Ngọc Khải: Nghệ thuật múa là lựa chọn duy nhất

14/07/2015, 10:54 AM

Không đến với nghề múa bằng lựa chọn của bản thân, từng phân vân rời bỏ thế giới khắc nghiệt, nhưng chính trong khoảnh khắc có nguy cơ bị buộc phải dừng nghiệp múa vĩnh viễn, diễn viên kiêm biên đạo múa Vũ Ngọc Khải đã không cho phép mình bỏ cuộc. ELLE gặp anh ngay trước đêm diễn Nón, sự kiện đánh dấu cho bước phát triển trong sự nghiệp của anh.

nghe thuat mua ngoc khai
“Dù có chọn lại từ đầu, vẫn sẽ chỉ là múa”

Chào anh Ngọc Khải, sao đến bây giờ anh mới làm một chương trình riêng?

Tôi theo đuổi nghệ thuật múa và đi học ở nước ngoài từ năm 2006. Thật ra suốt những năm học tập tôi vẫn đi về giữa hai nơi. Vào các tháng Hè tôi dành phần lớn thời gian ở Việt Nam. Đó là khoảng thời gian tôi có cơ hội tham gia các dự án tại Việt Nam cùng anh em trong nghề như: Chuyện kể những chiếc giày, Mộc, Sương Sớm, Tích Tắc. Tôi không đặt nặng phải tham gia chương trình chung hay làm dự án riêng. Mỗi chương trình đều mang đến những màu sắc khác nhau cho khán giả.

Khi được làm chung, yếu tố tuyệt vời là cho nhau và chia sẻ với nhau về ý tưởng. Mỗi tác giả mang đến một gam màu riêng, kết nối trong một thông điệp chung. Khi cá nhân làm chương trình độc lập sẽ tạo điểm nhấn khác hẳn. Điều này có lợi cho khán giả vì được tận hưởng nhiều xúc cảm và không gian nghệ thuật phong phú. Tùy vào thời điểm người nghệ sĩ bén duyên với các cơ hội tạo lập dự án riêng.

Tôi suy nghĩ về văn hóa đặc tính hồn Việt đã lâu, đặc biệt là chất liệu âm nhạc. Không dễ gì tìm được một tâm hồn say mê thể loại âm nhạc dân gian đương đại, sẵn sàng dấn thân thể nghiệm giao thoa với một thứ ngôn ngữ đương đại khác như múa của tôi.

Nghệ thuật múa, như anh từng tâm sự, không phải là lựa chọn của bản thân anh ngay từ đầu, nhìn lại quyết định này anh cảm thấy như thế nào?

Đúng là ba mẹ hướng tôi tới múa. Ban đầu tôi thấy chuyện này khá kỳ cục, rất khổ sở cho thằng con trai mới 12 tuổi còn thích chơi đùa, nghịch ngợm mà bị đưa vào luyện tập ở một môi trường khuôn khổ nhiều đòi hỏi khắc nghiệt như là múa ballet. Lúc đó một đứa trẻ như tôi không có nhiều sự lựa chọn.

Cũng tại quá nghịch ngợm và hiếu động nên ba mẹ mới phải chọn múa cho mình, cứ suy nghĩ đơn giản đây sẽ là môi trường tốt giúp mình rèn luyện tính kỷ luật, nề nếp, con người nguyên tắc. Lúc đó tôi rất buồn, nhưng cũng chưa kịp hiểu điều mình muốn nên đã vâng theo lời bố mẹ.

Mãi đến sau này, qua vài năm luyện tập mình mới nhận ra định hướng của ba mẹ rất phù hợp với tính cách của mình. Nó tạo nền tảng tốt là sự khuôn phép, hiểu giá trị của sự khổ luyện, đặc biệt nhược điểm hậu đậu, cẩu thả, đi đâu ngã đó, đi đâu là trầy xước, đổ bể của tôi đã được cải thiện rất nhiều.

