Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 6: Puma

16/08/2018, 15:00 PM

Khi nhắc đến thời trang, ngoài những thiết kế tiêu biểu thì những logo thương hiệu là thứ hằn in sâu đậm trong tâm trí của bất cứ ai. Mỗi logo thương hiệu có những câu chuyện riêng đằng sau đó, và bạn đã thật sự hiểu về chúng? Trong phần 6 này, hãy cùng ELLE Man tìm hiểu về ý nghĩa và lịch sự đằng sau logo thương hiệu Puma!

Cácbạn đã bao giờ cảm thấy tò mò về ý nghĩa đằng sau logo và tên gọi của Puma, một trong những thương hiệu thời trang thể thao hàng đầu thế giới hiệu nay? Không chỉ sở hữubề dày lịch sử thú vị xoay hình hình ảnh logo, tên gọi của Puma cũng thật đặc biệt khi có nguồn gốc nhiều duyên nợ với adidas. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu về lịch sử ra đời của tên gọi và logo thương hiệu này nhé!

logo thuong hieu puma - elle man 1
(Ảnh: PUMA)

Nhà sáng lập ra Puma, Rudolf Dassler hay còn được biết với cái tên Ruda, chính là anh trai của “cha đẻ” adidas – Adolf Dassler. Trước khi tách ra làm hai thương hiệu riêng biệt, hai anh em nhà Dassler đã sở hữu chung thương hiệu giày thể thao Dassler Brothers Shot Factory. Thương hiệu này bắt đầu nổi tiếng vào năm 1923 khi các vận động viên dành huy chương Olympics sử dụng những đôi giày của hãng.

logo-thuong-hieu-puma-elle-man-9
(Ảnh: SoJones)

Tuy nhiên, hai anh em đã ngừng làm việc cùng nhau khi xảy ra tranh cãi về quan điểm chính trị vào thời đại của nhà độc tài Adoft Hitler, Adoft Dassler quyết định rời bỏ khỏi Nazi (Đảng Quốc Xã Đức) trong khi Rudolf Dassler lựa chọn ở lại. Đây chính là khi Ruda xác định lập nghiệp một lần nữa.

Vào năm 1948, Rudolf Dassler đã thành lập thương hiệu thể thao mang chính tên của mình – Ruda. Sau đó tên gọi thương hiệu của Ruda được thay bằng Puma.

logo thuong hieu puma - elle man 2
Chú báo sư tử Puma.(Ảnh: NWF)

Puma có nghĩa là báo sư tử. Ruda đã lựa chọn tên cái tên nàynhằm truyền tải ý nghĩa củatốc độ nhanh nhẹnvà sức khỏe vô biên của loài động vật này. Với khả năng săn mồi tích cực hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm với khả năng bật nhảy ấn tượng đến hơn 5 mét, loài báo sư tử này được mệnh danh lànhữngquái thú săn mồi. Từ ý nghĩa đó, logo thương hiệu đầu tiên của Puma ra đời với hình vẽmột chú báo sư tử đang nhảy qua chữ D (chữ cái đầu tiên của họ Dassler) nằm trong hai hình lục giác, xung quanh là những dòngchữ“Rodoft Dassler” và “schufabrik” (có nghĩa là xưởng giày).

logo thuong hieu puma - elle man 3
(Ảnh: PUMA)

Vào năm 1957, Rudolf đã đổi logo sang một phiên bảntốigiản hơn và có phông chữ sans serif dàydặn hơntrước, phông chữ của phiên bản logo này có khá nhiều điểm chung với logo thương hiệu hiện tại.

logo thuong hieu puma - elle man 4
(Ảnh: PUMA)

Sau đó một năm (1958), Puma chính thức đăng ký bản quyền cho vạch formstrip của mình. Hình dáng của formstrip được thiết kế ra ban đầu với mục đích giúp ổn định và gia cố sự thăng bằng cho đôi chân khi di chuyển. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, vạch formstripe không chỉ mang công năng vận động mà trở thành chi tiết định danh cho hình ảnh Puma bên cạnh logo thương hiệu.

logo thuong hieu puma - elle man 5
(Ảnh: PUMA)

Danh tiếng của Puma bắt đầuvang xa hơnkhi các sản phẩm của hãng được các vận động viên nổi tiếng lựa chọn và tin dùng. Vào năm 1967, ngoài những phục trang vận động và giày thể thao, Puma bắt đầu sản xuất quần áo thời trang để bắt kịp các xu hướng. Sau đó, Puma lại tung ra thêm một logo thương hiệu mới, logo lần này được thiết kế bởi họa sĩ hoạt hình đến từ Nuremberg, Lutz Backes.

