Top 40 bức ảnh đẹp đáng chú ý nhất của National Geographic 2018
Hãy cùng ELLE Man điểm lại 40 bức ảnh đẹp nhất từ hơn 2 triệu bức hình đẹp được gửi về National Geographic trong năm 2018 vừa qua. Đó là những bức ảnh được đánh giá cao về yếu tố nghệ thuật, mang ý nghĩa lịch sử hoăc xã hội đáng chú ý hiện nay.
Sarad Leen – giám đốc hình ảnh của kênh truyền hình các kỳ quan thế giới – National Geographic Visual Media, chia sẻ hàng năm bà nhận được rất nhiều bức ảnh đẹp từ các nhiếp ảnh gia trên thế giới. Những tấm ảnh không chỉ ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt về con người, thiên nhiên và sự vật,… mà còn là những sự kiện quan trọng nổi bật trong năm. Với hơn 2 triệu bức ảnh đẹp được gửi về, đã có rất nhiều những bức ảnh được đánh giá cao về nghệ thuật khiến Sarah khó lòng thu hẹp phạm vi chọn lựa của mình. Nhưng trong số đó,ELLE Man chọn ra top 40 bức ảnh đẹp nhất năm 2018 từ National Geographic.
1/ Bờ biển xanh lam đảo Baffin, Canadaghe
Ở vùng bờ biển phía bắc của hòn đảo Baffin ở Canada, những tia nắng ấm áp của tháng 6 đã gột rửa những tản băng tuyết khổng lồ khiến chúng tan chảy vô tình tạo ra một bức ảnh tuyệt đẹp của các vũng nước nước màu xanh lam.
Tác phẩm “Here’s Where the Arctic’s Wildlife Will Make Its Last Stand”, tháng 01 năm 2018, tác giả Brian Skerry
2/ Chất độc là mối đe doạ ngày càng tăng ở Châu Phi
Bức ảnh tái hiện những người Maasai châu Phi đang chăn gia súc và cừu của họ trong khu bảo tồn động vật ở Masai Mara. Hiện nay, những người chăn nuôi gia súc ở châu Phi đang có xu hướng “tẩm độc” vào xác động vật để trả thù sự săn đuổi của những con thú săn mồi hoang dã như sư tử và linh cẩu.
Tác phẩm “Why Poison Is a Growing Threat to Africa’s Wildlife”, tháng 08 năm 2018, tác giả Charlie Hamilton James
3/ Thông điệp từ nhựa tái chế
Rác thải từ những túi nhựa nylon được xả trên sông Buriganga ở thủ đô Dhaka ở Bangladesh đang được người phụ nữ Noorjahan cùng con trai phơi khô, số túi nhựa rác thải này sẽ được bán lại cho những người thu mua và tái chế. Số rác thải này chưa là gi so với những gi chúng ta đang thải ra ngoài môi trường.
Tác phẩm “We Made Plastic. We Depend On It. Now We’re Drowning In It”, tháng 06 năm 2018, tác giả Randy Olson
4/ Mô hình nhà kính ở Trung Quốc
Bên cạnh những ngôi nhà ngoại ô ở phía Bắc Kunming ở vịnh Yunnan, Trung Quốc đang tận dụng khí hậu nhiệt đới ôn hoà nơi đây để phát triển các ngôi nhà kính chuyên trồng các loại rau quả có giá trị cao.
Tác phẩm “How China Plans to Feed 1.4 Billion Growing Appetites”, tháng 02 năm 2018, tác giả George Steinmetz
5/ Khu bảo tồn động vật hoang dã
Một bức ảnh đẹp về bầy hải âu lông đen lớn nhất thế giới ở Steeple Jason, một trong những hòn đảo xa xôi thuộc quần đảo Falkland. Đây được xem là khu bảo tồn thiên nhiên và môi trường sống của các động vật hoang dã sau chiến tranh.
