20 câu chuyện lịch sử qua ảnh mang tính biểu tượng của thế kỷ (P2)

Bài ELLE Team

Những bức ảnh sự ghi nhận lại câu chuyện trong cuộc sống, đó có thể vui và cũng có thể buồn, nhưng một điều chắc chắn chính là chúng là nhân chứng và là sự gởi gắm ký ức của những câu chuyện lịch sử cho hậu thế. Cùng ELLE Man đến với phần thứ 2 của 20 câu chuyện lịch sử được chụp lại qua những bức ảnh gây chấn động nhất của thế giới loài người.

Trong phần cuối cùng của 20 câu chuyện lịch sử qua ảnh, ELLE Man sẽ tiếp tục đưa các bạn đến với những bức ảnh nổi tiếng: đó là cảm xúc chiến thắng của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Iwo Jima của Nhật Bản hoặc chính là sự đau đớn của chiến tranh tại Việt Nam,…

11. The Terror Of War (1972)

Chụp bởi Nick Ut sử dụng máy ảnh Leica M3

Tấm ảnh này nhiếp ảnh gia Huỳnh Công Út, được gọi là Nick Ut – một người Mỹ gốc Việt chụp lại. Bức ảnh nổi tiếng nhất của ông là một cô bé 9 tuổi  tên Phan Thị Kim Phúc bị bỏng và chạy về phía máy ảnh từ một cuộc tấn công tại Nam Việt Nam.

Bức ảnh nổi tiếng này, được chụp vào ngày 8/6/1972 bằng chiếc máy ảnh Leica M3, cùng với những bức ảnh chiến tranh khác đã trở thành một phần trong câu chuyện lịch sử đầy đớn đau và chia rẽ của cả dân tộc Việt Nam.

12. Raising The Flag On Iwo Jima (1946)

Chụp bởi Joe Rosenthal sử dụng máy ảnh Speed Graphic

Bức ảnh nổi tiếng “Raising the Flag on Iwo Jima” của nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal đã chụp lại cảnh Thủy quân lục chiến Mỹ cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi, Nhật Bản vào ngày 23/2/1945. Trận Iwo Jima là trận đánh ác liệt nhất của chiến trường Thái Bình Dương giữa quân Đồng Minh (chủ lực là quân đội Hoa Kỳ) và quân Phát xít Nhật. Kết quả sau một tháng giao tranh, quân Mỹ đã chiếm được Iwo Jima với thương vong khủng khiếp của cả hai bên tham chiến.
Ba trong số sáu binh sĩ cắm cờ đã chết vài ngày sau trong cuộc chiến. Nhiếp ảnh gia chiến trường Joe Rosenthal đã chụp lại câu chuyện lịch sử mang tính biểu tượng bật nhất về sự vinh hiển và chiến thắng của quân đội Hoa Kỳ này bằng máy Speed Graphic.

13. Invasion 68: Prague (1968)

Chụp bởi Josef Koudelka sử dụng máy ảnh Exacta Varex

Josef Koudelka đã ghi lại cuộc cuộc xăm lăng của chính quyền Liên Xô vào Tiệp Khắc (sau này là Cộng hoà Czech) vào tháng 8/21968.
Ông đã chứng kiến và ghi lại cảnh các lực lượng quân sự của Hiệp ước Warsaw khi họ xâm chiếm thủ đô Prague (Pra-ha) và nghiền nát các cải cách của Mùa Xuân Prague. Những hình ảnh mạnh mẽ của Koudelka đã ông được phát tán khỏi Prague cho cơ quan Magnum và được xuất bản giấu tên trên Tạp chí Thời báo Chủ nhật dưới tên viết tắt P. P. (Nhiếp ảnh gia Prague) vì ông sợ mình và gia đình bị trả thù. Câu chuyện lịch sử này được ông chụp lại bằng chiếc máy ảnh Exacta Varex.

14. V-J Day In Times Square (1945)

Chụp bởi Alfred Eisenstaedt sử dụng Leica Iiia

Bức ảnh nổi tiếng “V-J Day In Times Square” (Nụ hôn ở Quảng Trường Thời Đại) của nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Đức Alfred Eisenstaedt là một tác phẩm kinh điển miêu tả một thuỷ thủ Mỹ đang hôn say đắm một người phụ nữ mặc váy màu trắng trong ngày Mỹ chiến thắng Phát Xít Nhật vào tháng 8/1945. Tác phẩm sau đó được phát hành trên tạp chí Life để chào mừng và kỉ niệm chiến thắng của toàn nước Mỹ. Hiện tại đến hiện giờ người ta vẫn chưa tìm được nhân vật thật trong tấm hình.

Tác giả đã chụp bức ảnh này bằng máy ảnh Leica Iiia.

15. Giây phút cuối của John Lennon

Chụp bởi Paul Goresh sử dụng máy ảnh Minolta Xg-1

Vào tối ngày 8/12/1980, nhạc sĩ – ca sĩ người Anh John Lennon (The Beatles) đã bị bắn chết bên trong cổng Dakota, dinh thự của ông tại New York. Thủ phạm là Mark David Chapman. Ngày hôm đó, Lennon và Yoko Ono rời khỏi Dakota để tham gia buổi ghi hình. Khi họ đang tiến đến một chiếc xe limousine thì Chapman tiến đến xin chữ ký Lennon và Yoko. Nhiếp ảnh gia Paul Goresh đã chụp bức ảnh của Lennon ký album của Chapman.