Nghệ thuật múa như một người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi sinh hoạt và tổ chức cuộc sống, dạy tôi kiểm soát không gian, kiểm soát cơ thể. Nếu được quay lại lựa chọn lần nữa, tự tôi vẫn sẽ chọn múa.

Từng có lúc tôi ngồi xuống và hỏi bố về quyết định của ông hồi đó, bố rất vui nhưng chỉ cười và không nói gì. Tôi nghĩ việc mình đến với múa ở thời điểm còn chưa nhận thức đầy đủ là một may mắn. Thật biết ơn bố mẹ đã chủ động hướng tôi đến con đường này.

Diễn
nghe thuat mua dien vien mua ngoc khai
Bản thân tôi tự mình đặt nhiều câu hỏi: “Mình có sống được với nghề không? Rồi mình sẽ đi đâu về đâu?”

Liệu bố mẹ anh có từng sợ rằng lựa chọn ở thời điểm đó là một sai lầm?

Khi tôi bắt đầu bước đến với nghệ thuật múa, vào nghề, theo nghề tới nay, tôi biết bố mẹ mình chưa bao giờ hết lo lắng hay e sợ. Những năm 90, không ai quan tâm đến múa, tương lai của múa như thế nào cũng không ai biết. Người lớn ai cũng mang tư duy hướng con cái đến sự ổn định nhưng múa lại là nghề rất bấp bênh ở Việt Nam, đến giờ vẫn thế.

Cả khi tôi ra nước ngoài học, việc chuyển đổi chỗ làm liên tục cũng khiến bố mẹ không yên lòng. Chính bản tôi cũng có những thời điểm e ngại, phân vân và muốn bỏ nghề.

Đó là khoảng thời gian trước khi tốt nghiệp, một “cây cao bóng cả” gặp biến cố trong sự nghiệp, nó tác động đến tôi. Bản thân tôi phải tự mình đặt nhiều câu hỏi: “Nếu là mình thì sao? Mình có sống được với nghề không? Rồi mình sẽ đi đâu về đâu? Hồi ở châu Âu, tôi bị chấn thương nặng đến mức có thể không múa được nữa.

Chính lúc đó, tôi mới nhận ra đam mê mạnh mẽ của mình. Không cho phép mình bỏ cuộc, tôi tìm cách điều trị thể chất, trên hết là tự tôi cần điều trị tinh thần cho chính mình.

Rồi cứ thế mà đi theo múa đến bây giờ. Và suốt cuộc đời còn lại, tôi chỉ muốn gắn bó với nghệ thuật múa. Sau đó vì không muốn trở về chỉ làm ở một nơi ổn định, tôi lại tiếp tục thuyết phục bố mẹ về cách tôi cần trải nghiệm, cần va chạm thêm. Tôi quyết định rẽ hướng sang múa đương đại, một thể loại mở cần phạm vi học hỏi rất lớn.

Tại sao lại là múa đương đại?

Múa đương đại rất gần với đời sống thực tế, thôi thúc mình quan sát chuyển động của mỗi người, mỗi ngành nghề.

Nó là hơi thở của hiện tại, ngay cả quá khứ hay tương lai cũng chỉ được phản ánh bằng cảm nhận của con người ở hiện tại qua sự chuyển động của thời gian, không gian.

Sự chuyển động bên trong lẫn bên ngoài của con người liên tục tạo ra những thay đổi. Bạn khác biệt với người chung quanh, và khác với chính bạn qua mỗi thời khắc sống. Điểm lý thú của múa đương đại chính là mảnh đất sáng tạo nên những câu chuyện, nó chạm đến được các thể loại nhảy múa khác.

Đâu là nguồn năng lượng tạo nên cảm hứng sáng tạo và duy trì sức bền cho anh trong quá trình theo đuổi các dự án?

Suy nghĩ tích cực và làm việc theo kế hoạch. Đứng trên một sân khấu múa, bạn còn cần được tiếp sức bởi nguồn năng lượng từ ê-kíp, bạn diễn và người thân xung quanh.

