Lương Mạnh Hải: Làm sao để học cách nói chuyện thu hút?

22/04/2013, 14:11 PM

Hồi còn đi học, tôi nhớ bò nội tôi cứ dặn đi dặn lại: “Nhớ uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Còn bây giờ, khi đã là người của công chúng tôi nghiệm ra rằng: “Uốn lưỡi 70 lần vẫn còn chưa nên… nói”.

Diễn viên Lương Mạnh Hải nói về cách nói chuyện thu hút
Lương Mạnh Hải: “Nói hớ hênh thì người ta gật gù có vẻ mình thật thà, nói khôn khéo thì mang tiếng giả dối, nói sắc sảo thì bị tiếng chua ngoa, nói tự tin quá thì bảo kiêu căng, nói an toàn thì ôi thôi đích thị đứa nhạt nhẽo.”

 

Tôi nhớ có đọc một bài phóng sự viết về một “làng nói tức” ở Bắc Ninh. Đại khái là kiểu ăn nói “hỏi xoáy đáp xoay” ở cái làng này là cả một nghệ thuật mang tính truyền thống. Những cao thủ nói tức chỉ nói những lời nhẹ tựa lông hồng, mặt khoan thai điềm tĩnh mà khiến người nghe cứ sôi máu điên tiết nhưng vẫn không trách được. Đọc xong bài ấy, tôi chỉ muốn thu xếp thời gian đi ngay về cái làng ấy “tầm sư học đạo” để được học về cách nói chuyện thu hút, để những bài phỏng vấn của mình bớt phần nhạt nhẽo mà lại tăng tính giải trí dạng gây sốc đỉnh cao, đúng tiêu chí ăn khách của truyền thông bây giờ.

Nói hớ hênh thì người ta gật gù có vẻ mình thật thà, nói khôn khéo thì mang tiếng giả dối, nói sắc sảo thì bị tiếng chua ngoa, nói tự tin quá thì bảo kiêu căng, nói an toàn thì ôi thôi đích thị đứa nhạt nhẽo. Xét một cách toàn diện thì chuyện ăn nói của dân nghệ sĩ không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin mà còn phải mang tính giải trí. Ôi chao cái nghề gì mà kỳ lạ!!! Vừa phải nói thật, nói chân thành, nói khiêm tốn, nói duyên dáng dí dỏm mà vẫn phải bộc lộ phông nền văn hóa phong phú, sâu rộng, uyên bác! Khổ nhất là mỗi khi bực mình, tôi hay nâng giọng lên cao mấy tông, thế là bị bạn thân phê bình một cách nghiêm túc: “Tại sao lại cao giọng thế?”. Ngẫm nghĩ lại mới thấy tiếc cái thời mình thích nói gì thì nói chẳng bị ai soi, giờ thì có tận mắt thấy anh phục vụ lau tay vào quần rồi bưng đồ ăn lên cũng phải coi như “gió thoảng mây trôi”.

Nhiều khi đọc báo cứ thấy dân tình ném đá một cách điên cuồng vào một hay một vài phát ngôn của nhân vật nào đấy thì tôi cũng lại giật mình thon thót vì chẳng biết thế nào là giới hạn của sự thật, của quyền được nói và quyền của sự tò mò, soi mói và quyền bình phẩm. Nhỡ đâu lần sau lại chả tới lượt mình!!! Công chúng vẫn thích, thậm chí sung sướng và hả hê khi biết được những chuyện hậu trường giật gân, chuyện đời tư lâm ly bi đát nhưng rồi vẫn cứ click vào phần comment ngay phía dưới để nhắn nhủ như một đấng bề trên đầy chính chuyên và cao đạo rằng: “Ôi tụi nghệ sĩ rẻ tiền, ít học quá, ai lại vạch áo cho người xem lưng!”.

Trong showbiz, chuyện lời ăn tiếng nói đúng là rất vô vàn, có khi nâng một người lên thành sao, có khi lại giết chết cả một sự nghiệp. Bên cạnh “mặc phản cảm”, năm qua song hành với nó là từ khóa “nói hớ hênh”, với rất nhiều vụ “nhằm thẳng quân thù mà bắn” (tức là chĩa mũi dùi vào người khác). Thêm một kênh nguy hiểm không kém nữa là mạng xã hội – Facebook. Chỉ cần vài dòng status ngắn ngủi của chủ nhân là đã có thể làm “bùng nổ” dư luận và bị nhào nặn ngay thành một scandal hấp dẫn nhiều kỳ. Đến khi “đám cháy lớn” bùng lên thì người ta thở hắt ra mệt mỏi, chán chường đầy trách móc: “Facebook là chốn riêng tư, chứ đâu phải chốn công cộng”!?!

