Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Trương Quý

Bài Trúc Đoàn

Nhà văn Nguyễn Trương Quý là tác giả và đồng thời cũng là biên tập viên của cuốn sách Nhật Ký Chuyên Văn.
nha van truong quy
Nhà văn Trương Quý

Quá trình biên tập cuốn sách “Nhật ký chuyên văn” diễn ra như thế nào?

May mắn là tôi cũng là biên tập viên của NXB Trẻ nên khá quen thuộc với quy trình làm sách. Tuy vậy, việc biến những trang viết cá nhân, lại của một tập thể với hơn 26 giọng điệu thành tác phẩm liền mạch là rất vất vả. Có những điều lúc ấy chúng tôi viết chỉ cho nhau đọc, nên cũng phải biên tập chọn lấy những phần phù hợp để có mạch văn nhất quán. Chúng tôi phân nhau đánh máy lại, chọn các hình vẽ ngày xưa, viết thêm một số trang hồi ức về những sự kiện mà nhật ký chưa nhắc đến. Có thể nói đây là sản phẩm của những người U40 ướm mình vào chính họ thời 16-17 tuổi.

Đã 20 năm trôi qua, điều anh thấy thay đổi nhiều nhất so với giáo dục của thời đó là gì?

Tôi nghĩ là sự phân tán của nhiều mối quan tâm trong đời sống học trò. Bây giờ khi trò chuyện với các em học sinh trung học, cảm tưởng như thế giới tinh thần của các em lung linh hơn, nhiều màu sắc hơn, và cũng bị giằng co hơn. Các em bị cưỡng bức âm thanh, ánh sáng và màu sắc nhiều hơn từ các sản phẩm giải trí, việc học cũng không còn giản đơn như trước. Có cảm tưởng như các em rất vất vả trong việc diễn đạt tư duy của mình, cảm tưởng trong đầu các em là cả một bể thông tin thu nhận vào mà không biết bày tỏ ở đâu. Những cuốn nhật ký lớp như kiểu chúng tôi viết chung ngày xưa thực ra chính là một loại diễn đàn để xả stress và bày tỏ sự gắn bó thân tình với nhau, xa hơn là giúp cho việc học hỏi nhau không chỉ về việc học mà còn ứng xử trong cuộc sống.

Anh có nghĩ rằng cuốn sách sẽ khơi mào cho một trào lưu sách “nhật ký lớp” không?

Tôi không chắc lắm, vì các nhà làm sách phải tính đến khả năng thương mại và việc vượt ra khỏi khuôn khổ hay màu sắc sách kỷ yếu, lưu bút. Tôi mạnh dạn cùng các bạn mình làm cuốn sách này là vì nhìn thấy ở đấy một vật chứng cho một quãng thời gian đáng nhớ trong xã hội Việt Nam khi vừa mới mở cửa và làn gió cải cách giáo dục bắt đầu ảnh hưởng rõ nét.

Giới

xem thêm

No more