10 tựa phim đặc sắc dành cho dịp lễ 30/4

Bài Tuan Anh

30/4
Từ những tác phẩm kinh điển đến các dự án điện ảnh mới được triển khai, dòng phim về ngày 30/4 luôn giữ vị trí đặc biệt trong dòng chảy điện ảnh Việt Nam. Các bộ phim tiêu biểu ngoài tái hiện cuộc chiến giành độc lập còn khắc họa sâu sắc tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc.

30/4   30/4    30/4    30/4  

Hãy cùng ELLE Man điểm qua 10 bộ phim đặc sắc, phù hợp để xem và cùng nhau ôn lại ký ức lịch sử vào ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

bùi thạc chuyên

Nổi gió (1966)

 

Nổi Gió do đạo diễn Huy Thành thực hiện, ra mắt năm 1966. Phim dựa trên vở kịch cùng tên của nhà văn Đào Hồng Cẩm, lấy bối cảnh miền Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

 

Tác phẩm kể về bi kịch một gia đình trí thức: hai chị em ruột đi theo hai chính thể chính trị đối lập nhau. Vân (NSND Thụy Vân) hoạt động cách mạng, còn Phương (Thế Anh) là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau nhiều biến cố, Vân bị bắt, chịu tra tấn, mất con trai, nhưng cô vẫn kiên cường đấu tranh, giả điên để tiếp tục hoạt động trong nhà tù. Bộ phim nổi bật bởi cách khai thác tâm lý nhân vật, dựng lại không khí xã hội miền Nam thời kỳ ấy bằng bút pháp điện ảnh vừa chân thực vừa giàu tính biểu tượng.

 

Nổi Gió được đánh giá là một trong những cột mốc quan trọng, mở đường cho sự phát triển của dòng phim chính luận, tâm lý xã hội trong điện ảnh Việt Nam giai đoạn chiến tranh.

30/4
Nổi Gió do đạo diễn Huy Thành thực hiện, ra mắt năm 1966. (Ảnh: Tư liệu)

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972) 30/4

 

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do đạo diễn Hải Ninh thực hiện và biên kịch Hoàng Tích Chỉ viết kịch bản. Bộ phim lấy bối cảnh tại khu vực vĩ tuyến 17 – giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt miền Bắc và miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève (1954).

 

Nhân vật trung tâm là Dịu (Trà Giang), một người phụ nữ kiên cường ở lại miền Nam khi chồng tập kết ra Bắc. Dịu trở thành bí thư chi bộ và nhiều lần bị chính quyền miền Nam giam cầm. Là tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt thập niên 1970, phim phản ánh sức sống bền bỉ của con người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

 

Vai Dịu đã đưa tên tuổi của Trà Giang ra sân khấu quốc tế, mang về giải Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP Moskva năm 1973. Bộ phim cũng được trao giải Bông Sen Vàng tại LHP Việt Nam lần thứ nhất.

phim chiến tranh
Hình 3. Phim phản ánh sức sống bền bỉ của con người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ. (Ảnh: Tư liệu)

Cánh đồng hoang (1979)

 

Cánh đồng hoang là một trong những bộ phim tiêu biểu của điện ảnh cách mạng Việt Nam, được đạo diễn Nguyễn Hồng Sến thực hiện, với Nguyễn Quang Sáng biên kịch và Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc.

 

Lấy bối cảnh vùng Đồng Tháp Mười trong những năm tháng cam go của cuộc chiến tranh chống Mỹ, Cánh đồng hoang khai thác câu chuyện của vợ chồng Ba Đô và Sáu Xoa – những người dân bình dị nhưng kiên cường, sống trong một căn chòi giữa đồng nước mênh mông. Nhiệm vụ của họ là giữ đường dây liên lạc cho bộ đội.

 

Phim khai thác rất chi tiết cuộc sống đời thường của vợ chồng Ba Đô: từ việc trồng lúa, nuôi con, săn bắt trăn cá đến đối mặt với những cuộc tấn công của quân địch. Bên cạnh lên án sự tàn bạo của chiến tranh, phim cũng tôn vinh lòng kiên trung, yêu nước của những con người nhỏ bé nhưng phi thường lúc bấy giờ.

