Review “Sisu: Già Gân Báo Thù”: Bom tấn thú vị không thể bỏ qua

Bài Tuan Anh

Phim hành động chiến tranh của Phần Lan - "Sisu: Già Gân Báo Thù" - do Jalmari Helander đạo diễn - được đánh giá là tàn bạo và chân thật, với những cảnh quay hấp dẫn và gay cấn.

Sisu: Già Gân Báo Thù lấy bối cảnh chiến tranh loạn lạc ở Phần Lan vào năm 1944, đưa khán giả vào hành trình cam go của ông lão Aatami Korpi (Jorma Tommila) đến ngân hàng sau khi tìm thấy một khối lượng lớn vàng. Nhưng trên đường đi, ông bị nhóm quân Đức Quốc Xã dẫn đầu bởi Bruno Helldorf (Aksel Hennie) đe dọa cướp mất tất cả. Mặc dù Aatami Korpi trông già yếu, nhưng ông ta là một huyền thoại sống, từng tiêu diệt hơn 300 lính đối địch một mình. Khi nhóm phát xít nhận ra rằng họ đã cướp nhầm người, một cuộc truy đuổi đẫm máu bắt đầu.

Review

Những phân cảnh quay ấn tượng của “Sisu: Già Gân Báo Thù”

Sisu: Già Gân Báo Thù mang đến cho khán giả những cảnh quay gay cấn và tàn bạo, khi Aatami Korpi đưa từng tên lính ác độc trở lại suối vàng một cách tàn nhẫn. Được chia thành nhiều chương nhỏ với thời lượng khoảng hơn 10 phút, phim dần dần đi vào cốt truyện bùng nổ và hấp dẫn. Các tình tiết dễ hiểu nhưng không kém phần ám ảnh tạo nên không khí khốc liệt của cuộc chiến tranh. 

Ngoài ra, yếu tố làm bật cái ác của chiến tranh được bộ phim đào sâu với những cảnh quay chân thực từ treo cổ những người vô tội, đốt cháy nhà cửa của dân lành cho đến giam giữ và bóc lột những phụ nữ trẻ làm nô lệ tình dục. Đồng thời, tác phẩm cũng ca ngợi tinh thần bất khuất, sự kiên cường và sự dũng cảm trong đối mặt với ác độc. Trong đó, nhân vật chính Aatami Korpi và những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục trở thành biểu tượng của sự chiến đấu không chịu khuất phục.

Ảnh: IMDb

Âm thanh, kỹ xảo chân thật

Âm thanh và kỹ xảo rất chân thực tạo ra sự thành công cho những màn trình diễn đẫm máu của Sisu: Già Gân Báo Thù. Tiếng súng đạn, bom mìn và những cú đấm “cực căng” được để “thô” nhất, tạo nên sự kịch tính trong từng phân cảnh. Bên cạnh đó, hiệu ứng cháy nổ, máu và xác người được thể hiện rõ nét và tự nhiên, tạo nên một trải nghiệm đầy kịch tính. Các cảnh quay đại cảnh hoành tráng cũng làm tăng thêm sự hoang tàn, đổ nát và tàn nhẫn của chiến tranh. 

Ngoài ra, phim còn ghi điểm bởi diễn xuất ấn tượng từ các diễn viên tên tuổi như Aksel Hennie hay Jack Doolan, tạo nên một trải nghiệm sống động trong phòng chiếu. Xuyên suốt bộ phim, các diễn viên đã mang đến cho khán giả những khoảnh khắc căng thẳng và xúc động khi họ được hòa mình vào cuộc chiến sinh tử qua những màn đấu súng, nổ mìn, đâm dao và hành động giết chóc tàn bạo. Trong đó, điểm nhấn đặc biệt thuộc về Jorma Tommila. Dù chỉ có 3-4 câu thoại trong suốt 91 phút phim, Jorma Tommila vẫn mang đến một thần thái ngút ngàn thông qua biểu cảm đa dạng và tự nhiên. Từ nét nhăn mặt, cái nhướng mày cho đến một nụ cười nhếch mép nhẹ, anh đã tạo nên sự gần gũi đặc biệt với nhân vật mà người xem không thể không chú ý.

Ảnh: IMDb

Sự căng thẳng làm nên sức hút của phim

Không lãng phí một giây nào cho những chi tiết cốt truyện không liên quan, cốt truyện Sisu: Già gân báo thù là một cỗ máy gọn gàng, được thiết kế chỉ để mang lại niềm vui khi thấy những người lính Đức Quốc Xã bị tàn sát dưới tay của một người anh hùng mang trong mình mối hận thù sâu sắc. Kết quả xảy ra là cuộc tắm máu cực độ điên cuồng, được dàn dựng một cách chuyên nghiệp khi cảnh Đức Quốc xã bị hành hạ, và chết đi rất xứng đáng. Vì thế, nếu bạn muốn dành hơn 90 phút để xem các phân cảnh bị bắn, bị đâm, bị nổ tung, cán qua và bị đánh bằng nhiều đồ vật theo cách bạo lực và đẫm máu nhất có thể, thì bộ phim chiến tranh này là ứng cử viên sáng giá cho bạn.

Ảnh: IMDb

Chính sự ngông cuồng, bạo lực ngày càng leo thang đã khiến Sisu: Già gân trả thù có một sức hút riêng, khác hẳn với những siêu phẩm vừa ra mắt cùng thời điểm. Tác phẩm đặt nhân vật vào thế phải đối đầu từ nguy hiểm này đến nguy hiểm khác, và điều duy nhất anh ta làm được là chống trả. Với quân lính, những toan tính, cuồng loạn của chúng cũng ngày càng gia tăng. Cả hai tạo nên sức ép lớn đến khán giả. Từ đó, thông điệp về sự sinh tồn, kiên trì và nhẫn nại được bộc lộ theo cách thức tàn bạo nhất.

Vào thời điểm ra mắt, Sisu: Già gân báo thù nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình và công chúng. Nhìn chung, không phải là một bộ phim dành cho những người yếu tim, cũng không phải dành cho những người săn lùng sự tinh tế hay coi thường sự tàn bạo. Đây là một bộ phim rất hoang dã trong ý tưởng và không nao núng trong quá trình thực hiện đến mức nó nhằm mục đích giới thiệu cho người xem một hương vị mới hơn là phù hợp với nhu cầu của họ.

5

__________

Bài: Quyen Pham

No more