Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 35: Triumph

Bài ELLE Team

Dù bạn là người nhập môn hay đã là một tay chơi moto lão làng, thì cái tên Triumph chắc chắn sẽ gợi lên nhiều ham muốn. 

Với tuổi đời hơn 100 năm, Triumph đã trải qua một quãng đường dài đầy chông gai để chinh phục từ thị trường châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Ngày nay, thật khó để bàn luận về những “quái thú” phân khối lớn mà không nhắc đến cái tên Triumph. Thương hiệu Triumph hiện cũng đang sở hữu mẫu xe thương mại có dung tích xy-lanh lớn nhất thế giới. Hãy cùng ELLE Man tìm hiểu về lịch sử thăng trầm cũng như ý nghĩa đằng sau logo thương hiệu Triumph – một trong những “đàn anh” của sân chơi phân khối lớn.

Những thập kỷ đầu tiên và quá trình trở thành thương hiệu moto lớn nhất nước Anh

Năm 1984, người đàn ông trẻ Siegfried Bettmann đã di cư từ Đức đến Anh Quốc để thực hiện ước mơ kinh doanh của mình. Ban đầu, Siegfried đã dùng số tài sản mình mang theo để mở nên một công ty chuyên nhập khẩu xe từ các nước khác. Nhưng được sự khuyến khích của cộng sự, ông bắt đầu thử dấn thân vào lĩnh vực sản xuất moto, ở thời điểm đó vốn dĩ còn thô sơ. Đây là thời điểm ra đời của thương hiệu Triumph Engineer. 

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle

Và kết quả là năm 1902, chiếc xe đầu tiên của hãng Triumph ra đời. Nhưng năm 1905 mới thực sự là cột mốc lịch sử của Triumph khi họ tự sản xuất ra một chiếc xe máy hoàn toàn của riêng mình mà không cần bất cứ nguồn lực hay gia công bên ngoài nào. Và chỉ mất chưa tới 10 năm để những sản phẩm của Triumph chiếm lĩnh thị trường Anh quốc. Đến giữa thập niên 20s và trong chiến tranh thế giới thứ I, Triumph đã trở thành hãng sản xuất và phân phối xe đóng vai trò quan trọng, không chỉ cho nước Anh và các nược quân Đồng Minh, với lượng bán ra 30.000 chiếc xe mỗi năm. Mẫu xe Model H Roadster của Triumph còn khiến hãng được dành tặng cho biệt danh “Trusty Triumph”

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-12

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-20
Dòng xe Triumph Tiger 100. Nguồn: Classic Britíh Motorcycle
logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-14
Dòng xe Triumph Speed Twin 1939. Nguồn: Classic Britíh Motorcycle

Năm 1930, một vài lục đục nội bộ diễn ra khiến Triumph bị chia thành 2 mảng, một phần sản xuất oto và phần còn lại vẫn tiếp tục sản xuất moto. Tuy nhiên, sau đó, nhánh sản xuất oto vận hành không suôn sẻ và đi đến kết cục đóng cửa.

Trong thế chiến thứ 2, nhờ những cú hít mà Triumph đã tạo ra trước đó nên trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các hãng xe đều phải ngừng sản xuất thì Triumph ngược lại, họ sản xuất nhiều xe để phục vụ các nước đồng minh. Năm 1937, Edward Tuner hoàn thành mẫu xe đặt nền móng cho hàng loạt sản phẩm của Triumph sau này – Triumph Speed Twin. Năm 1939, mẫu xe signature của hãng, Triumph Tiger 100 500cc ra đời.

Những năm hậu thế chiến và quá trình Mỹ tiến

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-18
Nguồn: Motorcycle Histỏy

Thử thách ập đến với Triumph khi thế chiến thứ 2 kết thúc, nhà máy sản xuất chính của hãng ở Coventry bị phá huỷ năm 1942. 

Sau khi xây dựng lại nhà xưởng cũng là giai đoạn chinh phục thị trường Mỹ của Triumph khởi động. Nắm bắt được nhu cầu thị trường Mỹ cần những mẫu xe thuận tiện cho những chuyến đi đường dài, ông chủ Bettman quyết định sản xuất phiên bản 650cc của dòng xe Triumph Speed Twin, với tên gọi Thunderbird. Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến 1970, dòng xe Triumph Thunderbird giữ vững danh hiệu mẫu xe có tốc độ cao nhất thị trường. Thương hiệu Triumph chính thức được công nhận trên toàn nước Mỹ khi Marlon Brando chạy mẫu xe 1950 Thunderbird 6T trong bộ phim The Wild One.

