Một buổi tối khoảng 6 năm trước, lúc gần nửa đêm, một góc làng nhạc Việt và phần lớn các “miền” khác xôn xao náo động bởi cái tin không biết từ đâu phát ra rằng cây saxophone được yêu thích nhất Việt Nam Trần Mạnh Tuấn đã… qua đời. Nhận lệnh phải điều tra ngay của một tờ báo, tôi gọi vào số máy của anh và chỉ nhận được những tiếng tút tút vô vọng, đành liều nhắn đại một cái tin “Anh gọi lại em gấp nhé!”. 15 phút sau, tôi nghe giọng nói quen thuộc: “Có chuyện gì thế?”. Tôi có may mắn chăng khi là người đầu tiên được Saxophone Trần Mạnh Tuấn xác nhận: “Anh vẫn sống!”?
Quen nhau được 10 năm, lần nào gặp nhau, câu chuyện muôn thuở vẫn chỉ xoay quanh cây saxophone, gần đây đề tài được mở rộng sang… chó. Cả đại gia đình Saxophone Trần Mạnh Tuấn đều có niềm say mê với tạo vật bốn chân đáng yêu này. Chị Hạnh Linh, vợ anh, kể mỗi khi chiếc xe của anh từ từ rẽ vào con đường nhỏ dẫn tới ngôi nhà của họ ở khu Thảo Điền, luôn có một đàn chó chờ sẵn, toàn là chó nhà hàng xóm hoặc chó hoang, vì chúng biết sẽ lại được… ăn ngon, được vuốt ve. Ngôi nhà với những đàn chó ấy là một trong nhiều minh chứng cho cuộc chiến quyết liệt của Trần Mạnh Tuấn và cả gia đình anh chống lại điều tưởng như là số mệnh. Hồi nhà mới khởi công, đúng lúc Trần Mạnh Tuấn ngã bệnh rất hiểm nghèo, từ họ hàng tới bạn bè đều hốt hoảng kêu dừng ngay việc xây nhà lại, “động mạch” rồi. Nhưng chị Hạnh Linh lúc ấy không biết chồng mình có qua được cơn bạo bệnh hay không nên càng quyết tâm hoàn thành căn nhà thật nhanh, “để anh Tuấn kịp được sống trong ngôi nhà đẹp mà anh ấy luôn mơ ước”. Mỗi lần nhắc lại chuyện này, mắt chị Linh lại ngấn nước. Câu chuyện về cuộc vượt thoát cái Chết của Trần Mạnh Tuấn đến nay nhiều người đã biết, báo chí đăng tin nhiều về cuộc phẫu thuật kỳ diệu đã đem anh trở lại cuộc đời, trên bìa một số album của anh có lời đề tặng trân trọng vị bác sĩ đã đem lại cho anh sự sống. Đó có lẽ là lần cãi mệnh lớn nhất trong đời anh.
Còn cãi lẻ tẻ thì… không kể hết. Và cãi ở đây liên quan tới cây kèn, tới tiếng kèn của anh. 8 năm trước, khi liều mình mở club nhạc jazz, nay đã là cái tên quen thuộc Sax&Art, điều đầu tiên Trần Mạnh Tuấn nhận được không phải là những động viên hứng thú mà là hàng loạt cú dội nước lạnh từ chính những anh em nghệ sĩ bạn bè thân hữu, kiểu “Để xem chú mày mở được mấy ngày!” hay “Tuấn mà nó làm được tui không làm người!”. Đến giờ thì một club như thế là chốn mơ ước của nhiều người máu me nghệ thuật muốn làm cái gì tương tự ở Sài Gòn khi mỗi tối khách Tây (là chính) khách Ta ra vô nườm nượp. Mới đây nhất, “ông vua nhạc sến” Chế Linh cũng ngất ngây khi lần đầu tiên đến đây, được nghe Trần Mạnh Tuấn biểu diễn lại bài hit của ông Thành phố buồn, tất nhiên là theo cách rất “Tuấn Sax”.