logo thuong hieu puma - elle man 6
(Ảnh: PUMA/Lutz Backes)

Lutz Backes là một người theo đuổi sự tối giản trong nghệ thuật và đã áp dụng phong cách này vào logo thương hiệu mới của Puma, đây cũng chính là phiên bản mang hình dáng gần giống nhất với logo hiện nay. Backes được đề nghị trả một cent chomỗimón đồ Pumađược in logo được bán ra, nhưng ông đã từ chối và yêu cầu mức giá 600 marks (tương đương 356 $) cho logo thương hiệu này.

logo thuong hieu puma - elle man 7
(Ảnh: PUMA)

Dần dần, số lượng những vận động viên đoạt huy chương Olympics diệnphục trangPuma ngày càng gia tăng, lúc nãy hãng đã nghĩ rằng họ cần một logo thương hiệu nổi bật và mạnh mẽ hơn. Đây chính là khi logo thương hiệu với tựa “No.1” đã được ra đời – logo thương hiệu với chữ Puma viết hoa, in đậm cùng chú báo sư tử được tô đen trên góc phải. Logo thương hiệu này được Puma sử dụng trên các sản phẩm cho đến tận ngày nay.

Xem thêm:

Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 1: Nike

Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 3: Off-White

Bài: Elena (Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man; tham khảo: fineprintart; wiki; puma catch-up)

 

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Review ‘Creed 3’: Góc khuất nghiệt ngã của cựu vô địch đấm bốc thế giới Review ‘Creed 3’: Góc khuất nghiệt ngã của cựu vô địch đấm bốc thế giới
Với diễn xuất chân thật và cốt truyện giàu ý nghĩa, “Creed 3” tiếp tục chinh phục khán giả, nối tiếp thành công cho series nổi...
Bói tarot tháng 4: Công việc của bạn biến chuyển thế nào? Bói tarot tháng 4: Công việc của bạn biến chuyển thế nào?
Công việc tháng mới của bạn liệu đã đi vào quỹ đạo hay còn nhiều thay đổi? Cùng tìm câu trả lời qua bói bài tarot trong bài...
Vì sao “The Last of Us” gây sốt toàn cầu? Vì sao “The Last of Us” gây sốt toàn cầu?
Trở thành series truyền hình ấn tượng nhất năm 2023 khi mới ra mắt, "The Last of Us" được xem là một tác phẩm thành công nhất...
Khám phá con người thật của bạn qua trắc nghiệm hình học Khám phá con người thật của bạn qua trắc nghiệm hình học
Những biểu tượng hình học gần gũi như hình tròn, tam giác,... tưởng chừng vô nghĩa, nhưng nó lại có thể nói lên con người thật...
Review "Cocaine Bear": Câu chuyện về chú gấu "phê pha" gây sốt Review "Cocaine Bear": Câu chuyện về chú gấu "phê pha" gây sốt
Dù chọn đề tài ma túy nhưng “Cocaine Bear” lại không quá nghiêm trọng mà hài hước, mang đến cho người xem nhiều tiếng cười...
Điểm yếu của 12 cung hoàng đạo và cách khắc phục chúng Điểm yếu của 12 cung hoàng đạo và cách khắc phục chúng
Đã bao giờ bạn tò mò về khả năng nói chung của bản thân hay những điểm thiếu sót cần thay đổi chưa? Hãy thử tìm hiểu điều này...
Review “65: Trận chiến thời tiền sử”: Hấp dẫn và thú vị! Review “65: Trận chiến thời tiền sử”: Hấp dẫn và thú vị!
“65” (tựa Việt: Trận chiến thời tiền sử) là tác phẩm do hai đạo diễn kiêm biên kịch Scott Beck và Bryan Woods hợp tác. Bộ phim...
Review “Shazam 2”: Liệu bom tấn của DC có đủ hấp dẫn? Review “Shazam 2”: Liệu bom tấn của DC có đủ hấp dẫn?
Phát súng đầu tiên của nhà DC đem tới trải nghiệm thuần giải trí cùng âm thanh vượt trội. Song, "Shazam 2" có kịch bản đơn...
Review "Khóa chặt cửa nào Suzume": Sức hút từ thương hiệu Phù thủy nỗi buồn Review "Khóa chặt cửa nào Suzume": Sức hút từ thương hiệu Phù thủy nỗi buồn
Mượn câu chuyện giải cứu nhân loại, bộ phim mới nhất của Makoto Shinkai “Khóa chặt cửa nào Suzume” (Suzume no Tojimari) là bức...