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-25
Quảng cáo Mỹ tiên của Triumph. Nguồn: Bikers Brew

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-19

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-28
Marlon Brando với Triumph 6T Thunderbird trong phim The Wild One

Năm 1951, dưới sự cạnh tranh gây gắt của nhiều hãng xe lớn, Triumph lúc này thất thế và bị mua lại bởi đối thủ lớn nhất là hãng BSA và trở thành một thành viên của BSA Group. Tiếp theo đó, năm 1959 đánh dấu sự ra mắt của dòng xe nổi tiếng Triumph Bonneville, vốn dĩ được sản xuất dựa trên nền tảng Triumph Tiger 100. Đến tận ngày nay, Triumph Bonneville vẫn là dòng xe được tiêu thụ hàng đầu của Triumph.

Ý

Khủng hoảng, sang nhượng và Triumph ngày nay

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-30
Steve McQueen với mẫu xe Triumph Bonnevielle 650

Những năm 60s, tình hình kinh doanh của thương hiệu Triumph có phần chững lại do thị trường đã bão hoà. Năm 1970s, Tập đoàn BSA Group chính thức phá sản, thương hiệu Triumph bị bán lại cho Norton-Villiers Motorcycle. Thập niên 70 đánh dấu sự ra đời của nhiều dòng xe Triumph như Triumph Bandit 350 và Trident 750 phân khối. Vào năm 1983, Triumph Engineering chính thức phá sản, chuyển sang kinh doanh lĩnh vực giao nhận hàng hoá.

Doanh nhân John Bloor mua lại thương hiệu Triumph, thành lập doanh nghiệp Triumph Motorcycle (Hinckley) Ltd, Ở giai đoạn này, đích thân Bloor đã sang Nhật để học hỏi công nghệ mới từ các tập đoàn sản xuất moto của nước này, với quyết tâm không những gầy dựng lại những giá trị cổ điển của Triumph, mà còn chinh phục những phân khúc khác trong ngành công nghiệp sản xuất xe phân khối lớn.

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-6
Bên trong xưởng sản xuất của Triumph năm 1967. Nguồn: Classic British Motorbike

Nỗ lực được đền đáp bằng sự khôi phục và giành lại vị trí thống lĩnh thị trường của Triumph. Triumph là một trong những hãng xe hiếm hoi có được sự giao hoà giữa động cơ Twin của châu Âu – châu Mỹ và động cơ 4 thì công nghệ Nhật Bản. Liên tiếp những Thunderbird 900 (năm 1994), Thunderbird 1600cc, 1700cc và quái thú Triumph Rocket 2294cc (năm 2004) gây những tiếng vang trên thị trường. 

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-31
Triumph Rocket 3 2005. Nguồn: Triumph

Triumph Rocket II đánh bại mọi kỷ lục ở thời điểm ra mắt, là dòng xe có phân khối lớn nhất và tốc độ cao nhất thị trường. Cho đến nay, đã 16 năm trôi qua, danh hiệu tốc độ nhanh nhất đã bị nhiều dòng xe E-motorcycles vượt mặt, nhưng Triumph Rocket II vẫn là dòng xe dung tích xi lanh lớn nhất trên thị trường.

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-33
Những mẫu xe Triumph ngày nay

Năm 2020, Triumph tái sản xuất 3 phiên bản mới của Triumph Rocket III. Chỉ trong thập niên 10s, Triumph đã cho ra mắt hàng loạt dòng xe mới chất lượng Street Triple, Speed Triple, Bobber Black, Speedmaster, and Tiger 800 and 1200 adventure models.

Triumph có một lượng người hâm mộ trung thành của những tay đua mô tô ở quê nhà của họ, Vương quốc Anh. Tuy nhiên, trong thực tế, ước tính 85% xe máy họ sản xuất hiện đang được bán ở nước ngoài.

Lịch sử logo thương hiệu Triumph

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-1

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-41
Logo thương hiệu Triumph đầu tiên.

logo-thuong-hieu-triumph-elle-man-0
Quá trình thay đổi nhận diện thương hiệu của Triumph. Nguồn: Motorcycles Brand

Logo thương hiệu Triumph có lịch sử thay đổi khá thường xuyên. Ngoài logo thương hiệu đầu tiên và phiên bản logo năm 1922 với tinh thần thuần tuý classic, phần lớn logo còn lại của Triumph mạnh mẽ và nổi bật với font chữ rộng, nét dày và nét kéo dài của ký tự R. Logo mới nhất của Triumph từ năm 2013 có thêm biểu tượng cách điệu tam giác và đại lộ, với font trắng đen, đã gắn bó với nhận diện thương hiệu của hãng.

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-15 logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-16

logo-thuong-hieu-elle-man-triumph-motorcycle-21
Những mẫu quảng cáo cũ của Triumph
logo-thuong-hieu-triumph-elle-man-a
Cửa hàng và logo thương hiệu Triumph ngày nay
Ý

Tạp chí Phái mạnh ELLE Man

Bài: Hạnh Nguyên (Tham khảo: Motorcycles History, We Bike)

No more