30/4
Phim tôn vinh lòng kiên trung, yêu nước của những con người nhỏ bé nhưng phi thường. (Ảnh: Tư liệu)

Ván bài lật ngửa (1982-1987) 30/4

 

Ván bài lật ngửa là bộ phim truyền hình nổi bật về đề tài tình báo, được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chỉ đạo sản xuất trong khoảng thời gian từ 1982 đến 1987. Bộ phim dài tám tập, thực hiện bởi Xí nghiệp Phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải Phóng). Lấy cảm hứng từ câu chuyện của anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo, Ván bài lật ngửa tái hiện cuộc đời của các điệp viên tình báo. Phim có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Nguyễn Chánh Tín, ca sĩ Thanh Lan và Thúy An…

 

Ván bài lật ngửa giành được giải đặc biệt tại Liên hoan phim Việt Nam 1983, giải Bông Sen Bạc và giải Nam diễn viên chính xuất sắc cho Nguyễn Chánh Tín tại Liên hoan phim Việt Nam 1985. Đây cũng là tác phẩm giúp nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín tạo dựng dấu ấn lớn trong sự nghiệp điện ảnh của mình.

30/4
Ván bài lật ngửa là bộ phim truyền hình nổi bật về đề tài tình báo. (Ảnh: Tư liệu)

Biệt động Sài Gòn (1985)

 

Được sản xuất bởi Xưởng phim truyện Việt Nam, Biệt động Sài Gòn dài bốn tập, ra mắt vào năm 1986, nhanh chóng trở thành hiện tượng điện ảnh thu hút đông đảo khán giả.

 

Phim kể về những chiến công của đội biệt động, với các nhân vật chính như Tư Chung – trùm tình báo, cùng các đồng đội Ngọc Mai, Sáu Tâm, Huyền Trang và Năm Hòa (bí danh K9). Qua những chiến tích anh hùng của họ, phim tái hiện những trận đánh oanh liệt đồng thời lồng ghép câu chuyện tình yêu, sự hy sinh, khát vọng tự do và tình đồng đội trong những năm tháng đầy khó khăn. Sau hơn 30 năm, Biệt động Sài Gòn vẫn giữ được sức hấp dẫn và sức sống trong lòng khán giả. Phim được phát lại trên truyền hình, xuất bản DVD và phát hành trực tuyến.

30/4
Phim kể về những chiến công của đội biệt động. (Ảnh: Tư liệu)

Giải phóng Sài Gòn (2005)

 

Ra mắt vào năm 2005, Giải phóng Sài Gòn được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết Sài Gòn – Bản hùng ca của nhà văn Hoàng Hà. Với ngân sách 12,5 tỷ đồng và quá trình sản xuất kéo dài gần 13 năm (từ 1991 đến 2004), bộ phim đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc tái hiện một phần lịch sử hào hùng của dân tộc, đặc biệt là sự kiện trọng đại 30/4/1975.

 

Phim tập trung khắc họa những nhân vật lịch sử, từ Tổng bí thư Lê Duẩn (NSƯT Hà Văn Trọng), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Khương Đức Thuận), đến Bí thư Trung ương Cục miền Nam Phạm Hùng (NSƯT Hoàng Quân Tạo) và Đặc phái viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ (Dương Trọng Hiếu) – những con người đã góp phần vào quyết định lịch sử và đi đến chiến thắng. Cùng với cảnh quay chân thực, Giải phóng Sài Gòn là bức tranh sống động về những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh.

phim chiến tranh
Giải phóng Sài Gòn được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết của nhà văn Hoàng Hà. (Ảnh: Tư liệu)

Đừng đốt (2009) 30/4

 