Tôi thần tượng hai người phụ nữ trong showbiz – hai sư phụ về chuyện ăn nói, và lấy đó làm tấm gương nhưng học mãi mà vẫn chưa đạt được trình độ tuyệt kỹ ấy. Nghe được rất nhiều chi tiết trong những câu chuyện họ kể nhưng thực chất toàn những chuyện mua vui, không hại ai. Họ nói hay đến nỗi công chúng cứ há hốc, ngẩn ngơ mỗi khi họ cất lời, để rồi buông một câu: “Khiếp, khôn khéo thấy sợ!”. Kể cũng lạ, sống ở đời tại sao lại cứ muốn trở thành người dại. Không phải cứ muốn là trở thành người khôn được đâu! Tôi bây giờ đúc kết được một chân lý để có cách nói chuyện thu hút: người khôn nên nói cái gì cần “lộ” nhưng đừng để thấy “hàng”. Có 100 kiểu nói dối tại sao lại chỉ có 1 cách nói thật?

Không biết sau bài này, tôi có bị ném đá không đây?

Bài: Lương Mạnh Hải

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Review ‘Creed 3’: Góc khuất nghiệt ngã của cựu vô địch đấm bốc thế giới Review ‘Creed 3’: Góc khuất nghiệt ngã của cựu vô địch đấm bốc thế giới
Với diễn xuất chân thật và cốt truyện giàu ý nghĩa, “Creed 3” tiếp tục chinh phục khán giả, nối tiếp thành công cho series nổi...
Bói tarot tháng 4: Công việc của bạn biến chuyển thế nào? Bói tarot tháng 4: Công việc của bạn biến chuyển thế nào?
Công việc tháng mới của bạn liệu đã đi vào quỹ đạo hay còn nhiều thay đổi? Cùng tìm câu trả lời qua bói bài tarot trong bài...
Vì sao “The Last of Us” gây sốt toàn cầu? Vì sao “The Last of Us” gây sốt toàn cầu?
Trở thành series truyền hình ấn tượng nhất năm 2023 khi mới ra mắt, "The Last of Us" được xem là một tác phẩm thành công nhất...
Khám phá con người thật của bạn qua trắc nghiệm hình học Khám phá con người thật của bạn qua trắc nghiệm hình học
Những biểu tượng hình học gần gũi như hình tròn, tam giác,... tưởng chừng vô nghĩa, nhưng nó lại có thể nói lên con người thật...
Review "Cocaine Bear": Câu chuyện về chú gấu "phê pha" gây sốt Review "Cocaine Bear": Câu chuyện về chú gấu "phê pha" gây sốt
Dù chọn đề tài ma túy nhưng “Cocaine Bear” lại không quá nghiêm trọng mà hài hước, mang đến cho người xem nhiều tiếng cười...
Điểm yếu của 12 cung hoàng đạo và cách khắc phục chúng Điểm yếu của 12 cung hoàng đạo và cách khắc phục chúng
Đã bao giờ bạn tò mò về khả năng nói chung của bản thân hay những điểm thiếu sót cần thay đổi chưa? Hãy thử tìm hiểu điều này...
Review “65: Trận chiến thời tiền sử”: Hấp dẫn và thú vị! Review “65: Trận chiến thời tiền sử”: Hấp dẫn và thú vị!
“65” (tựa Việt: Trận chiến thời tiền sử) là tác phẩm do hai đạo diễn kiêm biên kịch Scott Beck và Bryan Woods hợp tác. Bộ phim...
Review “Shazam 2”: Liệu bom tấn của DC có đủ hấp dẫn? Review “Shazam 2”: Liệu bom tấn của DC có đủ hấp dẫn?
Phát súng đầu tiên của nhà DC đem tới trải nghiệm thuần giải trí cùng âm thanh vượt trội. Song, "Shazam 2" có kịch bản đơn...
Review "Khóa chặt cửa nào Suzume": Sức hút từ thương hiệu Phù thủy nỗi buồn Review "Khóa chặt cửa nào Suzume": Sức hút từ thương hiệu Phù thủy nỗi buồn
Mượn câu chuyện giải cứu nhân loại, bộ phim mới nhất của Makoto Shinkai “Khóa chặt cửa nào Suzume” (Suzume no Tojimari) là bức...