Tác phẩm “The Falkland Islands Preserve Wildlife and Habitat After War”, tháng 02 năm 2018, tác giả Paul Nicklen
6/ Hải cẩu vùng bán đảo Nam Cực
Khoảng khắc đáng yêu của những chú hải cẩu đang nằm ngủ trưa trên những tảng băng trôi ngoài vùng Bán đảo Nam Cực. Những tảng băng thế này không chỉ là nơi nghỉ ngơi quan trọng cho chúng, mà còn là nơi để sinh sản hoặc nơi “ẩn nấu lý tưởng” khỏi các con cá voi sát thủ.
Tác phẩm “The Big Meltdown”, tháng 11 năm 2018, tác giả Cristina Mittermeier
7/ Công viên Hacienda Nápoles
Khu bất động sản của ông trùm ma tuý Pablo Escobar giờ đây trở thành công viên giải trí Hacienda Nápoles với các triển lãm động vật, máng trượt và tượng khủng long,… Điểm nhấn là chiếc máy bay rằn ri được trang trí ở cửa vào đã từng được sử dụng để buôn lậu cocaine.
Tác phẩm “After Five Decades of Civil War, Colombia’s Healing Begins”, tháng 01 năm 2018, tác giả Juan Arredondo
8/ Khu bảo tồn động vật hoang dã
Bức ảnh đẹp hiện lên khung cảnh thiên nhiên yên bình khi không có sự tàn phá của con người. Hình ảnh 2 chú bò rừng đang thong dong trong khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Bắc Cực (Tiếng Anh: The Arctic National Wildlife Refuge) – đây là một trong những khu bảo tồn lớn nhất ở nước Mỹ còn sót lại trên Trái Đất.
Tác phẩm “This Refuge May Be the Most Contested Land in the U.S”, tháng 06 năm 2018, tác giả Florian Schulz
9/ Hòn đảo chim cánh cụt East Falkland
Bầy chim cánh cụt đang dạo bước trên bãi các trắng Volunteer Point trong một quần đảo East Falkland – khu vực được bảo tồn hơn 50 năm kể từ khi người ta bắt gặp những nhóm chim cách cụt nhỏ sống rải rác trên đảo những năm 1860, cho đến nay dân số sinh sản của những chú chim cánh cụt có hiện tượng ngày càng tăng.
Tác phẩm “The Falkland Islands Preserve Wildlife and Habitat After War”, tháng 02 năm 2018, tác giả Paul Nicklen
10/ Hồ nước siêu mặn Great Salt Lake
Benjamin Anderson đang “ngâm mình” trong hồ nước siêu mặn lớn nhất thế giới Great Salt Lake ở Utah. Vì những hồ siêu mặn có chứa hàm lượng muối cao khiến nước nặng hơn nên có mức độ đẩy nổi cao, nó có thể làm cho con người hoặc một vật thể nào đó nổi trên bề mặt mà không cần dùng bất kỳ lực nào.
Tác phẩm “Some of the World’s Biggest Lakes Are Drying Up. Here’s Why”, tháng 03 năm 2018, tác giả Carolyn Drake
11/ Con người và công nghệ
Vận động viên chạy nước rút Paralympian Jarryd Wallace – người giữ kỷ lục thế giới 4 lần với chân phải bị cắt cụt vì rối loạn cơ bắp, đang sử dụng phân tích hiệu suất của phòng thí nghiệm tại trường Đại học Southern Methodist ở Dallas, Texas về những bước sải chân đúng cách giúp anh có thể chạy nhanh hơn. Một bức ảnh đẹp về sự phát triển công nghệ khiến con người đẩy xa giới hạn của bản thân.
Tác phẩm “How Technology and Smarts Help Athletes Push the Limits”, tháng 07 năm 2018, tác giả Robert Clark
12/ Tài liệu về Cuộn Sách Biển Chết
Một mẩu tài liệu cổ của những Cuộn Sách Biển Chết (Tiếng Anh: Dead Sea Scrolls) được khâu lại một cách tỉ mỉ bởi người bảo quản cổ vật ở Antiquities Authority ở Israel, để chuẩn bị cho việc trưng bày.
