiết kế giới hạn.
thoi trang duong pho nike stussy collab - elle man
Bản collab giữa Nike và Stussy ra mắt vào cuối tháng Ba mặc cho Covid-19 khiến cả hai thương hiệu đóng hết các cửa hàng. Ảnh: hypebeast

Có thể thấy, một đại dịch có lẽ vẫn chưa đủ để ngăn các thương hiệu thời trang đường phố cho ra mắt các bộ sưu tập của mình. Đối với những thương hiệu streetwear, luôn có những khách hàng điên cuồng bấm refresh trang web bán hàng thay cho việc xếp hàng trước store. Vì vậy, việc đóng cửa tất cả các chuỗi cửa hàng không thay đổi việc kinh doanh của họ nhiều như bạn nghĩ.

Chưa kể, những thiết kế được phát hành với số lượng nhỏ, giới hạn, rất phù hợp với tình hình bán lẻ tồi tệ hiện nay khi có vô số các doanh nghiệp đang lo lắng về đống hàng tồn kho của họ. Và mặc cho doanh số bán hàng may mặc chung giảm mạnh, người trẻ vẫn tiếp tục chi tiền cho thời trang đường phố.

Casablanca New Balance 327 - elle man
Ảnh: hypebae

Vì vậy, trong khi Nike đã đóng cửa tất cả các store và trì hoãn màn collab với Dior, thương hiệu này vẫn phát hành rất nhiều mẫu giày khác trên Nike.com và ứng dụng SNKRS. Và không chỉ có Nike, New Balance đã cho ra mắt sản phẩm collab Casablancas vào đầu tháng 4/2020, màn kết hợp giữa adidas và diễn viên Jonah Hill cũng ra mắt vào ngày 10/4. Niềm tin của các thương hiệu thời trang đường phố về việc đi đầu trong tình hình kinh tế hiện tại không có gì phải nghi ngờ nhờ thị trường resale, nơi chứng kiến lưu lượng truy cập mạnh mẽ trong suốt cuộc khủng hoảng.

Tóm lại, nếu các bản giới hạn tiếp tục bán tốt trong thời điểm tồi tệ nhất của đại dịch, hãy trông chờ sự chú ý của các thương hiệu khác trong thế giới thời trang rộng lớn ngoài kia. Các thương hiệu vốn trung thành với lịch trình ra mắt bộ sưu tập theo mùa có thể đột nhiên phát hiện ra giá trị của phát hành giới hạn.

Cách

__

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Tổng hợp: Bảo Uyên – Tham khảo nội dung: BoF, nasdaq, hypebae, NDH

No more