The Big Short: Một lời cảnh tỉnh

Bài intern intern

The Big Short kể lại một cách hấp dẫn câu chuyện về thảm kịch kinh tế lớn nhất ập lên đầu nước Mỹ từ sau thời kỳ Đại Suy Thoái (Năm 1929) – Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
the big short - elle man 1
The Big Short kể lại một cách hấp dẫn câu chuyện về thảm kịch kinh tế lớn nhất ập lên đầu nước Mỹ từ sau thời kỳ Đại Suy thoái.

Câu chuyện trong The Big Short diễn ra dưới con mắt và trải nghiệm của một nhóm nhỏ những tay môi giới tự do lắm mưu nhiều kế. Họ tìm được cách trở thành những giám đốc ngân quỹ, cho phép họ nhận diện những bong bóng bất động sản đang bị thổi phồng. Qua đó kiếm được hàng tỉ đô nhờ vào việc đặt cược dựa trên bong bóng bất động sản (mà thường được gọi là “bán khống”).

Về cơ bản, Phố Wall trục lợi khi bong bóng bị thổi phồng còn những tay môi giới kia trục lợi khi bong bóng bị xẹp xuống.

Nhưng thật ra, nội dung phim The Big Short không chỉ có thế: Đó còn là về những đại gia ngân hàng lộn xộn, mất kiểm soát và thiếu sự quản lý chặt chẽ của chính quyền. Những tay giám đốc ngân hàng thì chơi lớn với tham vọng kiếm được hàng tỉ đô tiền lãi (Hơn 127 tỉ đô chỉ tính riêng Thành Phố New York trước cuộc khủng hoảng). Nhu cầu về những khoản cầm cố sinh lời cao và những khoản phát sinh từ những khoản cầm cố đó đã tạo ra một cơ cấu kinh tế như quả bom hẹn giờ chỉ chực chờ phát nổ.

The Big Short
Hệ thống tài chính nước Mỹ là miếng mồi ngon cho những kẻ cơ hội.

Hai yếu tố dẫn đến thành công ngoài mong đợi này: Thứ nhất, đơn giản hóa những thuật ngữ và những định nghĩa kinh tế phức tạp bằng tiếng Anh phổ thông, thứ hai là bộ phim được làm theo lối hài hước khiến khán giả đôi khi không nhịn cười được.

Bạn sẽ bật cười, vì những thứ khiến nền kinh tế chúng ta ra nông nổi nghe ra rất vô lý. Người ta nghĩ rằng giá nhà đất không bao giờ đi xuống. Ngân hàng lại sẵn sàng cho vay đối với những kẻ mà cả đời không thể trả lãi, thậm chí họ còn chẳng trả nổi khoản nợ thế chấp đầu tiên.

10

Trên thực tế, không khoản cho vay “ninja” (tức là, khoản cho vay bí hiểm) nào lại bình thường: Không thu nhập, không tài sản, không nghề ngỗng, không thành vấn đề. Họ (những kẻ đi vay) rộng rãi rót tiền và đúc lợi nhuận vào túi, dĩ nhiên. Những tay môi giới nhà đất làm giàu bằng cách đẩy những khoản cho vay thế chấp sang những người bán tống, còn những ông chủ Phố Wall ăn lớn nhờ vào việc chuyển khoản tiền thế chấp sang khoản tiền phát sinh. Khoản tiền vô giá trị và cuối cùng sẽ “nổ”. Châm ngòi cho thùng thuốc nổ này là mức xếp hạng AAA mà các tổ chức đánh giá đã mù quáng trao tặng (cho những ngân hàng) để bảo vệ vốn cổ phần của họ. Tất cả được khắc họa rõ nét trong phim.

the big short - elle man 2
Dàn sao trong phim.

Nỗi tức giận là phản ứng hợp lý khi xem phim, thậm chí đối với những người không nắm bắt tình hình kinh tế hiện tại. Những ngân hàng còn lớn mạnh hơn bao giờ hết. Michael Lewis, tác giả cuốn sách (cũng là nguyên tác), không hiểu vì sao mà những ngân hàng được thả rông. “Đáng lẽ họ nên đánh sập các ngân hàng mới phải.” Ông cũng không hiểu tại sao những ngân hàng được cấp vốn với tỉ lệ vốn rất thấp – 6 đến 7%, trong khi tỉ lệ phải từ 20% trở lên thì bọn họ mới hết cửa gây họa cho đất nước.

Adam McKay, đạo diễn phim, khi hỏi chuyện những người khác, đã thực sự sốc: “Họ không thể ngờ rằng hệ thống đã bị dàn xếp toàn diện. Và họ không thể ngờ rằng, chẳng ai đi tù”. Một câu hỏi cần câu trả lời: Tại sao không ai bị trừng phạt vì gây ra cuộc đổ vỡ tài chính lớn nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng từ năm 1929 khiến nền kinh tế trở nên tồi tệ nhất từ cuộc Đại Suy thoái của những năm 30 thế kỷ trước?

the big short - elle man 4
Dollar hay cuộc chơi của những ông lớn.

Nhưng điều đáng sợ nhất và khiến bạn giận dữ nhất vẫn là, bộ phim dựa trên nhân vật ngoài đời thật. Steve Carrell đã vào vai thành công tay giám độc ngân quỹ bán khống thành công quả bong bóng bất động sản lớn nhất lịch sử Mỹ. “Càng đi càng ớn lạnh. Một trong những khía cạnh rùng rợn nhất là những thẻ tiêu đề cuối phim, để bạn biết rằng cuộc khủng hoảng hoàn toàn có thể xảy ra lần nữa… Đây không phải chuyện viễn tưởng. Đây là chuyện mới xảy ra. Sợ thật”.

Nào, xem Big Short. Cười. Phẫn nộ. Nhập cuộc. Vì nếu để mặc các tay giám đốc, tái cơ cấu sẽ chết, nguy cơ trở lại, tội phạm kinh tế trỗi dậy và “nó” sẽ xảy ra lần nữa.

Bài viết: Tấn Phúc

No more