Tác phẩm “The Bible Hunters”, tháng 12 năm 2018, tác giả Paolo Verzone
13/ Quyển sách kinh thánh Wycliffe New Testament ở Florida
Quyển sách kinh thánh Wycliffe New Testament được trưng bày trong buổi triển lãm tại công viên giải trí Christian ở Florida. John Wycliffe – nhà thần học người Anh là người dịch quyển kinh thánh 1400 trang này từ ngôn ngữ Latin sang một ngôn ngữ chung.
Tác phẩm “The Bible Hunters”, tháng 12 năm 2018, tác giả Paolo Verzone
14/ Loài dơi ăn thịt ở Mexico
Hình ảnh hiện trường giả được tạo ra trong phòng thí nghiệm để các nhà khoa học nghiên cứu về âm thanh quang phổ của loài dơi ăn thịt ở Mexico khi săn mồi.
Tác phẩm “Ancient Temple Reveals Secrets of Mexico’s Meat-Eating Bats”, tháng 07 năm 2018, tác giả Anand Varma
15/ Loài sư tử biển Nam Mỹ
Hình ảnh gia đình sư tử biển trên quần đảo Falkland cũng cho thấy dân số của giống loài này đang có xu hướng tăng đáng kể từ sau thế kỷ 20, khi đó dân số của loài động vật có vú này đang có chiều hướng suy giảm bởi việc săn bắn bừa bãi và khan hiếm nguồn thức ăn. Hiện tại, dân số sư tử biển sinh sống trên khu bảo tồn động vật hoang dã Falkland đã tăng lên khoảng 7.500 con.
Tác phẩm “The Falkland Islands Preserve Wildlife and Habitat After War”, tháng 02 năm 2018, tác giả Paul Nicklen
16/ Loài chim ưng sắp bị tuyệt chủng
Những con chim ưng là biểu tượng đặc trưng cho hình ảnh hùng vĩ ở sa mạc Mông Cổ, nhưng ngày nay giống loài này đang nằm trong nguy cơ tuyệt chủng cao vì bị cướp mất môi trường sống cũng như nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Tác phẩm “Inside a Sheikh’s Plan to Protect the World’s Fastest Animal”, tháng 10 năm 2018, tác giả Brent Stirton
17/ Địa điểm cư trú của chim hải âu
Những con chim hải âu gầy gò dường như đã tìm được địa điểm lý tưởng làm nơi cư trú của mình trong một hang động tự nhiên mang tên Te Tara Koi Koia trên quần đảo Chatham ở New Zealand.
Tác phẩm “Lost at Sea: Why the Birds You Don’t See Are Fading Away”, tháng 07 năm 2018, tác giả Thomas Peschak
18/ Diều hâu rừng
Diều hâu rừng là một trong những kẻ săn mồi nguy hiểm nhất bởi tốc độ và trực giác nhạy bén của chúng chắc chắn rằng con mồi không thể thoát khỏi một khi rơi đã rơi vào tầm nhắm. Bức ảnh đẹp ghi lại khoảng khắc Ellie – một con diều hâu rừng ở Anh đang vượt qua khe hẹp trên gốc cây với tốc độ nhanh như tia chớp.
Tác phẩm “Think ‘Birdbrain’ Is an Insult? Think Again” tháng 02 năm 2018, tác giả Charlie Hamilton James
19/ Khu rừng dưới đại dương
Khung cảnh dưới đại dương lạnh lẽ thoạt nhìn như một khu rừng mưa dưới nước kết hợp với các rặng núi Falklands tạo ra một thế giới dưới biển thêm phong phú thu hút các loài cá, động vật có vú và chim.