Sau đó Lennon đã dành vài giờ tại phòng thu Record Plant trước khi quay trở lại Dakota vào buổi tối. Lennon đi qua Chapman và đi về phía cổng vòm của tòa nhà. Khi Lennon đi qua, anh liếc nhanh vào Chapman, dường như nhận ra anh này từ trước đó. Từ con đường phía sau họ, chính Chapman đã bắn năm viên đạn vào Lennon .
Chiếc máy ảnh được Paul Goresh ghi lại những giây phút cuối cùng của nam nhạc – ca sĩ tài hoa này chính là Minolta Xg-1.

20

16. Raising A Flag Over The Reichstag (1945)

Chụp bởi Yevgeny Khaldei sử dụng máy ảnh Leica Iii

Ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô viết đã đặt một cột mốc quan trọng trong câu chuyện lịch sử của châu Âu khi cắm cờ chiến thắng lên tòa nhà Quốc hội Đức Reichstag. Tấm ảnh “Raising A Flag Over The Reichstag” (Cờ chiến thắng trên nhà Quốc hội Đức Reichstag) ở Nga trở thành biểu tượng chiến thắng phát xít Đức. Tác giả Yevgeny Khaldei chụp bức ảnh này bằng máy Leica Iii.

17. The Shooting Of Lee Harvey Oswald (1963)

Chụp bởi Robert Jackson sử dụng máy ảnh Nikon S3

Vào ngày 24/11/1963 (hai ngày sau cái chết của cố tổng thống John F. Kennedy) tại tầng hầm trụ sở Cảnh sát Dallas, Lee Harvey Oswald – kẻ bị cáo buộc đã ám sát Tổng thống John F. Kennedy – đã bị Jack Ruby – một ông chủ sở hữu hộp đêm ở Dallas – bắn chết.
Ngày 22/11, Tổng thống John F. Kennedy bị sát hại khi đang ngồi trên một chiếc xe mui trần dạo quanh đường phố Dallas. Chưa đầy một giờ sau vụ nổ súng, Lee Harvey Oswald giết một cảnh sát, người tra hỏi hắn trên đường. Ba mươi phút sau, hắn bị cảnh sát bắt trong một rạp chiếu phim. Oswald đã chính thức bị xét xử vào ngày 23/11 vì cáo buộc giết hại Tổng thống Kennedy và Sĩ quan J.D. Tippit.
Ngày 24/11, Oswald bị đưa đến tầng hầm trụ sở Cảnh sát Dallas và chuẩn bị được chuyển đến một nhà tù khác an ninh hơn. Đám đông cảnh sát và nhà báo với máy quay truyền hình trực tiếp đã tụ tập để chứng kiến việc dẫn giải hắn. Khi Oswald bước vào phòng, Jack Ruby bất ngờ nổ súng từ đám đông và làm trọng thương Oswald với một phát bắn duy nhất từ khẩu súng lục nòng 38 li giấu trong người. Ruby, người ngay lập tức bị bắt giữ, đã tuyên bố rằng mình quẫn trí trước vụ ám sát Tổng thống. Và dù vài người xem ông là anh hùng, Ruby vẫn bị buộc tội giết người cấp độ 1
Tác giả Robert Jackson đã chụp bức ảnh bằng máy Nikon S3.

18. Guerillero Heroico (1969)

Chụp bởi Alberto Korda sử dụng máy ảnh Leica M2

“Guerrillero Heroico” (Chiến binh du kích anh hùng) là một bức ảnh mang tính biểu tượng của nhà cách mạng Mác-xít Che Guevara. Bức ảnh này được chụp vào ngày 5/3/1960, tại Havana, Cuba, tại một lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ nổ La Cououst bởi nhiếp ảnh gia Alberto Korda.  Nhiếp ảnh gia Korda đã chụp bằng máy Leica M2.

19. Tokyo Stabbing (1960)

Chụp bởi Yasushi Nagao sử dụng máy ảnh Speed Graphic

Vào ngày 12/10/1960, chính trị gia Nhật Bản Inejiro Asanuma đã bị ám sát bởi Otoya Yamaguchi, 17 tuổi, một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong một cuộc tranh luận chính trị trên truyền hình cho cuộc bầu cử sắp tới cho Hạ viện.  Yamaguchi đã lao lên sân khấu và dùng thanh kiếm chém qua xương sườn trái của Asanuma, vết chém đã giết chết nạn nhân.
Công ty truyền hình NHK của Nhật Bản đã ghi lại toàn bộ diễn biến và truyền tải sau đó với đoạn băng ám sát Asanuma trình chiếu nhiều lần cho hàng triệu người xem.
Bức ảnh ám sát Asanuma của nhiếp ảnh gia Yasushi Nagao chụp bằng máy ảnh Speed Graphic đã giành cả hai Giải thưởng Pulitzer và Ảnh báo chí thế giới của năm. 

20. The Soiling Of Old Glory (1976)

Chụp bởi Stanley Forman sử dụng máy ảnh Nikon F

The “Soiling of Old Glory” là một bức ảnh giành giải Pulitzer được chụp bởi Stanley Forman trong cuộc khủng hoảng xe buýt ở Boston. Nó mô tả một thiếu niên da trắng – Joseph Rakes tấn công một người đàn ông da đen – luật sư và nhà hoạt động dân quyền Ted Landsmark với cột cờ lá cờ Mỹ. Forman chụp bức ảnh vào ngày 5/4/1976 bằng chiếc máy ảnh NikonF.

30

Tạp chí phái mạnh ELLE Man

Bài: Thiên An (Nguồn tham khảo và hình ảnh: boredpanda.com)

No more