Đừng đốt là bộ phim lịch sử chính kịch, được đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể từ cuốn nhật ký nổi tiếng của nữ bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Tác phẩm tái hiện lại những ngày tháng gian khó của người chiến sĩ và khắc họa sâu sắc tâm hồn, bản lĩnh kiên cường của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

 

Phim gây tiếng vang ngay khi ra mắt, với sự tham gia của diễn viên Minh Hương trong vai bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Cô thể hiện một cách trọn vẹn hình ảnh nữ bác sĩ quân y, mang trong mình vẻ đẹp của tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự hy sinh. Đừng đốt cũng khắc họa rõ nét sự mâu thuẫn giữa tình yêu và nhiệm vụ, giữa con người và chiến tranh. Với những giá trị nhân văn sâu sắc, bộ phim đã giành được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 và sáu hạng mục tại giải Cánh Diều Vàng.

phim chiến tranh
Đừng đốt được huyển thể từ cuốn nhật ký nổi tiếng của nữ bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. (Ảnh: Tư liệu)

Mùi cỏ cháy (2012)

 

Mùi cỏ cháy do đạo diễn Nguyễn Hữu Mười cầm trịch và kịch bản viết bởi nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Bộ phim dựa trên cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi 20 của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, tái hiện lại trận chiến khốc liệt kéo dài 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị vào mùa hè năm 1972.

 

Nhân vật chính của Mùi cỏ cháy là bốn sinh viên đại học – Hoàng, Thành, Thăng và Long. Họ được huấn luyện gấp rút và đưa vào tham gia chiến đấu tại một trong những chiến trường khốc liệt nhất: Thành Quảng Trị. Tại đây, ba trong số họ đã hy sinh, chỉ còn Hoàng sống sót trở về. Bộ phim do Hãng Phim truyện Việt Nam sản xuất, được đặc cách tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 và giành giải Bông Sen Bạc.

30/4
Bộ phim dựa trên cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi 20 của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. (Ảnh: Tư liệu)

Những người viết huyền thoại (2013)

 

Lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ những năm 1960, bộ phim tái hiện hành trình tiếp vận xăng dầu đầy cam go vào chiến trường miền Nam. Nhân vật Tướng Dinh, xây dựng từ nguyên mẫu Thượng tướng Đinh Đức Thiện, cùng đoàn 559, chính là những người đặt nền móng cho công cuộc mở tuyến đường ống xuyên Trường Sơn lịch sử.

 

Bộ phim ghi dấu ấn mạnh mẽ nhờ sự phối hợp ăn ý giữa đạo diễn trẻ dạn dày kinh nghiệm Bùi Tuấn Dũng, biên kịch Nguyễn Anh Dũng và giám đốc hình ảnh kỳ cựu Lý Thái Dũng. Đây là một trong những phim chiến tranh Việt Nam tiêu biểu của thập niên 2010, từng giành Giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18.

30/4
Phim tái hiện hành trình tiếp vận xăng dầu đầy cam go vào chiến trường miền Nam. (Ảnh: Tư liệu)

Địa Đạo (2025) 30/4

 

Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối do Bùi Thạc Chuyên đạo diễn, ra mắt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2025). Lấy cảm hứng từ chiến dịch Cedar Falls năm 1967, bộ phim tái hiện một giai đoạn đen tối trong lịch sử Việt Nam, khi lực lượng du kích Bình An Đông đối mặt với quân đội Mỹ.

 

Với một câu chuyện không có nhân vật trung tâm hay cao trào kịch tính, Địa Đạo mang hơi thở của một bộ phim tài liệu, phơi bày thực tế cuộc sống thầm lặng của các chiến sĩ du kích. Có kinh phí đầu tư chỉ khoảng 3 triệu USD, Địa Đạo thành công trong việc tái hiện một chiến trường sống động và trung thực, qua đó tạo ra dấu mốc quan trọng trong dòng phim chiến tranh Việt Nam.

phim chiến tranh
Phim lấy cảm hứng từ chiến dịch Cedar Falls năm 1967. (Ảnh: Tư liệu)
đạo diễn

________

Bài: Hoàng Thúy Vân

No more