Tác phẩm “The Falkland Islands Preserve Wildlife and Habitat After War”, tháng 02 năm 2018, tác giả Paul Nicklen
20/ Loài chim biển vùng Nam Cực
Một chú chim biển mắt xanh đang cố gắng lặn xuống để tìm kiếm thức ăn dọc theo Bán đảo Nam Cực, đây là có lẽ là lần đầu tiên tập lặn của cậu bé này.
Tác phẩm “The Big Meltdown”, tháng 11 năm 2018, tác giả Cristina Mittermeier.
21/ Chim hải âu đầu xám trên đảo Marion Nam Cực
Có một điều khó hiểu về những loài chim hải âu đầu xám trên hòn đảo Marion ở Nam Cực, khi chúng chỉ ngồi thụ động và không có bất kỳ sự kháng cự nào khi bị lũ chuột gặm nhấm thịt của mình mỗi đêm.
Tác phẩm “Lost at Sea: Why the Birds You Don’t See Are Fading Away”, tháng 07 năm 2018, tác giả Thomas Peschak.
22/ Động vật hoang dã ở Nam Mỹ
Những chú lạc đà trưởng thành ở Nam Mỹ thường dày dặn kinh nghiệm giúp chúng có những kỹ thuật để “tránh né” sự tấn công bất chợt của những những kẻ săn mồi tinh anh nơi hoang dã.
Tác phẩm “The Pumas of Patagonia”, tháng 12 năm 2018, tác giả Ingo Arndt.
23/ Mối đe doạ của động vật hoang dã ở châu Phi
Một con sư tử đực đã chết sau khi ăn xác bò đã bị tẩm chất độc carbosulfan – một loại thuốc trừ sâu, bởi những người chăn gia súc Maasai ở châu Phi. Đây được xem là hành động trả thù các con thú săn mồi hoang dã vì chúng đã giết hại rất nhiều bò ở đây.
Tác phẩm “Why Poison Is a Growing Threat to Africa’s Wildlife”, tháng 08 năm 2018, tác giả Charlie Hamilton James
24/ Nạn săn bắt ở châu Phi
Xác một con voi cái khoảng 52 tuổi được phát hiện gần công viên quốc gia Amboseli. Dựa trên kết quả khám nghiệm lâm sàn, các nhân viên kiểm lâm nghi ngờ nguyên nhân cái chết của nó là do bị đầu độc và đột kích để lấy cặp ngà quý giá.
Tác phẩm “Why Poison Is a Growing Threat to Africa’s Wildlife”, tháng 08 năm 2018, tác giả Charlie Hamilton James
25/ Sự yên bình ở vùng nông thôn Nishtkhowr
Bức ảnh đẹp về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở nơi tận cùng phía đông Afghanistan, hình ảnh mộc mạc yên bình của cô gái đang cố gắng lùa chú bò về nhà của họ ở làng Nishtkhowr.
Tác phẩm “A Historic Journey Proceeds Across the Roof of the World”, tháng 09 năm 2018, tác giả Matthieu Paley
26/ Những người du mục rừng Amazon
Bức ảnh đẹp ghi lại hình ảnh các gia đình của bộ tộc Posto Awá, những người du mục bị cô lập trong khu rừng rậm Amazon, đang bắt đầu chuyến đi dã ngoại vào rừng. Những thành viên cao tuổi trong bộ tộc đã tạo ra sự kiện này như cách giữ lại truyền thống của họ.
Tác phẩm “Isolated Nomads Are Under Siege in the Amazon Jungle”, tháng 10 năm 2018, tác giả Charlie Hamilton James
27/ Bình yên bên sườn đồi
Bà mẹ báo (giữa) và hai đứa con 11 tháng tuổi đang tận hưởng những giây phút yên bình bên nhau vào một chiều cuối Đông ở khu vực hồ Sarmiento, gần vườn công viên Quốc gia Torres de Paine của Chile.