Có lẽ chính cái máu “cãi mệnh” sẵn trong người mà Trần Mạnh Tuấn có được vị trí đặc biệt ngày hôm nay. Giữa thời nhạc Việt thăng hoa huy hoàng hơn chục năm trước, lúc mà cả ca sĩ lẫn nhạc công chạy không hết show, kiếm tiền miệt mài, thì Tuấn lặng lẽ sang Mỹ chuẩn bị cho một tương lai lâu dài, tất nhiên không phải để trở thành… nghệ sĩ hải ngoại. Ngày đó, khi “cả làng” đang náo nức với những bài nhạc Việt đua nhau thành hit, Tuấn đã có đĩa nhạc jazz đầu tiên cùng với pianist Vũ Quang Trung và 2 ca sĩ lúc đó vẫn còn là triển vọng (nay đã là diva, divo hết cả) là Trần Thu Hà và Bằng Kiều. Cái đĩa được các fan đua nhau sưu tầm này ngày xưa “ế thấy thương” như lời Tuấn vẫn luôn tự trào. Nhưng chính cái đĩa “ế” ấy lại là bài học và mở đường để chẳng bao lâu Trần Mạnh Tuấn trở thành nghệ sĩ có doanh số bán đĩa lớn bậc nhất Việt Nam. Album Về quê của anh là kết quả của những cuộc “cãi mệnh” và cãi nhau với chính những đồng nghiệp thân thiết nhất, những người trực tiếp tham gia ghi âm nhưng vẫn luôn tự nhủ mình đang làm cho một… thằng khùng. Ngày ấy, dân chơi saxophone chỉ cần thổi lại các bài hit của Mỹ Tâm, Lam Trường là đã thắng lớn, đĩa bán được, đắt show, còn Trần Mạnh Tuấn dám chơi “trội”, lôi mấy bài rề rề quê mùa ra thổi lại. Ấy thế mà thắng giòn giã, cả chục năm nay rồi mà tháng nào cũng đem lại cho chủ nhân số tiền bán đĩa bằng tiền làm… một album ca nhạc bình thường. Rồi tiền ấy lại dùng để dưỡng những “đứa con” khó nuôi khác, kiểu Ru rừng, một cuộc chơi bất ngờ với những tác phẩm tự sáng tác có tầm cỡ, mang tinh thần world music không biên giới, chờ một ngày có cuộc đổi ngôi ngoạn mục.
Trong khi chờ đợi, kẻ cãi mệnh ấy vẫn rất biết dung hòa với “mệnh”. Vì thế mà saxophone Trần Mạnh Tuấn có cuộc sống khá phong lưu chỉ bằng tiếng kèn của mình. Anh có một cơ ngơi đáng mơ ước, một nơi biểu diễn cho riêng mình và anh em đồng sự, sở hữu một phòng thu vào loại hàng đầu Việt Nam. Album Về quê của anh là kết quả của những cuộc “cãi mệnh” và cãi nhau với chính những dồng nghiệp thân thiết nhất, những nguời trực tiếp tham gia ghi âm nhung vẫn luôn tự nhủ mình dang làm cho một… thằng khùng. Ngày ấy, dân chơi saxophone chỉ cần thổi lại các bài hit của Mỹ Tâm, Lam Truờng là dã thắng lớn, dia bán được, dắt show, còn Trần Mạnh Tuấn dám choi “trội”, lôi mấy bài rề rề quê mùa ra thổi lại. Ấy thế mà thắng giòn giã, cả chục năm nay rồi mà tháng nào cung dem lại cho chủ nhân số tiền bán dia bằng tiền làm… một album ca nhạc bình thuờng. Rồi tiền ấy lại dùng dể duỡng những “dứa con” khó nuôi khác, kiểu Ru rừng, một cuộc choi bất ngờ với những tác phẩm tự sáng tác có tầm cỡ, mang tinh thần world music không biên giới, chờ một ngày có cuộc dổi ngôi ngoạn mục. Trong khi chờ dợi, kẻ cãi mệnh ấy vẫn rất biết dung hòa với “mệnh”. Vì thế mà Trần Mạnh Tuấn có cuộc sống khá phong lưu chỉ bằng tiếng kèn của mình. Anh có một co ngoi dáng mo uớc, một noi biểu diễn cho riêng mình và anh em dồng sự, sở hữu một phòng thu vào loại hàng dầu Việt Nam, gia đình ấm êm, show thì luôn luôn… đắt. Năm tới, sau thời gian dài nuôi ý tưởng, Trần Mạnh Tuấn sẽ ra mắt dàn n Band 20 người, toàn dân “thiện chiến”.
Riêng tôi, sau chừng ấy năm quen anh, vẫn tiếc có nhiều dịp cho người ta thấy Trần Mạnh Tuấn năng… hát rất hay. Ai muốn biết, nghe thử đĩa A nhất của anh xem có tiếc như tôi không. Một gi loại hàng hiệu đấy!
Bài NGUYỄN MINH – Ảnh DAVID
ANTHONY – Sản xuất VÂN TRANG
Trang điểm TRẦN MINH TIẾN