Một loạt các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature tuần trước đã tiết lộ những khám phá mới về cách mà bầu khí quyển của sao Mộc hoạt động và các cơn bão tố xảy ra tại hành tinh này. Cụ thể, một trong những nghiên cứu đã mô tả chi tiết về bản chất của các cơn lốc xoáy đang quay trong các đám mây của sao Mộc phía Bắc và phía Nam.
Theo nghiên cứu mới này, bằng cách sử dụng dữ liệu từ thăm dò tàu thăm dò Juno gần sao Mộc do NASA phóng lên ở cực Bắc của hành tinh này, một cơn lốc xoáy lớn đã được hình thành bao quanh bởi tám dòng lốc xoáy. Đồng thời ở cực Nam, một cơn lốc cực lớn được bao quanh bởi 5 cơn lốc xoáy.
Alberto Adriani, nhà nghiên cứu về cơn bão này, cho biết: “Trước khi Juno được phóng đến đây, chúng ta không biết thời tiết của sao Mộc như thế nào. Giờ đây, chúng ta đã có thể quan sát thời tiết cực Bắc.”
“Mỗi một trong số tám cơn lốc xoáy của cơn bão ở phía Bắc có khoảng cách có thể nuốt chửng cả nước Ý – và những cơn xoáy ở cực Nam thậm chí còn lớn hơn. Chúng có những cơn gió mạnh có thể lên tới tốc độ 220 mph (350 km / h), cuối cùng, và có lẽ đáng chú ý nhất, chúng rất gần nhau và luôn vận động bền bỉ”.
Các cơn bão của sao Mộc không chỉ nguy hiểm mà còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể giải đáp. Ví dụ như, động lực hình thành của các cơn bão ở phía Nam và cực Bắc của thế giới là gì?
Các nhà khoa học không chắc chắn về cách chúng hình thành và cách chúng tồn tại. Ngoài ra, tại sao những cơn bão của sao Mộc tuy hoạt động rất gần nhau nhưng lại không hợp nhất với nhau? Một điều kỳ quặc rằng các cơn lốc xoáy ở cực Bắc và cực Nam của sao Mộc đều không giống nhau.
Một cơn bão được xem là nhỏ nằm ở cực Bắc mang tên Little Red Spot 1 với phạm vi lên đến 3.700 dặm, xấp xỉ khoảng cách từ California đến New York. Quả là, một cơn bão “nhỏ”!
—
Lược dịch: Huy Anh (Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, nguồn tham khảo: Mashable)