Tác phẩm từ tập ảnh ” The Pumas of Patagonia”, tháng 12/2018, tác giả Ingo Arndt
28/ Tận hưởng
Laura Sermeño và con trai của cô đang thực hiện nghi lễ kết thúc của “cuarentena” hoặc còn được gọi là “cách ly”. Đây là một nghi thức truyền thống và phổ biến khắp các nước Mỹ La-tin, những phụ nữ mới làm mẹ lần đầu phải nghỉ ngơi và được chăm sóc bởi người thân gia đình ttong vòng 40 ngày sau khi sinh nở. Thời kỳ này kết thúc với hình thức mẹ và bé tắm chung và massage cho nhau khi ngâm trong bồn nước thảo dược.
Tác phẩm từ tập ảnh “How Latinos are shaping America’s future”, tháng 7/2018, tác giả Karla Gachet
29/ Di tích
Một kho tàng vẫn còn được lưu trữ bên trong khu tưởng niệm Bear Ears của Utah có tên Procession Panel, một bức tranh dài hơn 7 mét được khắc trên đá với niên đại ít nhất là 1,000 năm. Bức tranh mô tả một dạng nghi lễ hội tụ khoảng gần 190 con người đến từ 4 hướng. Đây chính là di tích của nền văn hoá tiền sử đã từng sinh sống tại khu vực phía Nam Utah trong hơn 12,000 năm.
Tác phẩm đến từ tập ảnh “Inside the new battle for the American West”, tháng 11/2018, tác giả Aaron Huey.
30/ Samantha Cristoforetti
Nữ phi hành gia người Ý, Samantha Cristoforetti, giữ kỷ lục chuyến bay không ngắt quãng dài thứ nhì được thực hiện bởi phụ nữ, đã trải qua 199 ngày trên trạm vũ trụ quốc tế ISS vào năm 2015.
Từ bộ ảnh” They saw Earth from Space. Here’s how it changed them”, tháng 3/2018, tác giả Martin Schoeller.
31/ Đợi chờ
Trước khi Katie Stubblefield tiến hành phẫu thuật cấy ghép mặt, cô đã thực hiện một bức ảnh chân dung ghi lại gương mặt đã bị huỷ hại cua mình, nhưng nhiếp ảnh gia Maggie Steber cũng muốn ghi lại “vẻ đẹp tâm hồn bên trong và sự tự hào cũng như quyết tâm” của Katie.
Từ tập ảnh “The Story of a Face”, tháng 9/2018, tác giả Maggie Steber
32/ Khoảng lặng
Sau 16 tiếng đồng hồ của cuộc phẫu thuật diễn ra tại Cleveland Clinic tại Ohio, các bác sĩ giải phẫu đã hoàn tất công đoạn phức tạp tách lớp mặt của người hiến tặng ra. Một khoảng lặng bao trùm lấy căn phòng trước cảnh tượng tuyệt vời và sức hút của công việc, đội ngũ bác sĩ trật tự thực hiện công việc ghi lại khoảnh khắc một gương mặt được giữa lằn ranh của sự sống và cái chết. Sau bức ảnh này, các bác sĩ sẽ tiếp tục trải qua hơn 15 giờ đồng hồ nữa để ghép gương mặt này vào cho Katie Stubblefield.
Từ tập ảnh “The story of a Face”, tháng 9/2018, tác giả Lynn Johnson
33/ Trên nóc nhà của thế giới
Trên hành lang dải Wakhan, những người chăn nuôi là Sidol (trái), Jumagul (giữa) và Assan Khan (phải) trở về sau đợt thị sát sự phát triển của đồng cỏ. Mùa thu hoạch cỏ này, đàn gia súc phải được cách ly để người chăn nuôi tộc Wakhi có thể thu hoạch, sấy khô và dùng cho lũ gia súc cho những tháng mùa Đông.
Từ tập ảnh “A historic Journey proceeds across the Roof of the World”, tháng 9/2018, tác giả Matthew Paley.
34/ Bình minh tại Wyoming
Cảnh Mặt Trời mọc tại Wyoming, một chú chim Sage Grouse sải bước uy nghi và phô diễn những nét đẹp hình thể của một con đực trong khi múa để thu hút sự chú ý của bạn tình.