Nguồn năng lực đặc biệt mà gần đây tôi nghiệm ra nữa đó là công việc giảng dạy. Tôi học được rất nhiều trong lúc dạy, rất dễ để trao đổi và truyền tải điều mình muốn nói với người cùng nghề.

Nhưng với những người từ nhiều ngành nghề khác nhau, xuất phát khác nhau mình sẽ phải truyền đạt như thế nào? Nó phải là ngôn ngữ chân thật, gần gũi, không chỉ chạm đến suy nghĩ mà còn là tâm hồn bên trong của người đối diện. Quá trình tìm kiếm thứ ngôn ngữ đó cũng là một dạng năng lượng thúc bách bạn phải chuyển động.

Cảm ơn và chúc anh thành công trong sự nghiệp múa.

Biên

 

Thực hiện: Ngô Hạ

CÓ THỂ BẠN THÍCH

Review ‘Creed 3’: Góc khuất nghiệt ngã của cựu vô địch đấm bốc thế giới Review ‘Creed 3’: Góc khuất nghiệt ngã của cựu vô địch đấm bốc thế giới
Với diễn xuất chân thật và cốt truyện giàu ý nghĩa, “Creed 3” tiếp tục chinh phục khán giả, nối tiếp thành công cho series nổi...
Bói tarot tháng 4: Công việc của bạn biến chuyển thế nào? Bói tarot tháng 4: Công việc của bạn biến chuyển thế nào?
Công việc tháng mới của bạn liệu đã đi vào quỹ đạo hay còn nhiều thay đổi? Cùng tìm câu trả lời qua bói bài tarot trong bài...
Vì sao “The Last of Us” gây sốt toàn cầu? Vì sao “The Last of Us” gây sốt toàn cầu?
Trở thành series truyền hình ấn tượng nhất năm 2023 khi mới ra mắt, "The Last of Us" được xem là một tác phẩm thành công nhất...
Khám phá con người thật của bạn qua trắc nghiệm hình học Khám phá con người thật của bạn qua trắc nghiệm hình học
Những biểu tượng hình học gần gũi như hình tròn, tam giác,... tưởng chừng vô nghĩa, nhưng nó lại có thể nói lên con người thật...
Review "Cocaine Bear": Câu chuyện về chú gấu "phê pha" gây sốt Review "Cocaine Bear": Câu chuyện về chú gấu "phê pha" gây sốt
Dù chọn đề tài ma túy nhưng “Cocaine Bear” lại không quá nghiêm trọng mà hài hước, mang đến cho người xem nhiều tiếng cười...
Điểm yếu của 12 cung hoàng đạo và cách khắc phục chúng Điểm yếu của 12 cung hoàng đạo và cách khắc phục chúng
Đã bao giờ bạn tò mò về khả năng nói chung của bản thân hay những điểm thiếu sót cần thay đổi chưa? Hãy thử tìm hiểu điều này...
Review “65: Trận chiến thời tiền sử”: Hấp dẫn và thú vị! Review “65: Trận chiến thời tiền sử”: Hấp dẫn và thú vị!
“65” (tựa Việt: Trận chiến thời tiền sử) là tác phẩm do hai đạo diễn kiêm biên kịch Scott Beck và Bryan Woods hợp tác. Bộ phim...
Review “Shazam 2”: Liệu bom tấn của DC có đủ hấp dẫn? Review “Shazam 2”: Liệu bom tấn của DC có đủ hấp dẫn?
Phát súng đầu tiên của nhà DC đem tới trải nghiệm thuần giải trí cùng âm thanh vượt trội. Song, "Shazam 2" có kịch bản đơn...
Review "Khóa chặt cửa nào Suzume": Sức hút từ thương hiệu Phù thủy nỗi buồn Review "Khóa chặt cửa nào Suzume": Sức hút từ thương hiệu Phù thủy nỗi buồn
Mượn câu chuyện giải cứu nhân loại, bộ phim mới nhất của Makoto Shinkai “Khóa chặt cửa nào Suzume” (Suzume no Tojimari) là bức...