Từ tập ảnh “an awkward bird symbolizes the Fight over America’s west”, tháng 11/2018, tác giả Charlie Hamilton James.
35/ Hành hương
Một hàng dài tưởng chừng như bất tận của những chú chim cánh cụt Macaroni nối đuôi nhau leo lên sườn của một miệng núi lửa củ trên đảo Marion thuộc Nam Cực.
Tác phẩm từ tập ảnh “Lost at Sea: Why the Birds you don’t see are fading away”, tháng 7/2018, tác giả Thomas Peschak.
36/ Thiên đường tình yêu
Trong suốt thời kỳ sinh sản, 150,000 con chim ó biển tập trung về đảo Bass Rock của Scotland. Vào mùa Đông, loài thiên di này sẽ đến những vùng rất xa, thậm chí tận Tây Phi.
Tác phẩm trong tập ảnh “The Epic Journeys of Migratory Birds”, tháng 3/2018, tác giả Stephen Wilkes.
37/ Tuyệt vọng
Một cô gấu Bắc Cực và đàn con của nó trong có vẻ tuyệt vọng khi cố gắng đợi cho mặt nước đóng băng để có thể bắt đầu chuyến đi săn hải cẩu – nguồn thức ăn chính của loài này. Tình trạng khí hậu nóng lên làm mất đi rất nhiều băng đã cướp lấy môi trường sống và thức ăn của loài gấu Bắc Cực. Tại khu vực Nam Beaufort, số lượng gấu Bắc Cực đã giảm tới 40%.
Tác phẩm từ tập ảnh “This Refuge may be the most contested land in the U.S”, tháng 6/2018, tác giả Florian Schulz.
38/ Khô cạn
Hồ Poopó, một trong những hồ nước nước mặn lớn nhất thế giới tại Bolivia, đã trở nên khô cằn. Những chiếc thuyền bị bỏ hoang, cá và nước hoàn toàn biến mất. Những ngư dân phụ thuộc vào nó phải bỏ xứ tìm một công việc khác.
Tác phẩm từ tập ảnh “Some of the World’s biggest Lakes are drying up. Here’s why”, tháng 3/2018, tác giả Mauricio Lima.
39/ Trước chuyến đi săn
Môt người Inuit từ Qaanaaq ở vùng Tây Bắc Greenland đang tập trung đàn chó kéo xe và chuẩn bị cho mùa săn bắn. Với tình trạng băng mỏng dần qua từng năm do khí hậu nóng lên thì những chuyến đi như thế này ngày càng “lành ít dữ nhiều”.
Tác phẩm từ “Here’s where the Artic’s Wildlife will make its last stands”, tháng 1/2018, tác giả Paul Nicklen.
40/ Súng và hoa hồng
Tại tỉnh Khuzestan, Masoumeh Ahmadi – 14 tuổi, đang cầm trong tay khẩu súng shotgun của mẹ mình. Sau khi một phụ nữ kết hôn, cô ta sẽ được trao tặng một món vũ khí được sự chấp thuận của chồng và ba ruột của cô tay. Nhiều phụ nữ còn được tặng súng như môt món quà từ chồng sau khi sinh cho anh ấy đứa con đầu lòng.
Tác phẩm từ tập ảnh “Why Iran’s Nomads are fading away”, tháng 10/2018, tác giả Newsha Tavakolian.
Các bạn có thể truy cập ĐƯỜNG LINK NÀYđể xem đầy đủ top 100 những bức ảnh đẹp của National Geographic trong năm 2018.
Xem Thêm:
Những lưu ý quan trọng để tạo ra một bức ảnh đẹp chuyên nghiệp
20 bức ảnh đẹp nhất từ lễ hội Burning Man 2018
—
Lượt Dịch: Mie Ng, Đức Nguyễn (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man. Nguồn: National Geographic)